VÀI
GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 11/11/2024
1. Hôm qua có bác comment một câu về
quan hệ giữa ông Trump và tỉ phú Elon Musk, có câu đó là quan hệ giữa hai người
nhiều tiền.
Mà đúng thế thật, trước khi làm Tổng thống Hoa Kỳ, ông Trump là, hừm, đâu như tỉ
phú (đô-la) thì phải. Câu comment này làm cho tôi nhớ ra một chuyện: một số người
Việt (mà nghe đâu bộ phận không nhỏ) luôn tôn sùng những người nhiều tiền, cho
rằng cứ nhiều tiền là giỏi (cái này cũng đúng) và đáng ngưỡng mộ (kiểu như đức
cao vọng trọng).
Tôi
nhớ cách đây 7 năm rưỡi, chính ông Trump này ra lệnh bắn 59 quả tên lửa
Tomahawk tấn công quân đội Syria, vốn đang được Putox hậu thuẫn. Hồi đó, để bài
có thể đăng được trên báo chí nước nhà, tôi phải viết nhẹ nhàng đi nhiều về sự
kiện này. Sau đây là link bài trên Giáo dục Việt Nam:
https://giaoduc.net.vn/trump-pha-the-thuong-phong-cua-nga...
còn
đây là bản gốc:
https://sergueikouzmic.blogspot.com/.../59-qua-tomahawk...
hồi
đó tôi chỉ có thể đánh giá được, sự kiện này gây bất ngờ cho nhiều người (ý là
những cáo già chính trị), với ý là ông Trump hành động hết sức tùy hứng. Một
hành động quân sự như vậy – tấn công quân đội một nước khác, dù nước mình đã có
những can dự nhất định. Ở đầu bài, tôi đã dọn đường bằng thông tin FBI đang điều
tra về việc Ng@ can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ (để ông Trump thắng cử). Thông điệp
của bài báo nói lên rằng, hành động của ông Trump là ngẫu hứng, mà gần đây tôi
gọi là vô nguyên tắc.
Mới
đây có bác nào góp ý là sử dụng cụm từ “phi truyền thống” để thay cho “vô
nguyên tắc.” Với tôi thì sao cũng được, nhìn chung khi viết review về cuộc chiến,
tôi chỉ đóng comment vì có quá nhiều Dư Luận Viên vào phá, comment bậy… còn thì
như trên Fanpage, tôi mở để mọi người, kể cả chưa kết bạn comment thoải mái
nhưng nhìn chung vẫn theo nguyên tắc không tranh luận. Bác nào thấy không đúng,
tôi sai chỗ này chỗ khác… xin cứ viết vào đó, tôi vẫn tiếp thu. Chẳng hạn hôm vừa
rồi tôi viết ông Trump là Tổng thống thứ 48, chẳng rõ tại sao lại ra như thế…
nhiều bác nhắc nhưng vẫn chưa có thời gian sửa. Bận lắm các bác ạ. Vì vậy các
bác mà yêu cầu tôi phải thay đổi quan điểm, hoặc sửa chữa gì đó… thì chắc là
khó đáp ứng được.
Riêng
“phi truyền thống,” tôi không sử dụng được, dù tiếp thu. Nếu đã cho rằng ông
Trump hành động “phi truyền thống” có nghĩa là táo bạo, dám chấp nhận rủi ro…
nhưng không có nghĩa là nay thế này, mai thế khác… thậm chí trái ngược nhau.
Chúng ta vẫn phàn nàn về ông Biden và chính quyền của ông ấy đã quá rón rén
trong hỗ trợ Ukraine, nhưng chúng ta cũng hoàn toàn yên tâm rằng họ sẽ không
thay đổi, “quay xe 180 độ” vì việc hỗ trợ Ukraine đã là việc được xác định rõ
ràng trên nguyên tắc của nền dân chủ được xây dựng từ Đại cách mạng Pháp 1789.
