Xã
hội Việt Nam nhìn đâu cũng thấy “điểm nghẽn”
Thái
Hạo |
Facebook
Xã
hội Việt Nam nhìn đâu cũng thấy “điểm nghẽn”. Tôi chỉ nói một điểm thôi, cái
“điểm nhỏ” và từ lâu đã bị coi là “tiểu tiết”, quen thuộc tới mức dường như đã
không ai còn thấy nó là vấn đề nữa cả, đó là chuyện “chạy việc”.
Hãy
hình dung, giáo dục làm sao mà không đổ nát khi giáo viên phải bỏ tiền ra để chạy
việc? Ai cũng biết, ai cũng thấy, ai cũng nói về nó, nhưng là với một tâm lý rất
đỗi bình thường như là việc tất yếu. Ít thì dăm chục một trăm, nhiều như thành
phố có thể mấy trăm, thậm chí nghe nói còn lên đến tiền tỉ. Vì sao phải chạy,
chạy ai, ai nhận tiền, tiền về đâu? Trả lời những câu hỏi ấy sẽ đụng đến “điểm
nghẽn của mọi điểm nghẽn”.
Từ
“xin việc” đến chạy việc, rồi mua việc, nó lù lù trong xã hội như con voi đứng
giữa phòng, nhưng không ai còn thấy giật mình nữa, thậm chí nhiều người không
còn nhìn thấy con voi nữa, dù nó vẫn đứng đó và có vẻ ngày càng to béo phì nộn.
Đó là một sự bất thường, phi lý đến cùng cực, nhưng cứ tồn tại, cứ “phát triển”,
cứ điềm nhiên.
Nhà
giáo (hay bất cứ nhà nào cũng thế), một khi đã bỏ tiền ra chạy việc, nghĩa là họ
đã đặt xuống chân họ lòng trung thực, tự trọng, tính liêm sỉ; mua việc, thì họ
tiếc tiền chứ đâu tiếc việc nữa, họ bị phụ thuộc và buộc phải đánh mất tư thế
nghiêm trang của bản thân. Còn việc hay mất việc, được làm chỗ tốt hay chỗ xấu,
chỗ ngon hay chỗ dở, là do người khác ban/ bán cho.
Mua
rồi nhưng cũng chẳng có quyền sở hữu suốt đời, nó sẽ bị tước đi nếu có người
“không vui”. Thế là bất an, là lo sợ, là nô lệ. Cái tư cách của một nhà giáo đã
mất đi hoàn toàn khi họ “xuống tiền”, thế thì dạy dỗ ai đây? Sẽ giáo dục điều
gì cho học sinh?
Dân
gian tổng kết rằng, khi nhỏ chạy lớp chạy trường, lớn lên chạy điểm, ra trường
chạy việc, có việc chạy chỗ, có chỗ chạy thi đua… Bỏ vốn ra chạy tức là đi buôn
lậu, buôn lậu thì phải thu hồi vốn, phải có lời. Người ta chỉ còn nghĩ đến tiền
và sự an toàn, ai còn nhớ gì tới trách nhiệm và lương tâm. Cứ chạy suốt đời như
thế, thời gian tâm trí đâu mà làm việc nữa?
Nói
những chuyện to tát, tốt thôi, nhưng cái nhọt trong bàn tay như chuyện chạy việc
mà không lể đi, thì chẳng ai còn làm gì nên cơm cháo nữa cả. Cả một xã hội giả
vờ làm việc, giả vờ “cống hiến”, giả vờ tử tế. Ai cũng biết với ai là giả vờ cả,
nhưng cứ diễn, cứ múa với nhau, cứ hô hào, cứ khẩu hiệu, cứ quyết tâm. Một xã hội
chạy việc thì dần dà chỉ còn đa số là những kẻ vô sỉ và dốt nát trong bộ máy,
người tài và ngay thẳng ra đi. Sự lụn bại mỗi lúc một sâu.
Con
người là quan trọng, nhưng để có con người cho ra người thì cần một cơ chế, một
phương pháp tuyển dụng thật sự khoa học để bảo đảm tính minh bạch và liêm
chính, chọn được người giỏi người tốt, thải loại những kẻ kém cỏi cơ hội.
Đó
cũng là cách căn bản để vực dậy đạo đức xã hội. Một xã hội công bằng (chỉ người
tài giỏi và tử tế là được trọng dụng, và phải được sống đường hoàng) thì con
người sẽ phải nỗ lực mà thực học thực làm, phải tốt lên, phải sống cho tử tế
lên.
Phục
sinh, xây dựng, kiến tạo đạo đức và văn hóa, không thể bằng giáo điều, nó cần
những hành động thực tế, căn cứ trên các phương pháp khoa học. Có thể bắt đầu từ
đây, đó là cái câu chuyện nhức nhối trong tuyển dụng con người. Không dễ, vì nó
có căn nguyên từ “điểm nghẽn của mọi điểm nghẽn”, nhưng chẳng lẽ cứ mãi vờ như
không thấy để đứng nhìn xã hội mỗi lúc một tan hoang?
No comments:
Post a Comment