COP29: Đặc phái viên
về khí hậu của Mỹ nói công việc sẽ tiếp tục bất chấp sự trở lại của Trump
12/11/2024
Đặc
phái viên về khí hậu của Hoa Kỳ John Podesta hôm 11/11 kêu gọi các chính phủ giữ vững niềm tin
vào lời hứa của Mỹ trong việc chống lại sự nóng lên toàn cầu, nói rằng Donald
Trump có thể làm chậm chứ không thể dừng lại quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu
hóa thạch khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1.
https://gdb.voanews.com/1c7d34b8-ee41-4e66-aa00-9d9c82925252_w1023_r1_s.jpg
Hội
nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP29 khai mạc tại tại
Baku, Azerbaijan, hôm 11/11/2024. Ông Trump nói sẽ rút Mỹ ra khỏi hiệp định khí
hậu thế giới này khi lên nắm quyền trở lại.
Hội nghị
thượng đỉnh về khí hậu thường niên của Liên hợp quốc khai mạc hôm 11/11 tại
Baku, Azerbaijan, với nhiều phái đoàn các nước lo ngại rằng chiến thắng của ông
Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hôm 5/11 sẽ cản trở tiến trình hạn chế
sự nóng lên của hành tinh.
Ông
Trump đã tuyên bố sẽ một lần nữa rút Hoa Kỳ, quốc gia từng phát thải khí nhà
kính lớn nhất thế giới, ra khỏi hợp tác khí hậu quốc tế và tối đa hóa sản lượng
nhiên liệu hóa thạch vốn đã cao kỷ lục của Mỹ.
"Đối
với những người trong chúng ta cống hiến cho hành động vì khí hậu, kết quả tuần
trước tại Hoa Kỳ rõ ràng là vô cùng đáng thất vọng", ông Podesta phát biểu
tại hội nghị thượng đỉnh.
"Nhưng
điều tôi muốn nói với các bạn hôm nay là trong khi chính phủ liên bang Mỹ, dưới
thời Donald Trump, có thể tạm gác hành động ứng phó với biến đổi khí hậu lại,
thì công tác kiềm chế biến đổi khí hậu vẫn sẽ tiếp tục tại Hoa Kỳ".
Ông
Podesta cho biết Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), một đạo luật khí hậu mang tính
bước ngoặt của Tổng thống Joe Biden cung cấp hàng tỷ đô la trợ cấp cho năng lượng
sạch, sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào năng lượng mặt trời, gió và các công nghệ
khác, và rằng các chính quyền tiểu bang Hoa Kỳ cũng sẽ thúc đẩy cắt giảm khí thải
thông qua quy định.
"Tôi
không nghĩ rằng bất kỳ điều nào trong số đó có thể bị đảo ngược. Liệu có thể
làm chậm lại được không? Có thể. Nhưng hướng đi thì rõ ràng", ông Podesta
nói.
Mặc
dù ông Trump đã hứa sẽ hủy bỏ IRA, nhưng để làm như vậy sẽ cần một đạo luật của
Quốc hội – và điều đó có thể khó thực hiện được do sự ủng hộ của một số nhà lập
pháp Đảng Cộng hòa có các khu vực được hưởng lợi từ các khoản đầu tư liên quan
đến IRA.
Tranh
cãi về chương trình nghị sự
Ngoài
việc ông Trump được bầu làm tổng thống của nền kinh tế lớn nhất thế giới, các
cuộc đàm phán ở Baku còn giành sự chú ý tới các mối quan ngại về kinh tế và chiến
tranh ở Ukraine và Gaza.
Điều
đó làm phức tạp thêm tham vọng của hội nghị thượng đỉnh nhằm giải quyết mục
tiêu ưu tiên trong chương trình nghị sự – một thỏa thuận tài trợ khí hậu lên tới
1.000 tỷ đô la hàng năm cho các nước đang phát triển, thay thế mục tiêu 100 tỷ
đô la.
Trưởng
ban khí hậu của Liên hợp quốc Simon Stiell đã tìm cách thúc đẩy động lực.
"Chúng
ta hãy loại bỏ ý tưởng rằng tài trợ khí hậu là từ thiện", ông phát biểu tại
sân vận động Baku. "Một mục tiêu tài trợ khí hậu mới đầy tham vọng hoàn
toàn vì lợi ích của mọi quốc gia, kể cả quốc gia lớn nhất và giàu có nhất".
