Dự
án tỷ đô tại quê nhà của tổng bí thư Tô Lâm, lá bài trói buộc Trump của Việt
Nam ?
RFI
Đăng
ngày: 11/11/2024 - 11:57 - Sửa đổi ngày: 11/11/2024 - 13:01
Ngày
08/10/2024, công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc thông báo tập đoàn Trump (Trump
Organization) đã đồng ý đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn, sân golf cao cấp tại
tỉnh Hưng Yên. Dự án có lẽ sẽ chẳng được người ta quan tâm nhiều đến thế nếu
Donald Trump không tái đắc cử tổng thống và Hưng Yên không phải tỉnh nhà của tổng
bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm cùng những người thân cận với ông.
HÌNH
:
Tổng
thống Donald Trump tại lễ ký kết hiệp định thương mại với chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam ngày 27/02/2019. AP - Evan Vucci
Trong
một tuyên bố, công ty Kinh Bắc City cho biết, một bản ghi nhớ giữa hai công ty
đã được ký kết vào cuối tháng 9, cùng lúc với chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch
nước Việt Nam Tô Lâm. Dự án bao gồm hai hệ thống sân golf 54 lỗ, cùng với mạng
lưới khách sạn, khu nghỉ dưỡng và khu dân cư phức hợp cao cấp. Theo chính quyền
tỉnh, vào giữa tháng 9, đại diện của Trump Organization đã đến thăm và gặp gỡ
các quan chức tỉnh Hưng Yên để trao đổi về cơ hội đầu tư. Hãng tin Reuters
trích lời Eric Trump, phó chủ tịch điều hành của tập đoàn Trump, đồng thời cũng
là con trai thứ của tổng thống đắc cử Donald Trump, cho biết “rất vui mừng
được tham gia vào thị trường năng động này. Việt Nam có nhiều tiềm năng trong
lĩnh vực khách sạn và giải trí hạng sang”. Nhưng liệu đây có chỉ đơn giản
là một dự án kinh doanh? Hay đằng sau đó còn là những toan tính chính trị? Dự
án này có ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington trong
tương lai?
Mối
quan hệ thăng trầm giữa Hà Nội và Washington trong nhiệm kỳ đầu của Trump
Để
dự đoán được tương lai, có lẽ trước hết nên nhìn lại quá khứ. Theo David Hutt,
thuộc Viện nghiên cứu Trung Âu, thì trong nhiệm kỳ năm 2016, Donald Trump ban đầu
khá có thiện cảm với Việt Nam nhờ ảnh hưởng của các doanh nhân Mỹ tại Việt Nam
cũng như các nhà vận động hành lang được Hà Nội tài trợ. Xin nhắc lại, vào thời
điểm đó, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong những lãnh đạo thế giới đầu
tiên trò chuyện với Trump sau khi ông đắc cử và là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu
tiên đến thăm Nhà Trắng dưới thời Trump.
Sau
đó, Trump còn đến Việt Nam hai lần vào năm 2017 và 2019, nhiều hơn bất kỳ quốc
gia Đông Nam Á nào khác, và giám sát các hợp đồng bán thiết bị quân sự của Mỹ
cho Việt Nam. Ông cũng chọn Hà Nội là nơi tổ chức hội đàm với nhà lãnh đạo Bắc
Triều Tiên Kim Jong Un. Giới chuyên gia nhận xét rằng được chọn làm nơi tổ chức
đã giúp nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy
nhiên, quan điểm của Trump về Việt Nam bắt đầu thay đổi từ năm 2019. Vẫn theo
nhà nghiên cứu David Hutt, tổng thống Hoa Kỳ đã gọi Việt Nam là “kẻ lạm dụng
thương mại tồi tệ nhất” vì thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ khi đó
là 55 tỷ đô la. Ngay sau đó, Trump đã bắt đầu quá trình trừng phạt Việt Nam vì
nghi ngờ thao túng tiền tệ. Đây cũng là một trong số những lý do khiến năm nay,
Hà Nội khá lo ngại khi vị tỷ phú này tái đắc cử vì so với năm 2019, thặng dư
thương mại tính đến năm ngoái giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng lên gần gấp đôi, 104
tỷ đô la. Thêm vào đó là có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuyển
hàng hoá qua Việt Nam để lách thuế và các lệnh trừng phạt, điều này có thể sẽ
khiến Trump đưa ra các biện pháp hạn chế với hàng từ Việt Nam.
Việt
Nam hiểu rõ Trump và “sự ám ảnh với tài sản gia đình”
Trước
một tương lai có phần bất ổn như vậy, Hà Nội thực sự đã có một bước đi khôn
ngoan, đó là tìm cách lôi kéo tập đoàn Trump cam kết đầu tư vào Việt Nam. Vẫn
theo nhận định từ nhà nghiên cứu Hutt, có một điểm về Trump mà các nhà lãnh đạo
của Việt Nam hiểu rất rõ đó là sự ám ảnh của ông với khối tài sản của gia đình.
