VIẾT DÀI TRUNG BÌNH VỀ
CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 9/11/2024
1. Khó khăn về nhân lực của Ukraine đến
mức nào?
Chúng
ta đều đã biết hồi tháng Tư, Ukraine đã ra luật hạ độ tuổi gọi phục vụ trong lực
lượng vũ trang đến 25 tuổi, trước đó là 27 tuổi. Tuy nhiên sau đó các tin tức về
việc họ vẫn thiếu quân, tiếp tục xuất hiện. Tôi thì hiểu, điều này là có thật
và không có gì bị bịa đặt ra cả. Vậy hôm nay chúng ta cũng cần thử tìm hiểu đôi
chút về vấn đề này thông qua việc xem xét một vài con số. Đây là số liệu thống
kê các nhóm dân số Ukraine theo độ tuổi tính theo %:
-
0 – 4 tuổi: 3.5%
-
5 – 12 tuổi: 9.0%
-
13 – 17 tuổi: 5.9%
-
18 – 24 tuổi: 4.4%
-
25 – 34 tuổi: 9.7%
-
35 – 44 tuổi: 17.0%
-
45 – 54 tuổi: 15.4%
-
55 – 64 tuổi: 15.0%
-
Từ 65 tuổi trở lên: 20.1%
(Thống
kê tháng Hai năm 2024)
Nguồn:
https://datareportal.com/reports/digital-2024-ukraine#
Nếu
nhìn vào các con số trên chúng ta thấy cả Ukraine cũng gặp những vấn đề về nhân
khẩu học, chứ không riêng gì Ng@. Đáng chú ý là nhóm 18 – 24 tuổi chỉ chiếm có
4.4%, như vậy là trong giai đoạn từ tháng Hai năm 2000 đến tháng Hai năm 2006 tỉ
lệ sinh đẻ khá thấp. Vì vậy nếu Ukraine hạ tiếp độ tuổi gọi phục vụ trong lực
lượng vũ trang xuống thì sẽ đụng vào nhóm tuổi “nhạy cảm” này, vì vậy 25 tuổi
đã là giới hạn. Không chỉ thế, nếu tính đến thời điểm tháng Hai năm 2024
Ukraine hiện có dân số 37,8 triệu người thì cứ mỗi một tháng sẽ có thêm 5700
nam giới đạt độ tuổi 25 đủ để phục vụ trong lực lượng vũ trang. Điều đó không
có nghĩa là tất cả 5700 nam giới đó sẽ bị triệu tập, mà cần phải có kế hoạch bảo
vệ thế hệ này.
Đó
là lý do tại sao trước đây ông cựu Tổng tư lệnh Valerii Zaluzhnyi phàn nàn về
việc thiếu quân nghiêm trọng, từ đó nhiều người cho rằng không đủ để tổ chức tấn
công. Theo tôi thì ông này đúng, và sau đó khi người thay ông, Tổng tư lệnh
Oleksandr Syrskyi cũng sẽ gặp đúng vấn đề này. Đó là lý do tại sao chúng ta
không thấy người Ukraine tổ chức được những chiến dịch tấn công lớn, ồ ạt theo
kiểu Liên Xô – Ng@, mà luôn phải co kéo giật gấu vá vai. Có như vậy chúng ta mới
thông cảm cho quân tướng Ukraine đang phải nỗ lực duy trì một thế trận cân bằng
với tỉ lệ thương vong hai bên lên đến 1/8 – 1/10…
2. Trong bài hôm qua tôi có viết về việc,
Hoa Kỳ chưa hề có bất cứ cam kết nào với Ukraine, với ý thiết lập quan hệ đồng
minh, như Hoa Kỳ với Việt Nam cộng hòa trước đây.
Có
một bác nào đó comment: “Nói Hoa Kỳ chưa có cam kết gì với Ukraine là sai hoàn
toàn. Budapest 1994 vẫn còn đó. Ukraine bị buộc phải đổi VKHN (vũ khí hạt nhân)
lấy sự bảo vệ của Anh Mỹ Pháp Nga. Bất kỳ quốc gia nào tấn công Ukraine các nước
này sẽ phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Hoa Kỳ đã không tôn trọng
cam kết này.”