Vì
vậy tôi comment trả lời cái bác có ý kiến “nhiều tiền” trên đây, rằng trong bối
cảnh “Mỹ có cần hỗ trợ Ukraine hay không” thì lãnh đạo Hoa Kỳ cần phải có 4 điều:
đạo đức, lương tâm, danh dự, trách nhiệm.
Trước
khi cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ diễn ra, có một người bạn gửi cho tôi bài viết
của ông nhà báo nào đó – viết tắt là HHV, ủng hộ Trump. Ông này viết: Trump là
Tổng thống Hoa Kỳ không gây ra chiến tranh. Tôi là người theo chủ nghĩa hòa
bình, nhẽ ra phải ủng hộ ý kiến này, nhưng với tôi câu này có một ý gì đó dạng…
ngụy biện. Mặt khác, tôi thường nhìn nhận sự việc từ góc độ những kiến giải của
Đạo Phật, do vậy tôi không cho rằng với một vị Tổng thống nào đó cần phải không
gây chiến tranh mới là đáng ca ngợi, hoặc gây ra chiến tranh thì đáng phỉ nhổ,
dù điều này cũng là đúng. Chiến tranh trước hết là một phép CỘNG NGHIỆP (common
karma) của nhiều chúng sinh, và với biệt nghiệp của mỗi người họ sẽ phải thác
sanh vào đất nước đó trong thời điểm đó. Vì vậy, có thể nói ông Trump trong nhiệm
kỳ của mình không phải đưa ra quyết định gây ra cuộc chiến tranh nào, đó là phước
của ông ấy, không phải ông ấy có đạo đức hay không. Giả sử một vị Tổng thống
nào đó theo chủ nghĩa hòa bình, nhất quyết không gây chiến tranh và thi hành những
chính sách ngoại giao – kinh tế đối ngoại sắt đá để giữ hòa bình bằng mọi giá,
thì hẵng nói đó là người có đạo đức.
Tôi
sẽ không mất thời gian để phân tích xem trong nhiệm kỳ của mình lần trước, ông
Trump có hành động như vậy hay không, nhưng cũng phải nói là có những nỗ lực về
phương diện đối ngoại. Vụ thu xếp gặp Kim-phì-lũ ở Trung tâm hòa giải quốc tế
là một ví dụ điển hình, kết quả của nó như thế nào tôi cũng không dám bình luận,
nhường quý vị.
Quay
lại với vụ bắn 59 quả Tomahawk, tôi vẫn cho rằng đó là hành động “rửa mặt” cho
bản thân trước những quy kết về việc “nhờ FSB mà thắng cử,” và nó nhận được sự
đồng thuận bằng im lặng của Putox. Thế giới trong giai đoạn đó thuận lợi cho
Putox và các thế lực gần gũi với hắn, vậy tại sao Trump lại phải gây chiến
tranh? Trên đây tôi có nói đến 4 yêu cầu của Tổng thống một nước đang cầm trịch
cho an ninh thế giới là Hoa Kỳ, tất nhiên nhiều đời Tổng thống Hoa Kỳ không đủ
những điều kiện đó, thậm chí có anh còn dính những vụ như Monica Lewinsky chẳng
hạn… nhưng trong hành động của một vị Tổng thống Hoa Kỳ thì phải có những
nguyên tắc xuyên suốt ít nhất trong chiến dịch tranh cử và trong nhiệm kỳ của
mình, mà nguyên tắc quan trọng nhất là tôn trọng nền dân chủ. Sau đó, khi đã đứng
đầu Hoa Kỳ, nghĩa là đứng đầu thế giới, phải có tinh thần trách nhiệm cao nhất
với những vấn đề toàn cầu, chứ không chỉ hành động nông nổi vì lợi ích ngắn hạn
(giải thích là lợi ích của Hoa Kỳ, nhưng có khi lại là lợi ích ngắn tũn của anh
trọc phú).
Chẳng
hạn, khi ông ta rút Hoa Kỳ khỏi hiệp ước bảo vệ môi trường toàn cầu, tôi đã cực
kỳ thất vọng. Hoa Kỳ với năng lực mạnh mẽ của mình, phải là nước đi đầu, nay lại
thành kỳ đà cản mũi. Chưa bao giờ nước Mỹ lại có một Tổng thống đáng chán đến vậy.
