Tô Lâm - Donald
Trump: cuộc điện đàm dự báo mối quan hệ
BBC News Tiếng Việt
13
tháng 11 năm 2024 12:15 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgk4z25xd5o
Tổng
Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với ông Donald Trump vào ngày 11/11 để chúc mừng ông
Trump thắng cử, mời ông Trump tới thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới.
Tổng
Bí thư Tô Lâm và Tổng Thống Donald Trump
Một
số chủ đề được trao đổi trong cuộc điện đàm là việc thúc đẩy quan hệ Đối tác
Chiến lược Toàn diện, kinh tế, thương mại và đầu tư, theo Cổng thông tin điện tử
Chính phủ Việt Nam.
Các
quan chức và chuyên gia chuỗi cung ứng đã nói với Reuters rằng
Việt Nam sẽ phải đối mặt những biến động thương mại trong nhiệm kỳ tổng thống
thứ hai của ông Trump.
Giới
lãnh đạo Việt Nam muốn một chính sách thương mại ổn định từ một tổng thống Dân
chủ hơn là sự bất định của ông Trump, hai quan chức cấp cao nói với Reuters trước
ngày bầu cử 5/11. Lý do chính cho sự quan ngại là thặng dư thương mại lớn của
Việt Nam với Mỹ, điều mà ông Trump từng phàn nàn trong nhiệm kỳ thứ nhất.
Điểm
sáng cho Việt Nam vẫn là khả năng tiếp tục, hoặc tăng cường, hưởng lợi từ làn sóng đầu tư và xu hướng chuyển
dịch dây chuyển sản xuất của các doanh nghiệp ra khỏi Trung Quốc.
Ngoài
vấn đề hợp tác kinh tế, ông Trump cũng đề cập tới hai chuyến thăm của ông tới
Việt Nam vào năm 2017 và năm 2019.
Ông
Tô Lâm đã mời ông Trump tới thăm Việt Nam, ông Trump đồng ý và đưa ra lời mời
tương tự dành cho ông Tô Lâm, báo Chính phủ đưa tin.
Cuộc
điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống đắc cử Donald Trump dự báo kênh
giao thiệp giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam - lãnh đạo Chính phủ Mỹ là điều
mà Việt Nam muốn tiếp tục đẩy mạnh và phía Mỹ cũng sẵn sàng chấp nhận.
Giao
thiệp tổng bí thư – tổng thống
Năm
2015, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu
tiên thăm Mỹ và được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón ở Phòng Bầu dục - nơi
vốn chỉ dành cho các nguyên thủ quốc gia chứ không phải lãnh đạo đảng chính trị.
Sự
kiện này khi đó được coi là sự thừa nhận từ phía Mỹ về tính chính danh của Đảng
Cộng sản Việt Nam và vai trò "nguyên thủ trên thực tế" của người đứng
đầu đảng này.
Tuy
nhiên, sự thừa nhận này dường như đã bị "đứt gãy" dưới thời ông
Donald Trump.
Vào
năm 2016, khi ông Trump đắc cử tổng thống, người điện đàm chúc mừng ông Trump
là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Năm
2017, Tổng thống Trump đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Ông Trump
đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hội kiến Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và có cuộc gặp xã giao với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo báo chí
Việt Nam.
Cũng
vào năm 2017, ông Phúc đã có chuyến thăm chính thức Mỹ và được ông Trump tiếp tại
Phòng Bầu dục.
Ông
Nguyễn Xuân Phúc (trái) có cuộc gặp với ông Donald Trump ở Phòng Bầu dục vào
năm 2017
Tới
năm 2019, khi tới Việt Nam để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên,
ông Trump đã có cuộc hội đàm với ông Trọng. Khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng đang
kiêm nhiệm hai chức vụ là tổng bí thư và chủ tịch nước.
Có
thể thấy là ông Trump mới chỉ hội đàm với người đang đảm đương chức vụ chủ tịch
nước hoặc thủ tướng ở phía Việt Nam. "Bước ngoặt" mà người tiền nhiệm
Obama xác lập - giao thiệp chính thức giữa tổng thống Mỹ và người đứng đầu Đảng
Cộng sản Việt Nam - dường như đã không được ông Trump tiếp tục.
Đến
thời vị tổng thống Dân chủ kế tiếp là Joe Biden thì kênh đối thoại tổng thống -
tổng bí thư đã được khôi phục.
Ngày
29/3/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Joe
Biden nhân dịp hai quốc gia kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện.
Khi Tổng thống Mỹ Joe
Biden vào năm 2023 thì người tiếp đón và hội đàm chính thức là Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thế
nên, cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Tô Lâm vừa qua dường như dự báo cách
tiếp cận được điều chỉnh của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai.
Tiến
sĩ khoa học chính trị Nguyễn Khắc Giang cho rằng ông Tô Lâm và ông Trump sẽ có
mối quan hệ tốt đẹp vì đều là “hai người đàn ông cứng rắn”.