Vậy
khi ký Giác thư Budapest 1994, các bên, nhất là các ông lớn gồm Ng@, Hoa Kỳ và
Anh Quốc, đã cam kết những gì? Đây là nội dung bằng tiếng Anh quý vị có thể
tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Budapest_Memorandum
riêng
tôi đọc 6 điểm này nhiều lần, từ thời mới ra trường Đại học những năm 1990 đến
tận bây giờ, thú thật không có chỗ nào cho phép tôi suy ra được rằng, một trong
3 ông lớn nói trên “cam kết rằng khi mày bị thằng nào đó tấn công thì tao sẽ
đánh nó để bênh mày.”
Những
nội dung quan trọng cần được chú ý là:
-
Tôn trọng độc lập và chủ quyền của bên ký kết trong các biên giới hiện có (theo
các nguyên tắc của Đạo luật cuối cùng của CSCE). (CSCE: Hiệp định Helsinki, còn
được gọi là Hiệp định Helsinki hoặc Tuyên bố Helsinki, là văn bản được ký kết tại
cuộc họp bế mạc giai đoạn thứ ba của Hội nghị về An ninh và Hợp tác Châu Âu
(CSCE) được tổ chức tại Helsinki, Phần Lan, từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 1 tháng
8 năm 1975, sau hai năm đàm phán được gọi là Quy trình Helsinki.)
-
Kiềm chế không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc
lập chính trị của các bên ký kết bản ghi nhớ và cam kết rằng không vũ khí nào của
họ sẽ được sử dụng chống lại các quốc gia này, ngoại trừ trong trường hợp tự vệ
hoặc theo cách khác theo Hiến chương Liên hợp quốc.
-
Yêu cầu Hội đồng Bảo an hành động ngay lập tức để cung cấp hỗ trợ cho bên ký kết
nếu họ “trở thành nạn nhân của hành vi xâm lược hoặc là đối tượng bị đe dọa xâm
lược trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng.”
-
Không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại bất kỳ quốc gia nào không có vũ khí hạt
nhân là bên tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, ngoại trừ trường
hợp bị tấn công vào chính họ, lãnh thổ của họ hoặc lãnh thổ phụ thuộc, lực lượng
vũ trang của họ hoặc đồng minh của họ, bởi một quốc gia như vậy liên kết hoặc
liên minh với một quốc gia có vũ khí hạt nhân.
Như
vậy khi đặt cái Giác thư Budapest này vào bối cảnh của cuộc chiến tranh xâm lược
của Putox vào Ukraine năm 2022, nội dung quan trọng nhất cần được ghi nhận là
“tôn trọng độc lập và chủ quyền của bên ký kết trong các biên giới hiện có”.
Ng@ Putox rõ ràng vi phạm nguyên tắc này. Điều đáng tiếc là Giác thư Budapest
chỉ dừng lại ở việc “yêu cầu Hội đồng Bảo an hành động ngay lập tức để cung cấp
hỗ trợ cho bên ký kết.” Nhìn chung thì cái Giác thư này, nếu chiểu theo những
gì các bên đã cam kết nhất là từ phía các ông lớn, thì ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT ĐƯỢC
XÁC ĐỊNH, là không sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại các bên ký kết VỪA TỪ BỎ
VŨ KHÍ HẠT NHÂN.
Điều
trên đồng nghĩa với việc một trong 3 ông lớn còn sở hữu vũ khí hạt nhân cam kết
sẽ không sử dụng nó để chống lại 3 nước vừa từ bỏ (Ukraine, Belarus và
Kazakhstan) và… chấm hết! Thậm chí còn tệ hơn, nó chua thêm là “ngoại trừ trường
hợp bị tấn công vào chính họ, lãnh thổ của họ hoặc lãnh thổ phụ thuộc, lực lượng
vũ trang của họ hoặc đồng minh của họ, bởi một quốc gia như vậy liên kết hoặc
liên minh với một quốc gia có vũ khí hạt nhân” tức là trong trường hợp 3 ông lớn
bị tấn công, đồng minh của 3 ông đó bị tấn công từ phía 1 trong 3 ông vừa từ bỏ
vũ khí hạt nhân, thì vẫn bị tấn công trở lại.
Bối
cảnh ra đời của Giác thư Budapest theo thiển ý của tôi, là rơi rớt của Chiến
tranh Lạnh, tức là vẫn còn những tư duy thù địch hai bên một bên là Ng@ và các
đồng minh, vốn là các nước Cộng hòa của Liên Xô cũ; bên kia là các nước… Đế quốc.