Hồi đó tôi lại viết 1 bài chê điều này, và bị nhiều bác tấn công dạng “không
yêu Trump là không yêu nước, vì Trump chống Trung Quốc” – những bác đó là tôi
block hết.
Tuy
nhiên, tôi vẫn giữ cái nhìn tích cực – vì thời gian làm con người thay đổi, hoặc
ít nhất là nó đặt ra những điều kiện và hoàn cảnh mới, làm cho người ta buộc phải
hành động khác đi. Nhưng có một điều khó có thể thay đổi được là tính “vô
nguyên tắc”, à nhầm, “phi truyền thống” (he he), nghĩa là sẽ có một hành động
có lợi cho bên này, rồi lại có một hành động có lợi cho bên kia và có hại cho
bên ban đầu… Có những hoàn cảnh bắt buộc người ta phải kiên quyết, không thay đổi
đến sắt đá, chẳng hạn trong cuộc chiến phi nghĩa này của Putox, chúng ta cần đấu
tranh không khoan nhượng với mọi suy nghĩ và hành vi hiếu chiến, ủng hộ Ng@ dưới
bất cứ hình thức nào. Từ góc độ này, tôi luôn xác định với Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tôi đánh giá cao việc xác định thái độ rõ ràng là ủng hộ
chủ quyền của Ukraine, mong muốn hòa bình; nhưng việc một số lãnh đạo nào đó vẫn
ngầm ủng hộ báo chí Việt Nam tung tin giả từ nguồn Ng@, ủng hộ cuộc chiến tranh
của Ng@ dựa trên những thông tin dối trá là phải đấu tranh không khoan nhượng.
Hồi
đó do mấy cơ quan báo chí của ta quyết định dừng (mà không dừng cũng chẳng được)
nên tôi cũng không tiếp tục viết bài bình luận về chuyện này nữa, nhưng nếu viết
tiếp thì tôi sẽ bình: vô nghĩa. Nếu đặt câu hỏi: bắn tên lửa như vậy để làm gì
thì sẽ không có câu trả lời. Nó không có bất cứ một ảnh hưởng nào đến cục diện
cuộc nội chiến ở Syria. Mà cũng chính cái tính vô nghĩa ấy của hành động, nên
câu chuyện cũng nhanh chóng đi vào quên lãng, nhuận bút thì bị tiêu hết nhanh
hơn người yêu cũ trở mặt.
+
Kết luận về vấn đề Trump sẽ làm Tổng thống Hoa Kỳ (để thôi không phải viết thêm
nữa, nếu viết sẽ chỉ bình luận những hành động mới). Tôi không thấy có vấn đề
gì về chuyện này. Ông Trump sẽ vẫn tuân theo một số những nguyên tắc nhất định
của Tổng thống Hoa Kỳ, vì ngoài ông ấy ra còn có bộ máy và đội ngũ các cố vấn;
mà những yếu tố này không phải huỵch cái ông ấy có thể thay đổi được. Ngược lại,
với những đặc điểm vốn có của mình đã được thể hiện rõ trong nhiệm kỳ trước,
ông ta vẫn sẽ lại có những hành động khó lường và khó đánh giá lợi hại, tuy
nhiên về tổng thể sự, hừm, “thiếu nhất quán” (gọi “vô nguyên tắc” mãi đâm ngại)
sẽ đem lại những cái hại nhiều hơn là lợi.
Một
điểm nữa gần như chắc chắn sẽ xảy ra, và tất cả đều hi vọng vào nó (cả chúng
ta, cả người Ukraine, cả Putox) là ông Trump làm Tổng thống sẽ chuyển tình thế
chiến tranh sang một giai đoạn mới, có sự thay đổi về chất, nhưng nhìn chung sẽ
là theo hướng CHẤM DỨT CHIẾN TRANH. Còn chấm dứt bằng cách nào, như thế nào… sẽ
còn nhiều điều phải bàn, nhiều hành động phải thi hành… nhưng nó sẽ đi đến chỗ
đó.