Tập đoàn gia đình của Trump đã nhận ít nhất 7,8 triệu đô la từ 20 quốc gia
trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên theo một nghiên cứu được tờ The Diplomat nhắc
lại. Báo cáo của tổ chức Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức tại Washington
(CREW) cho rằng “ranh giới giữa tập đoàn và chính quyền Trump đã bị xoá mờ tới
mức không thể phân biệt đâu là trách nhiệm công và đâu là lợi ích tài chính cá
nhân của tổng thống Trump”. CREW cũng phát hiện ra rằng từ khi nhậm chức
vào tháng 01/2017 đến giữa tháng 09/2020, Trump đã đến thăm các cơ sở kinh
doanh của mình 503 lần, trong đó hơn một nửa là các chuyến đi đến sân golf của
ông. Theo Reuters, hoạt động kinh doanh sân golf và khu nghỉ dưỡng là động lực
lớn nhất mang lại dòng tiền cho Trump Organization.
Một
cuộc điều tra sau đó lại phát hiện thêm rằng bộ Quốc Phòng Mỹ đã chi gần 1 triệu
đô la tại các cơ sở của Trump từ tháng 07/2017 đến tháng 11/2019. Nhiều cơ quan
chính phủ Mỹ khác cũng đã chi tiêu tại đó. Vào năm 2019, ông chủ Nhà Trắng lúc
đó được cho là đã điều chuyển các chuyến bay của Lực lượng Không Quân Quốc Gia
đến sân bay Prestwick ở Scotland, thay vì các căn cứ do Mỹ kiểm soát để tăng
doanh thu cho một sân golf đang gặp khó khăn.
Trump
có tiền, còn Việt Nam có gì?
Vậy
còn phía Việt Nam thì sao? Lợi ích mà Hà Nội nhận lại được là gì? Để thấy được
lợi ích chính trị đằng sau, có lẽ cần trả lời câu hỏi tại sao lại là Hưng Yên
mà không phải là một tỉnh thành phố nào khác. Ông Hutt nhắc lại rằng Hưng Yên
là “quê nhà của ông Tô Lâm và phe của ông, bao gồm tân bộ trưởng Công An
Lương Tam Quang và tân bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Hải Ninh”. Thực ra sau khi
lên nắm quyền, việc các nhà lãnh đạo kêu gọi và thúc đẩy đầu tư tại quê nhà
không phải là chuyện hiếm thấy ở Việt Nam. Chẳng hạn như thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc thời điểm đó chỉ đạo xúc tiến đầu tư tại Quảng Nam, với các dự án khu công
nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghiệp dệt may, … hay như ông Nguyễn Tấn
Dũng phát động xây dựng nhà máy xử lý khí Cà Mau với tổng vốn đầu tư lên tới
hàng trăm triệu đô la. Nhưng lần này thì khác, khi mà dự án lại liên quan trực
tiếp đến tân tổng thống của Hoa Kỳ, nên có lẽ ngoài lợi ích về kinh tế, thật
khó để nói rằng Việt Nam sẽ không nhận được lợi ích nào khác về chính trị. Theo
ông Hutt, thông qua thoả thuận này, “công ty gia đình của Trump hiện đã gắn
liền với phe phái quyền lực nhất trong đảng Cộng Sản Việt Nam” và ngược lại,
ông Tô Lâm cùng “phe phái chính trị của ông” cũng giành được ảnh hưởng
trong chính quyền tương lai của Mỹ.
Nhưng
quan trọng hơn, dự án này sẽ phần nào giúp gắn lợi ích của du lịch và thương mại
Việt Nam với lợi ích của tập đoàn Trump, cũng có nghĩa là lợi ích cho chính tân
tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Chuyên gia Hutt nhận định rằng giờ đây “Trump
có động lực hơn để củng cố hình ảnh quốc tế của Việt Nam. Chắc hẳn bây giờ ông
sẽ không còn gọi Việt Nam là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” về mặt thương mại như những
gì ông đã tuyên bố vào năm 2019 khi ông có lợi ích cá nhân tại Việt Nam (…) Điều
này cũng sẽ tạo cơ hội cho các nhà ngoại giao và các nhà vận động hành lang của
Việt Nam dễ dàng tiếp cận Nhà Trắng hơn thông qua việc nói về các khoản đầu tư
của ông.” Và như vậy thì dù có là muốn thuyết phục hay thương thảo về
các vấn đề khác cũng đều sẽ dễ hơn cho Việt Nam. Chuyên gia Hutt cũng đặt câu hỏi
: “Liệu chính quyền của Trump có cân nhắc kỹ hơn trước khi trừng phạt Hà Nội
vì thặng dư thương mại (như những gì mà ông đã làm trước đó) hay sẽ thay đổi nếu
điều đó gián tiếp gây tổn hại cho khu phức hợp nghỉ dưỡng - sân golf của ông? Nếu
gặp ông Tô Lâm hay ông Lương Cường, chủ đề đầu tiên trong cuộc thảo luận sẽ là
lợi ích gia đình của Trump hay lợi ích của toàn nước Mỹ?”
Tóm
lại dù thế nào đi nữa, dự án này vẫn giúp xây dựng một mối quan hệ đôi bên cùng
có lợi giữa Trump và Việt Nam. Hơn hết, theo nhận định từ nhà nghiên cứu David
Hutt, đây là một bước đi khôn ngoan của Hà Nội khi có thể thuyết phục tập đoàn
Trump cam kết đầu tư, nhất là khi mà nó mang lại cho phe phái quyền lực nhất của
Việt Nam sức ảnh hưởng trong chính quyền tương lai của Mỹ.
(Nguồn
: The Diplomat, Reuters)
No comments:
Post a Comment