Khi đó nảy sinh lo ngại rằng một khi ba nước Liên Xô cũ là Ukraine, Belarus và
Kazakhstan từ bỏ vũ khí hạt nhân, sẽ có thể bị tấn công từ một trong các nước
còn lại nhưng ở phía… bên kia: Hoa Kỳ, Anh, Pháp… Vì vậy Giác thư ra đời nhằm
xác định việc (1) Giao vũ khí hạt nhân mà 3 nước này đang giữ cho Ng@ và (2)
cam kết bảo vệ các nước này trong trường hợp bị một nước nào đó dùng vũ khí hạt
nhân tấn công, chủ yếu là xác định Ng@ là bên cam kết chính.
Điều
này là dễ hiểu, vì khi đó cả Ukraine, Belarus và Kazakhstan được cho là vẫn
trong quỹ đạo của Ng@ và thực tế không ai thắc mắc gì về điều đó cả. Nó cũng
cho thấy đó là tình thế địa chính trị chung liên quan đến không gian hậu Xô-viết
thời điểm ngay sau khi Liên Xô tan rã. Theo tôi xác định như vậy là hợp lý vì
khoảng trống về an ninh chiến lược đang tồn tại quá lớn, cần có một thực thể chịu
trách nhiệm, và phải là một quốc gia thực sự có trách nhiệm.
Lúc
đó không ai lường trước được rằng có một ngày sẽ xảy ra các quá trình, như việc
một Putox thay chân Yeltsin dần dần trở nên thù địch hơn với phương Tây; nhân
dân Ukraine muốn quốc gia của mình rời khỏi quỹ đạo của Ng@ và rời luôn khỏi
“thế giới Ng@...” và càng không ai lường được bên tham gia ký Giác thư là Ng@ lại
tấn công Ukraine.
Với
những phân tích trên, tôi xin nhường lại quyền kết luận cho quý bạn đọc, xem
trong hai nước là Anh quốc và Hoa Kỳ ký Giác thư 1994, có ai đã cam kết bảo vệ
Ukraine trong trường hợp bị tấn công hay không, và đã làm gì để giúp Ukraine tự
bảo vệ mình.
Cá
nhân tôi thì thấy nếu chỉ là sự cam kết “tôn trọng độc lập và chủ quyền của bên
ký kết trong các biên giới hiện có” thì Hoa Kỳ và Anh quốc đã làm trong mấy
tháng đầu cuộc chiến tranh rồi.
3. Afghanistan của Liên Xô khác gì với
Afghanistan của Hoa Kỳ sau đó?
Hai
cuộc chiến tranh này hay bị đem ra so sánh với nhau, và người ta nhận thấy rằng
có vẻ chúng giống y hệt nhau, nhất là về độ… sa lầy của hai siêu cường; thậm
chí tôi còn đọc ở đâu đó thấy có sự so sánh về thương vong của hai nước này,
cũng tương tự nhau. Điều khác biệt duy nhất là tỉ lệ chết/bị thương của Liên Xô
cao hơn nhiều so với của Hoa Kỳ, do trình độ cấp cứu cũng như nhãn quan nhìn nhận
của các bên là khác nhau mà thôi.
Nhưng
có một điểm khác rất cơ bản, cuộc chiến tranh của Liên Xô nhằm đưa một nước
láng giềng vào quỹ đạo ảnh hưởng của mình, một điểm nhấn trong kế hoạch xuất khẩu
chủ nghĩa cộng sản ra xung quanh. Còn với Hoa Kỳ, cuộc chiến tranh của họ ở
Afghanistan diễn ra trong bối cảnh “hậu 11/9”. Mọi biểu hiện giống nhau, thậm
chí cả quá trình hình thành một Chính phủ được Liên Xô và Hoa Kỳ ủng hộ cũng
tương tự, nên dễ gây nhầm lẫn. Thực chất chúng khác nhau, hay đối lập nhau về mục
đích. Liên Xô ngoài việc muốn lôi Afghanistan về quỹ đạo của mình là một chuyện,
nhưng việc bành trướng chủ nghĩa cộng sản ra xung quanh, là để gây bất ổn cho
thế giới phương Tây nói chung, vì nó ảnh hưởng đến chiến lược địa chính trị.
Còn Hoa Kỳ thì muốn ổn định một khu vực chiến lược mà nó có ảnh hưởng trực tiếp
đến an ninh nội địa của mình.