Xấu
nhất, là ông Trump hành động quyết liệt sao cho chấm dứt ngay lập tức quá trình
viện trợ cho Ukraine (thì những nhận định về một nước Mỹ xấu xí sẽ đúng luôn!),
nước Mỹ đi đến chỗ ủng hộ một nước Ng@ được phép phục hồi và cũng chấp nhận đứng
sau nước Ng@ về quân sự (điều này là ĐÚNG dù khi đó Ng@ đã kiệt quệ, nhưng là
nước chiến thắng, sẽ giải thích rằng: ai dám bảo chúng tao kiệt quệ, 5 năm nữa
quay lại xem chúng tao có phải mạnh nhất hay không!), và Mỹ xếp sau luôn cả
Trung Quốc về vai trò địa chính trị. Nếu Trump không đủ trí tuệ, sẽ hành động
theo hướng này. Đi kèm với lựa chọn này, sẽ là những nội dung như bỏ mặc
Ukraine với vấn đề Crimea và phải chấp nhận giới tuyến hiện nay ở Donbas. Vì vậy
nếu đã đặt vấn đề rằng “Ukraine phải từ bỏ Crimea và chấp nhận giới tuyến hiện
nay” thì cũng đồng nghĩa với tình huống xấu nhất, Hoa Kỳ chấm dứt tuyệt đối hỗ
trợ Ukraine.
Kẽ
hở, hay điểm yếu của phương án này, từ những bài trước tôi đã bắt đầu đặt vấn đề:
năng lực của người Ukraine đến đâu, mở rộng hơn là khả năng Ukraine thôi thúc
được châu Âu lao vào hỗ trợ cho Ukraine mạnh hơn nữa, đến đâu. Vấn đề chính thức
cần được đặt ra là: nếu như ông Trump là Tổng thống Hoa Kỳ, dẫn nước này đi đến
chính sách cắt hoàn toàn viện trợ cho Ukraine, mà họ không chịu, thì sẽ như thế
nào? Chẳng lẽ ông ta quay sang… viện trợ cho Ng@ Putox? No way! Vậy chỉ còn duy
nhất một phương án, là dỡ bỏ một phần lớn (tôi không nói hoàn toàn) các lệnh cấm
vận và trừng phạt của Mỹ đang áp đặt lên Ng@. Tôi không thể hình dung ra được hậu
quả của tình thế này, vì nó là một quyết định cực kỳ nghiêm trọng, không phải đến
tình thế chiến tranh, mà đến vị thế của nước Mỹ. Để ý, tình trạng hiện tại của
Ng@ không phải chỉ bị trừng phạt bởi một mình nước Mỹ, mà bởi rất nhiều quốc
gia khác và tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc cũng ra một số nghị quyết phản đối
và yêu cầu rút quân… Nước Mỹ đã từng đi đầu trong quá trình đó mà lại đảo ngược
nó lại, cái mất đầu tiên sẽ là lòng tin. Cái mất thứ nhì sẽ làm gia tăng hỗn loạn
trên thế giới, dẫn đến an ninh nội địa nước này cũng bị đe dọa. Cái mất thứ ba
là địa bàn địa chính trị châu Âu, Mỹ sẽ mất vĩnh viễn. Còn nhiều nữa.
Người
Ukraine sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu cho dù Trump hành động như thế nào! Điều đó
là chắc chắn.
Cá
nhân tôi thì không tin Trump cần tiền khi cố làm Tổng thống. Cao tuổi rồi, lại
là tỉ phú, cái ông ta cần là danh tiếng. Ông ta cũng là người thông minh, với
tôi điều này khá rõ ràng, chuyện hành động vô nguyên tắc chẳng qua ông ta không
phải là người từ chính giới, mà là con buôn, nên hành xử linh hoạt với tôn chỉ
lợi nhuận trên hết, cũng là dễ hiểu. Thực lòng mà nói, 4 năm nhiệm kỳ trước của
ông ta là không thành công về đối ngoại và địa chính trị, một phần nó dẫn đến sự
hỗn loạn của thế giới. Nếu lần này ông ta lại lặp lại những kỳ dị trong nhiệm kỳ
trước, thì là… hết thông minh. Điều chúng ta mong mỏi là ông ta sẽ rút được
kinh nghiệm từ lần trước, và sẽ trở thành một vị Tổng thống khác.