Năm
nay đang trên đà trở thành năm nóng nhất được nghị nhận trong lịch sử. Cả các
quốc gia giàu và nghèo đều phải đối mặt với những thách thức từ các sự kiện thời
tiết khắc nghiệt, bao gồm thảm họa lũ lụt ở Châu Phi, vùng ven biển Tây Ban Nha
và tiểu bang North Carolina của Hoa Kỳ, cũng như hạn hán đang hoành hành ở Nam
Mỹ, Mexico và miền Tây Hoa Kỳ.
Nhưng
ngay cả việc nhất trí về một trong những nhiệm vụ đầu tiên của COP29 cũng tỏ ra
là một thách thức: chương trình nghị sự cho các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn
hơn 5 giờ trước khi được phê duyệt.
Bốn
nguồn tin biết về các cuộc thảo luận kín, yêu cầu được giấu tên, cho biết Liên
minh châu Âu và các quốc đảo nhỏ đã yêu cầu các nước thảo luận về cách xây dựng
dựa trên thỏa thuận năm ngoái để chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Các
nguồn tin nói rằng các quốc gia vùng Vịnh sản xuất nhiên liệu hóa thạch muốn giới
hạn các cuộc thảo luận trong các yếu tố của thỏa thuận COP28 năm ngoái liên
quan đến tài chính.
Cuối
cùng, các quốc gia đã đồng ý rằng họ sẽ thảo luận về thỏa thuận COP28, nhưng vẫn
để ngỏ về nội dung chính xác mà các cuộc đàm phán này sẽ tập trung vào.
Các
quốc gia cũng tránh được tranh cãi về căng thẳng thương mại, sau khi Trung Quốc
yêu cầu đưa mối quan ngại về chính sách thương mại của một số quốc gia vào
chương trình nghị sự COP29. Bắc Kinh đã rút lại đề xuất của mình, thay vào đó
là các cuộc đàm phán không chính thức về vấn đề này với chủ tịch COP29 của
Azerbaijan.
Thương
mại đã trở thành vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc, vốn đã phải đối mặt với
thuế quan của EU, vì lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông Trump là áp thuế
20% đối với tất cả hàng hóa nước ngoài và 60% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Nhiều
người cũng lo ngại rằng việc Hoa Kỳ rút lui có thể khiến các quốc gia khác phải
lùi bước trước các cam kết hiện có về khí hậu hoặc thu hẹp tham vọng trong
tương lai.
"Mọi
người sẽ nói rằng, ừ thì, Hoa Kỳ là nước phát thải lớn thứ hai. (Nhưng) đây là
nền kinh tế lớn nhất thế giới... Nếu họ không đặt ra cho mình một mục tiêu đầy
tham vọng, tại sao chúng ta phải làm thế?" Marc Vanheukelen, đại sứ khí hậu
của EU từ năm 2019 đến năm 2023, nói với Reuters.
Ông
Podesta cho biết Trung Quốc, hiện là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế
giới, có nghĩa vụ phải hành động, một phần bằng cách xây dựng kế hoạch cắt giảm
khí thải phù hợp với mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris năm 2015 là hạn chế sự
nóng lên của hành tinh ở mức 1,5 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp.
"Họ
có vai trò quan trọng và tôi hy vọng họ sẽ thực hiện vai trò này", ông
Podesta nói.
Nước
chủ nhà Azerbaijan đã vận động các chính phủ đẩy nhanh quá trình chuyển sang
năng lượng sạch trong khi chào hàng khí đốt như một nhiên liệu chuyển tiếp.
Doanh thu từ dầu khí chiếm 35% doanh thu nền kinh tế của nước này trong năm
2023, giảm so với mức 50% của 2 năm trước đó. Chính phủ Azerbaijan cho biết
doanh thu này sẽ giảm xuống còn 22% vào năm 2028.
Tổng
thống Ilham Aliyev đã gọi nguồn nhiên liệu hóa thạch dồi dào của Azerbaijan là
"món quà của Chúa" và Baku đã đề xuất thành lập Quỹ Hành động Tài
chính Khí hậu để tự nguyện thu thập tới 1 tỷ đô la từ các công ty khai thác
trên 10 quốc gia bao gồm cả Azerbaijan.
No comments:
Post a Comment