4. Tổng hợp một số ý kiến về việc ông
Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong tương quan với cuộc chiến tranh của Putox ở
Ukraine, vì là trên tường nhà
tôi đóng comment, do vậy hầu hết các ý kiến là từ những người ủng hộ Ukraine
(1) và quan trọng hơn là tràn đầy tinh thần lạc quan (2)
Do
vậy hầu hết các ý kiến đều cho rằng, ông Trump sẽ có những hành động, với ý
nghĩa là “tích cực” với vị thế của Ukraine trong cuộc chiến tranh này. Tôi cũng
đồng ý với xu thế ý kiến chung đó. Nhưng nhìn chung tôi vẫn cho rằng, để nhận định
về tương lai cuộc chiến liên quan đến vai trò của ông Trump với tư cách là Tổng
thống thứ 47 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là KHÓ KHĂN, vì vậy tôi tránh làm điều
đó. Một phần vì ông này khó đoán, như tôi nhận xét là hành động vô nguyên tắc.
Chẳng hạn khi Putox xâm lược Ukraine, ông Biden – dù trước đây tôi đã từng ca
ngợi ông ấy là dũng khí khi sang tận Kyiv, nhưng thực chất ông cụ vẫn là người
quá thận trọng, nhưng vẫn hành động theo tinh thần bảo vệ nguyên tắc dân chủ phổ
quát. Ông Trump – với tôi nhé – không cho thấy có sự hiểu biết về vấn đề này,
mà tất cả hành động rất… tùy hứng.
Nhân
tiện xin nhắc lại ý cho rằng, Mỹ đã cam kết với Ukraine, hay hiểu biết của tôi
còn thiếu sót, nhưng tôi không tìm thấy ở đâu cả. Các phát biểu của các lãnh đạo
phương Tây từ khi nổ ra cuộc chiến tranh xâm lược của Putox, hầu hết xuất phát
từ nguyên tắc của nền dân chủ mấy trăm năm, dạng như “Ukraine phải chiến thắng!”
nhưng đó chỉ là những khẩu hiệu. Cam kết, phải là một hiệp ước như Putox ký với…
Kim-phì-lũ kia, trong đó xác định “thằng nào đánh mày tao sẽ đập ch.ết cha nó!”
Vì vậy điều này tôi đã viết từ năm 2022: có hai khía cạnh cần phải được phân định
rõ (1) giúp Ukraine giữ được nền độc lập và (2) giúp Ukraine đòi lại được lãnh
thổ đã bị chiếm từ tháng Hai năm 2022. Điểm thứ nhất đã rõ sau khi cuộc chiến
đi qua được khoảng 2 tháng. Điểm thứ hai tiềm tàng gây tranh cãi: (a) Ng@ vi phạm
Giác thư Budapest, nhưng một mặt thì sự vi phạm đó tồn tại từ 2014, tại sao đến
nay lại phải giải quyết nó bằng vũ lực và (b) thực chất phần lớn lãnh thổ bị mất
của Ukraine là hậu quả của cuộc nội chiến, bắt đầu từ quá trình ly khai của hai
cái bọn “cộng hòa nhân dân” Donetsk và Luhansk.
Cũng
vì lẽ đó, chắc chắn sẽ có những ý kiến cho rằng, Ukraine chỉ cần làm sao tiến
được đến “ranh giới tháng Hai năm 2022” là đủ.
Cách
tiếp cận khác, là sau một thời gian dài chiến đấu kiên cường, người Ukraine đã
đưa “quân đội thứ hai thế giới” thành một thứ gì đó không còn sức mạnh chiến đấu
theo chính lý thuyết của nó nữa, mà đã sử dụng chiến thuật biển người, làn sóng
người không dứt chỉ hòng làm cho binh lính Ukraine “bắn đến run tay mà chúng vẫn
không dừng lại”, bây giờ thì người Ukraine đang đứng trước một cơ hội ngàn năm
có một là thu hồi được hết những lãnh thổ đã mất để quay về với đường biên giới
năm 1991.
Chúng
ta phải chấp nhận với tất cả những cách tiếp cận đó, vì ai cũng có quyền đưa ra
ý kiến của mình, nhất là trong chính quyền các nước phương Tây, loại ý kiến nửa
vời hoàn toàn không hiếm: Ukraine không sụp đổ, đòi lại được gần hết các diện
tích bị chiếm từ tháng Hai năm 2022 như vậy là tốt rồi.