Lại
nói tiếp, nếu trường hợp giả định xấu nhất xảy ra, thì vẫn không có cách nào ép
được người Ukraine đầu hàng – anh có nắm được dạ dày người ta đâu? Lại phải ca
ngợi một chút: người Ukraine biến hạm đội biển Đen của Ng@ thành lũ mèo ướt, đảm
bảo lưu thông hàng hải để xuất khẩu ngũ cốc, thậm chí còn vượt cả trước chiến
tranh… Họ hoàn toàn không cần phải xin ai đó viện trợ gạo, xì dầu, ca la thầu…
để nuôi quân và nuôi bộ đội.
“Tiền
đủ đến 2026!”
2. Tin vui nhất trong ngày.
Đó
là tin Ng@ chuẩn bị 50.000 quân (cả Bắc Kim Chi thì phải) cho “Chiến dịch giải
phóng Kursk.” Nếu điều này có thật và nó xảy ra thật, thì những hình dung trước
đây của tôi là đúng: tôi cho rằng người Ukraine trong giai đoạn đầu sẽ không cố
chiếm bằng được một diện tích đất lớn, mà cần phải CÓ MẶT trên đất Ng@ cái đã,
chiếm được bao nhiêu không quá quan trọng. Họ sẽ chờ cho Ng@ phản ứng, tức là bắt
buộc phải điều quân phản công để chiếm lại đất, khi đó họ sẽ biến Kursk thành
bãi chiến trường. Bác nào đọc kỹ sẽ thấy tôi viết đúng như thế.
Trong
suốt thời gian qua – 3 tháng từ khi người Ukraine mở chiến dịch Kursk, tất cả
những trò biểu diễn của #BMZ
tức là bọn báo chí xứ phía Đông nước Lào chúng đều cho người đọc tưởng là quân
Ukraine chạy re kèn về bên kia biên giới đến nơi… điều mà đến một số người bạn
Ng@ của tôi cũng bình luận rằng: không thể tin được, mà nhìn chung đừng tin cái
loa của Bộ quốc phòng Ng@. Buồn cười nhất là #BMZ
phía đông nước Lào tung những bài, dẫn cả những ông chuyên gia, chính xác là mấy
con khỉ già của nước này, lên ngồi phân tích rằng, chiến dịch này của Ukraine
đã thất bại, chuốc toàn những bất lợi… thế mà bây giờ phải dồn đến 50.000 quân
để chiếm lại. “Bất lợi” cái mả cha chúng mày, he he.
Rõ
ràng là lực lượng của Putox dùng để phản công ở Kursk trong thời gian qua là
không đủ. Chúng thường xuyên sập bẫy của người Ukraine, với cách tác chiến cơ động
của mình. Thứ nhất, họ không cố tình giữ đường chiến tuyến cố định. Thứ hai, họ
không cố tình giữ một khu dân cư nào đó theo kiểu kỳ cùng. Thứ ba, họ tạo cho
nhóm quân Ng@ vừa tấn công một tình thế “tưởng như bị bao vây đến nơi” và do vậy,
chính nhóm đó cũng không thể cố định vị trí của mình để chiếm giữ điểm dân cư vừa
đột nhập.
Đặc
điểm của giai đoạn vừa qua là: không ai biết: chúng ta, những người phương Tây
và kể cả bọn Ng@ biết được người Ukraine sử dụng bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu
quân cho chiến dịch này. Có thể là 5000. Có thể là 10.000. Cũng có thể là
20.000 đến hơn nữa. Diện tích bị chiếm sát lãnh thổ của họ, không nhất thiết họ
phải đóng đô ở mấy huyện đó của Kursk. Nhưng Ng@ kéo đến đông, họ sẽ đáp ứng bằng
quân số đủ để nghênh chiến.