Trong
chuyến đi Mỹ hồi tháng Chín vừa rồi, ông Tô Lâm đã không
gặp Phó Tổng thống Kamala Harris. Lựa chọn này được đánh giá là để ông
Tô Lâm không cho thấy mình nghiêng về phe Dân chủ hay Cộng hòa ở thời điểm chưa
chắc chắn chính phủ kế tiếp của Mỹ sẽ do đảng nào lãnh đạo.
Trump
Organization và dự án ở Hưng Yên
Ngày
8/10, Trump Organization, doanh nghiệp gia đình của ông Trump, đã ký một thỏa
thuận với công ty phát triển bất động sản Việt Nam Kinh Bắc City Development (Tổng
Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, KBC) để xây dựng một sân gôn và khu nghỉ dưỡng
trị giá 1,5 tỷ USD tại tỉnh Hưng Yên.
Một
biên bản ghi nhớ đã được ký kết bởi các bên gồm: Trump Organization, Ủy ban
Nhân dân tỉnh Hưng Yên và Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, trong thời
gian Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đang có chuyến công tác tại Hoa
Kỳ.
Bản
thân ông Donald Trump đã tham dự lễ ký kết và được chụp ảnh ngồi cạnh con trai
ông là Eric Trump và ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch KBC - người mà theo mô tả của
tác giả David Hutt trong bài viết trên tờ The Diplomat là "một ông trùm có
ảnh hưởng chính trị đáng kể".
Ông
Tâm từng là đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2004-2009, đại biểu Quốc hội
khóa 13 nhiệm kỳ 2011-2016.
Trên
thị trường chứng khoán, ông Đặng Thành Tâm từng là người giàu nhất vào năm
2007, VietNamNet đưa tin.
Theo
bài viết của David Hutt trên tờ The Diplomat, dự án nói trên có thể
giúp Việt
Nam tận dụng để làm ăn với chính quyền Donald Trump.
"Hưng
Yên là tỉnh nhà của Tô Lâm và phe của ông, bao gồm tân Bộ trưởng Công an mới
Lương Tam Quang và tân Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh.
“Thông
qua thỏa thuận này, công ty gia đình của Trump hiện đã gắn liền với phe phái
đang lên trong Đảng Cộng sản Việt Nam," ông David Hutt viết.
Theo
một báo cáo công bố vào tháng 9/2020 của tổ chức Công dân vì Trách nhiệm và Đạo
đức ở Washington (CREW), “ranh giới giữa Tổ chức Trump và chính quyền Trump đã
mờ nhạt đến mức không còn rõ trách nhiệm công của Tổng thống Trump kết thúc ở
đâu và lợi ích tài chính cá nhân của ông bắt đầu từ chỗ nào”.
Báo
cáo này cũng nêu rằng kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2017 đến giữa tháng
9/2020, ông Trump đã đến thăm các cơ sở kinh doanh của mình 503 lần, trong đó
hơn một nửa là các chuyến đi đến sân gôn của ông.
Trong
trường hợp Việt Nam, sân bay quốc tế Hà Nội là nơi gần nhất với khu nghỉ dưỡng
mà Trump Organization dự định xây dựng.
Ông
Hutt nhận định rằng không khó để tưởng tượng Trump sẽ thường xuyên đến thăm Việt
Nam hơn để kết hợp giữa công việc và cá nhân, kiến nghị các nhà lãnh đạo
Đông Nam Á tổ chức một hoặc hai cuộc họp tại sân gôn Việt Nam của ông.
Trong
bài viết vào tháng 1/2024 trên báo The Guardian, ông Jamie Raskin, một thành
viên của Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ, cáo buộc ông Trump liên tục và cố tình vi
phạm Hiến pháp khi cho phép các doanh nghiệp của ông nhận hàng triệu đô la Mỹ từ
“một số quốc gia tham nhũng nhất nổi tiếng nhất thế giới”.
Theo
đó, ông Raskin cho rằng những quốc gia chi tiền, “thường là rất nhiều”, vào các
căn hộ và việc lưu trú tại các khách sạn thuộc đế chế kinh doanh của ông Trump
“khiến ông Trump giàu lên trong khi đưa ra quyết định về chính sách đối ngoại
liên quan tới các chương trình chính sách của những quốc gia này”.
“Các
chính phủ thực hiện những khoản thanh toán này mong muốn đạt được những kết quả
chính sách đối ngoại cụ thể từ Tổng thống Trump và chính quyền của ông ta,” ông
Raskin nêu.
Còn
ông David Hutt viết:
"Cho
dù khu nghỉ dưỡng chơi gôn có thành công hay không, thì đó là một động thái
khôn ngoan của Hà Nội và những người có ảnh hưởng để khiến Trump Organization
cam kết đầu tư. Điều này giúp phe quyền lực nhất của Việt Nam giành được ảnh hưởng
trong chính quyền tiếp theo của Mỹ."
No comments:
Post a Comment