Rất
may đến đây chúng ta sẽ có cách tiếp cận khác, nhờ có Putox và bộ hạ của hắn
ta, đặc biệt là Medvedev rất hay có giọng lưỡi này: Không có dân tộc Ukraine
nên Ukraine không xứng đáng được tồn tại. Nhiều khi nghe bọn chúng nói chúng ta
thấy khó chịu, nhưng hóa ra nó có tác dụng hay ho đấy chứ. Nếu không có những
phát ngôn ngu ngốc và ngông cuồng đến vậy thì có khi những ủng hộ dành cho
Ukraine sau khi họ đã đứng vững được, cũng vừa vừa thôi.
Theo
tôi, ý kiến này có lý nhất: Putox đã quá oải với cuộc chiến tranh (đừng nói là
người Ukraine không oải nhé, nhưng bảo vệ Tổ Quốc thì họ phải cố mà đứng thôi)
nên muốn tìm thấy ở Trump một giải pháp. Giải pháp này như thế nào thì chưa biết,
nhưng phải nói rằng hắn muốn đẹp nhất là dừng lại ở chỗ hiện nay, hoặc tệ hơn
chút thì rút đến một ranh giới nào đó… gần gần thôi. Hắn cần ở người Ukraine, ở
#Zelenskyy một sự đồng ý và
công nhận cho quyết định đó. Nếu không có sự đồng ý này, thì coi như chiến
tranh vẫn… tiếp tục. Mà đã tiếp tục, thì từ “oải” Putox hoàn toàn có thể đi đến
“tử.”
Chưa
có nguyên thủ một cường quốc có vũ khí hạt nhân, trước đây là ngang hàng với
Hoa Kỳ, lại bê xê lết đến vậy. Tởm. Đọc những tung hô của báo chí xứ phía đông
nước Lào tức #BMZ còn tởm nữa.
Còn
có một điểm nữa cần chú ý: Trump của năm 2025 sẽ phải khác với Trump của nhiệm
kỳ trước. Đúng là không có ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông là vậy.
Tôi ngờ rằng hồi tháng Chín khi Zelenskyy sang Mỹ gặp Trump, cũng sẽ phải nói
những điều tương tự thế này: cung cấp những thông tin xác thực về thực trạng của
quân đội hai bên, nhất là Ng@; cũng như những gì mà Ukraine đang có, nhất là từ
Hoa Kỳ: một số vốn được Hoa Kỳ bỏ ra tương đối lớn để giúp Ukraine đứng vững đến
nay. Từ đó, Trump sẽ hình dung được nếu đưa ra bất cứ quyết sách gì có lợi cho
Putox, thì chỉ là sự hưu chiến và chiến tranh nhìn chung, không chấm dứt mà nó
sẽ bùng nổ trở lại vào một thời điểm nào đó khi Putox phục hồi. Nhiệm kỳ của
Trump sẽ chứng kiến quá trình đó. Còn nếu ủng hộ Ukraine, thì chỉ cần nhích lên
một tí nữa thôi, hòa bình thực sự sẽ có thể có được.
Trump,
như nhiều người nói với tính cách con buôn, sẽ giải bài toán trên cơ sở đó. Nếu
chiến tranh kéo dài, thì là bất ổn kéo dài, và như vậy thì nước Mỹ cũng không
được hưởng điều gì tốt đẹp, cả thế giới khổ sở chứ không riêng gì nước Mỹ. Có một
điều tôi cho rằng đã được làm rõ: dù là Trump hay là ai làm Tổng thống Hoa Kỳ,
không có chuyện yêu cầu Ukraine từ bỏ lãnh thổ, nhưng đề xuất “biên giới 1991”
là hoàn toàn có thể được đặt ra; hoặc một đề xuất khác là “ai ở đâu thì dừng lại
ở đó.”
5. Vài cái nhìn về tình hình chiến trường
Liên
tiếp mấy ngày xung quanh cuộc bầu cử, bọn Ng@ hơi giảm cường độ và mức độ tấn
công, nhưng như tôi nói với mấy bác: thể nào nếu Trump thắng, Putox lại thúc tấn
công mạnh tiếp. Y như rằng, 2 ngày qua lại nướng quân kinh khủng, toàn trên
1500. ISW gọi đây là trò “tấn công định hình,” tức là định hình tình thế chiến
tranh. Người ta nhìn vào sẽ ghi nhận ngay, Ng@ hôm nay chiếm được làng nào
(tương ứng với Ukraine mất đất), Trump là người thân Putox nên Trump thắng cử,
thì Putox thắng thế trên chiến trường. Tư duy thô thiển thường là như thế. Tình
thế này đã được thằng Shói-gù, tưởng đã ch.ết thối ở xó xỉnh nào lại nhô ra
phát biểu vậy.