Nếu
cú dốc túi (cứ cho là cái túi nhỡ nhỡ thôi, không to lắm) của Putox ở đây mà
người Ukraine xử lý được, thì lúc đó mới thực sự là dấu chấm hết cho Kursk, và
lúc đó mới tính được rằng, có bao nhiêu ki-lô-mét vuông của Kursk bị người
Ukraine chiếm. Thậm chí, không loại trừ trường hợp họ chiếm cả tỉnh lị là thành
phố Kursk thì vừa. Nếu đánh quỵ được bọn 50.000 quân này (40 – 50 ngày chứ mấy!)
thì Ng@ cũng chẳng còn lực lượng để phản công thêm đợt nữa ở đây.
Rất
xứng đáng để theo dõi. Biết đâu chiến tranh lại có bước ngoặt ở điểm này.
P/S. Có người hỏi tôi:
sao Kursk chiếm bé tí như vậy lại đem trao đổi được với Putox? Vì không hiểu nước
Ng@ và Putox, thì mới có câu hỏi như vậy. Với cái thằng đã yếm trá đủ đường để
lên làm Tổng thống, thì nó coi trọng cái uy tín rởm lắm. Vì vậy với Kursk, 1
ki-lô-mét vuông cũng là nhiều.
3. Như vậy, chúng ta đủ căn cứ để cho rằng,
khả năng xấu nhất trong mục 1 tôi hình dung, khó xảy ra. Ông Trump sẽ tìm
cách gặp Putox ở một nơi nào đó (Trung tâm hòa giải quốc tế chẳng hạn) và sau
đó gặp #Zelenskyy.
Cũng có thể thứ tự đó đảo ngược. Bằng cái lưỡi của con rắn và tâm địa của con
quỷ, Putox sẽ lung lạc được Trump bằng đủ các lý lẽ, nào là Ukraine không phải
dân tộc nguyên khai mà là phái sinh từ dân tộc Ng@, nhà nước Ukraine vốn là…
không có, rồi quyền nói tiếng Ng@, rồi… đủ các thứ mất dạy khác. Vốn là người
không có kiến thức trong những việc này, Trump sẽ tin. Nhưng khi gặp Zelenskyy,
ông ta sẽ thấy bí vì sự kiên quyết của Tổng thống Ukraine. Từ đó, ông ta sẽ tìm
cách hạ thấp các điều kiện đưa ra cho hai bên để tìm sự thỏa hiệp. Với Putox sẽ
không có con đường nào khác ngoài đòi giữ được những diện tích đất đã chiếm đồng
thời với việc ngừng bắn. Với Zelenskyy, thì Ng@ trả lại đất, rút quân về nếu
không thì không trải lại Kursk và không ngừng bắn.
Chúng
ta cần hiểu cái mệnh đề “không ngừng bắn” này là đáng sợ nhất với Putox. Tức
là, với người Ukraine thì đã là 3 năm chiến tranh, kéo thêm 1 năm nữa đáng sợ,
nhưng không phải là không thể chịu được, vì vị thế của đất nước Ukraine, tình
trạng cuộc sống của nhân dân Ukraine đã cải thiện hơn rất nhiều so với đầu chiến
tranh, trong khi nếu bây giờ kéo tiếp tình trạng này, Ng@ Putox lo được đủ quân
đã oải, lo được cho quân và dân đủ ăn còn oải nữa. Đã bảo quá trình của hai bên
là ngược chiều nhau mà.
Đến
đây, chúng ta thấy thế khó của Trump. Cắt viện trợ à? Không giải quyết được vấn
đề gì đâu. Duy trì chính sách cầm chừng của Biden à? Thế thì còn nói chuyện gì
là “Chấm dứt chiến tranh trong 24 giờ!”
Lựa
chọn logic nhất ở đây, là yêu cầu Ng@ rút đến chỗ nào đó Ukraine chấp nhận được,
mà có lẽ là đường biên giới năm 1991 họ mới chịu thì vừa, còn dừng nửa vời ở chỗ
hiện nay, không có khả năng họ đồng ý… Rõ ràng là người Ukraine đã nắm được
thóp Putox. Để tôi phân tích kỹ thêm chỗ này chút.
+
Mấy ngày qua báo chí xứ Phía Đông nước Lào nhai nhải về sự thắng thế của Ng@...
Nhưng từ cách đây 5, 7 bài gì đó tôi đã cùng với quý vị tính toán: riêng 1
tháng Mười, bọn Ng@ tiêu tốn 42.000 “kiện hàng 200” thì hôm qua ISW tính, chiến
dịch tấn công mùa thu của Ng@ trong 2 tháng tiêu tốn 80.000 “kiện hàng 200.”
Kinh hoàng – mà để chiếm được diện tích bao nhiêu? – 1500 ki-lô-mét vuông, tức
là chưa bằng 1/3 tỉnh Bắc Kạn, một tỉnh không lớn của Việt Nam. Để hình dung tiếp,
chúng ta lại đưa ra các mô hình:
-
Nếu chiến tuyến dài 1500 ki-lô-mét, Ng@ tiến được 1 ki-lô-mét trên suốt chiến
tuyến đó.
-
Cái “nếu” trên đây hơi phi lý. Vậy nếu tính sơ sơ chúng tấn công trên 6 hướng
chính, thì mỗi hướng đó chúng tiến được 5 ki-lô-mét trên một chính diện rộng 50
ki-lô-mét, hoặc tiến 50 ki-lô-mét trên chính diện rộng 5 ki-lô-mét, thế nào
cũng được. Đáng nói, là những mục tiêu cơ bản được đặt ra như: tiến đến sông
Oskil, chiếm lại Kupyansk, chiếm Pokrovsk… đều chưa đạt được, chứ chưa nói đến
việc ngay cả chiếm được những mục tiêu đó, cũng không làm cho phòng tuyến của
Ukraine sụp đổ dây chuyền được.
-
Muốn điều này xảy ra, buộc chúng phải nỗ lực chiếm được hai thành phố
Kramatorsk và Slovyansk kia, tức là phải theo hình dung thứ ba là tiến trên
chính diện rộng 50 ki-lô-mét và tiến được 30 ki-lô-mét, hoặc tiến hai gọng kìm
mỗi cái 50 ki-lô-mét chiều sâu, 15 ki-lô-mét chiều rộng để bao vây cặp thành phố
này.
Không
phải dìm hàng bọn này, nhưng rõ ràng tôi thấy có một sự bế tắc kinh khủng.
Chúng chẳng phải lũ ngu ngốc, nhưng rõ ràng chúng ở vào tình thế không có lựa
chọn. Chắc chắn chúng biết cần dồn lực lượng vào chỉ vài mũi tấn công lớn và thật
mạnh, chẳng hạn mở một gọng kìm tấn công về hướng hai thành phố Kramatorsk và
Slovyansk nói trên, nhưng lại không đủ lực. Trong khi đó chúng lại phải cố gắng
tỏ ra với bên ngoài rằng, chúng vẫn có thừa sức mạnh, vì thế chúng lại phải duy
trì một số lượng hướng tấn công đủ nhiều. Như trên bản đồ của Deep State chúng
ta sẽ không khó để thấy chúng cố tấn công ở Kupyansk, ở Lyman một chút, Chasiv
Yar, Toretsk, Pokrovsk… Thật là vô nghĩa, cái vô nghĩa này nó thể hiện ra ở
chính học thuyết quân sự Ng@: không có quân đội thứ nhì thế giới nào lại đánh
nhau kiểu này: bằng sức người, dùng bia thịt để chiếm đất, không có hỗ trợ trực
tiếp của không quân (tôi cho là như vậy, vì hỗ trợ của không quân đúng nghĩa phải
là bay gần chiến tuyến, các đơn vị mặt đất yêu cầu ở đâu tấn công ở đó kia, chứ
không phải bom lượn ném hú họa như hiện nay), xe tăng ít và pháo binh thì càng
ngày càng đuối sức.