Còn
mục tiêu của người Ukraine vẫn sẽ lại như thế. Một mặt, cần tranh thủ sự ủng hộ
của Trump. Mặt khác, tận dụng mối lo về nguy cơ đảng Dân chủ sẽ thất bại toàn tập
cả về danh tiếng, thúc giục ông Biden có những hành động quyết đoán hơn đối với
cuộc chiến. Ông Biden cần phải quyết cho xong đi chứ nếu không trong 2 tuần tới
sẽ nghe nhiều tin bất lợi nữa.
Hôm
bầu cử xong, anh V bên Kharkiv bảo là chúng bắn phá thành phố dữ dội, ném cả
bom lượn. Một người bạn khác thì kể, chúng bắn cả tên lửa nhưng mà trượt lung
tung, câu chuyện vẫn như hôm trước bạn ấy kể khi chúng bắn vào ‘tòa nhà di sản
UNESCO’. Trò này chỉ gây ra cho người Ukraine cảm giác vẫn còn chiến tranh, cực
kỳ khó chịu nhưng không đem lại chiến thắng cho Putox. Bế tắc vẫn hoàn bế tắc.
6. Quay lại với những hình dung của tôi
trước đây về kịch bản kết thúc chiến tranh
Tôi
chưa bao giờ cho rằng Ukraine sẽ tẩn cho Ng@ lấm lưng trắng bụng, kéo nhau chạy
rần rần về nước. Kịch bản khả thi với họ, sẽ là một đòn tấn công ra biển Azov,
cắt đứt hành lang trên bộ của Putox nối Donbas với Crimea. Trên cơ sở đó, việc
Ng@ cố duy trì Crimea trở nên vô nghĩa, và duy trì cuộc chiến trên toàn mặt trận
với Putox là gánh nặng quá lớn. Nhu cầu bức bách khiến nội bộ bọn chóp bu Ng@
phải ép Putox bật bãi khỏi ngai vàng và thằng nào thay hắn, sẽ ngồi vào đàm
phán để ngừng bắn.
Bây
giờ tôi vẫn mong điều đó xảy ra, nhưng cách đây hơn một tháng, xuất hiện “Kế hoạch
chiến thắng” của Ukraine do #Zelenskyy công bố, tôi ngờ rằng
họ có một kế hoạch gì đó lớn hơn như thế. Tuy nhiên sự do dự của chính quyền
Biden vẫn chưa cho sử dụng vũ khí tầm xa, khiến tình thế lại trở nên khác đi nữa.
Nếu ông Biden vẫn tiếp tục không đồng ý cho đến khi chuyển giao quyền lực cho
ông Trump, thì người Ukraine chắc chắn sẽ phải tính đến phương án ngồi vào bàn
đàm phán. Mà đã ngồi vào bàn đàm phán, cũng đồng nghĩa với việc “ai ở đâu sẽ ở
nguyên đó, còn Kursk thì đổi lấy hoặc Donetsk, hoặc Luhansk, hoặc cả hai, hoặc
Crimea…” Khi đó thì ai chiếm được càng nhiều, sẽ càng có lợi. Ukraine sẽ phải
phản công mà không có vũ khí tầm xa, khó khăn bội phần. Nếu có vũ khí tầm xa,
thì có khi thắng luôn mà chẳng cần đàm phán.
Chà
chà, có những điều thực sự mong muốn mà không biết nó có xảy ra không đây.
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo?fbid=1199695001118555&set=pcb.1199695171118538
https://www.facebook.com/photo?fbid=1199695031118552&set=pcb.1199695171118538
https://www.facebook.com/photo?fbid=1199695014451887&set=pcb.1199695171118538
.
Tác
giả
Bài gốc https://www.wsj.com/.../north-korea-troops-russia-ukraine...
WSJ.COM
Why
North Korean Soldiers Are Prepared to Die in Russia
Why
North Korean Soldiers Are Prepared to Die in Russia
No comments:
Post a Comment