+
Và bây giờ, chúng ta đặt tất cả lên bàn cân.
-
Một.
Oanh tạc các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine: nếu người Ukraine phòng bị tốt (cất
giấu, ngụy trang, phân tán mục tiêu và cuối cùng là năng lực phòng không), thì
việc này không mang lại bước ngoặt của cuộc chiến, dần dần người dân Ukraine
quen với cuộc sống đó, và sẽ chịu đựng được thêm nữa, khổ thì có khổ, nhưng chịu
được. Mọi chuyện rồi sẽ qua. Ngược lại, UAV lại tấn công Mục-tư-khoa, cũng như
“muỗi đốt gỗ” nhưng đánh cú nào, răng của Putox rơi xuống sàn thêm 1 cái, như
câu chuyện Kursk trên đây, nó vả đôm đốp vào mặt Putox trước dân chúng Ng@. Lại
thêm cớ cho nội bộ chúng luận tội Putox.
-
Hai.
Cứ cho là chúng còn lực ở chiến trường miền đông Ukraine đi. Không ai đoán được
khi nào chúng đuối hẳn, nhưng cần giả định là còn lâu – nhưng chắc chắn cho đến
khi kết thúc cuộc chiến, không chiếm được Kramatorsk và Slovyansk, còn nếu chiếm
được Pokrovsk thì sẽ phải trả giá rất lớn. Chỉ khi chiếm được Kramatorsk và
Slovyansk thì mới đem lại tình thế chiến trường thực sự có lợi, với những chuyển
biến lớn, hàng thủ của Ukraine có khả năng sụp đổ lớn. Tuy vậy nếu đạt được điều
này, Ng@ có thể phải trả giá khoảng 100.000, 150.000 thậm chí 200.000 “kiện
hàng 200” nữa. Chưa chắc đất nước này chịu nổi nhiệt với cái giá đó.
-
Ba.
Về kinh tế. Các nhà máy lọc dầu của Ng@ tiếp tục bị tẩn, và phục hồi đến đâu,
“tẩn nhắc lại” đến đó. Kinh tế của Ukraine tiếp tục phục hồi: xuất khẩu ngũ cốc
và dần dần phục hồi sản xuất công nghiệp, trước mắt họ sẽ không chết đói trong
năm 2025. Kinh tế Ng@ dù có được bỏ cấm vận cũng không thể phục hồi nhanh đến vậy
được, và trong năm 2025 mọi chuyện chiến sự sẽ làm cho cuộc chiến tranh ngã
ngũ.
-
Bốn.
Riêng về Kursk, chưa biết được kết quả Chiến dịch sẽ ra sao, nhưng đây chắc chắn
cũng là cú dồn tiền đặt cửa của Ukraine, và tôi tin là họ có đủ lực lượng lẫn
phương tiện để giành chiến thắng trong trận này.
Trong
những mã cân trên đây, quý vị có thể thấy, tôi không hề cân yếu tố vũ khí tầm
xa – tôi chưa bao giờ hi vọng vào điều đó, và tin rằng, và nghiêng về phía…
Biden và chính quyền của ông ấy sẽ không đồng ý cho đến hết nhiệm kỳ. Được thì
tốt, nhưng không hi vọng. Với các mã cân trên đây thì chẳng cần tầm xa cũng vẫn
có phương án chơi ván cờ.
Tất
cả những điều này, các cố vấn của Trump tính ra được thừa sức, họ bằng thầy của
chúng ta. Hóa ra phương án dễ thành công nhất cho Trump, là dồn một mớ viện trợ
lớn đưa cho người Ukraine, khi đó trừ Putox ra thì… cả nhà cùng vui. Mà tầm này
đã là năm 2025, tại sao Trump lại phải phụ thuộc vào con bệnh ung thư giai đoạn
cuối Putox nhở? Phi lý. Vậy thì có một phương án nữa nổi lên: Trump cần đưa
thông điệp cho bọn Oligarch Ng@, “giải tán Putox đê, như thế rẻ tiền đơn giản
hơn cho tất cả.”
No comments:
Post a Comment