Wednesday, November 13, 2024

DONALD TRUMP TRỞ LẠI TÒA BẠCH ỐC : CÔNG CUỘC CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THẾ GIỚI SẼ RA SAO? (Jeremy Howell / BBC News)

 



Donald Trump trở lại Nhà Trắng: Công cuộc chống biến đổi khí hậu của thế giới sẽ ra sao?    

Jeremy Howell

BBC World Service

9 tháng 11 2024

 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0lp6lxpll9o

 

Tại Thượng đỉnh COP29 (11-22/11) ở Azerbaijan, các chuyên gia về khí hậu từ hàng chục quốc gia sẽ thảo luận về các biện pháp mới nhằm nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/c287/live/44b34100-9d1f-11ef-8f40-07e62b1b6eb2.jpg.webp

Ông Donald Trump với dòng thông điệp "Trump đào than đá" trong cuộc vận động tranh cử tổng thống vào năm 2017

 

Những biện pháp này được kỳ vọng sẽ ngăn chặn nhiệt độ tăng trong những năm tới, giúp thế giới có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất của vấn đề biến đổi khí hậu.

 

Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là sẽ rút Mỹ ra khỏi các hiệp định quốc tế về chống biến đổi khí hậu, giống như đã thực hiện trong nhiệm kỳ lần thứ nhất - và chuyện này có thể đồng nghĩa - lượng phát thải từ Mỹ sẽ gia tăng đáng kể.

 

 

Các mục tiêu chống biến đổi khí hậu của thế giới

 

Tại Thượng đỉnh COP21 ở thủ đô Paris của Pháp vào năm 2015, gần 200 quốc gia đã cam kết sẽ nỗ lực ngăn chặn nhiệt độ trên toàn cầu tăng hơn 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

 

Cam kết này nhằm mục đích tránh những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu như mùa màng thất bát và lũ lụt do băng tan ở hai cực.

 

Liên Hiệp Quốc cho biết để giữ mức nhiệt độ tăng trên toàn cầu trong giới hạn dưới 1,5 độ C, các quốc gia cần chấm dứt thải khí carbon dioxide (CO2) và methane vào môi trường, vì đây là "khí thải nhà kính" tích tụ nhiệt trong bầu khí quyển.

 

Thế giới tiến gần đến mục tiêu tăng nhiệt đồ dưới 1,5 độ C

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8f82/live/188cbdd0-9e6f-11ef-82c3-45a801b7330b.png.webp

 

Mục tiêu là cắt giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức phát thải "bằng không" vào năm 2050, trong đó không có thêm lượng khí nhà kính nào được thải vào bầu khí quyển.

 

Hầu hết các quốc gia đều có hoặc đang cân nhắc mục tiêu phát thải "bằng không" này.

Các biện pháp để đạt được mục tiêu này bao gồm việc chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu, khí đốt và than đá sang năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió. Các biện pháp này còn bao gồm chuyển đổi xe chạy bằng xăng sang xe điện.

 

Tuy nhiên, mức thải khí nhà kính vẫn đang gia tăng nhanh chóng, đồng nghĩa là nhiệt độ toàn cầu có khả năng tăng vượt hơn 1,5 độ C, theo các nhà khoa học thuộc Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.

 

Tại Thượng đỉnh COP29 ở thủ đô Baku của Azerbaijan, các quốc gia sẽ cùng thảo luận về các hành động chung tiếp theo cần phải được thực hiện để đạt được mục tiêu mà họ đã ký kết tại Paris hồi năm 2015.

 

·        Donald Trump hứa làm 7 điều này trên cương vị tổng thống

·        8 tháng 11 năm 2024

·        Công ty pin năng lượng mặt trời Trung Quốc rời Việt Nam để né thuế từ Mỹ

·        7 tháng 11 năm 2024

·        Tại sao nước Mỹ trao cho ông Trump cơ hội thứ hai

·        7 tháng 11 năm 2024

 

 

Mỹ đã thực thi các biện pháp nào?

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3b18/live/940dc760-9d20-11ef-a24f-d9fb8d8bafc4.jpg.webp

Mỹ đã đầu tư với quy mô lớn vào lĩnh vực năng lượng xanh trong các năm gần đây

 

Chống biến đổi khí hậu là mục tiêu trọng tâm của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden.

 

Năm 2022, ông đã ký phê chuẩn thành luật Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).

 

Đạo luật này cung cấp hàng trăm tỷ đô la Mỹ dưới dạng ưu đãi thuế, tín dụng và cho vay để kích thích sản xuất năng lượng sạch của Mỹ và đã tạo ra 300.000 việc làm trong lĩnh vực này.

 

Chính quyền Tổng thống Biden cũng yêu cầu các nhà máy điện phải loại bỏ phát thải khí nhà kính vào năm 2040 và tuyên bố tất cả các xe vận tải hành khách được bán sau năm 2035 phải có mức phát thải bằng không.

 

Ông Biden cũng đặt mục tiêu 55% nguồn điện năng sẽ đến từ năng lượng tái tạo trước thời điểm năm 2025, 75% trước năm 2030 và 100% trước năm 2035.

 

VIDEO : "Chân dung ông Trump: Hai lần đắc cử tổng thống Mỹ"

               https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0lp6lxpll9o

 

 

Nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể tác động thế nào đến chính sách chống biến đổi khí hậu?

 

Tổng thống đắc cử Donald Trump là người công khai phủ nhận biến đổi khí hậu và gọi vấn đề này là "chuyện tưởng tượng", "không tồn tại" hoặc "một thông tin giả mạo tốn kém" (nhưng cũng từng gọi vấn đề này là một "chủ đề nghiêm túc").

 

Năm 2017, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, ông Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu, một thỏa thuận có nội dung đặt ra giới hạn về mức khí thải nhà kính của Mỹ.

 

Tuy nhiên, Mỹ chỉ có thể chính thức rời khỏi hiệp định này vào năm 2020 - vài tháng trước khi ông Trump rời Nhà Trắng và Tổng thống Biden đã khởi động lại tiến trình Mỹ tái gia nhập thỏa thuận Paris sau khi ông nhậm chức.

 

Có nhiều nhận định cho rằng ông Trump sẽ rút khỏi Thỏa thuận Paris một lần nữa khi ông bước chân vào Nhà Trắng cho nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 1/2025. Lần này, Mỹ có thể rời khỏi thỏa thuận chỉ trong vòng một năm.

 

Điều này sẽ tạo ra các vấn đề cho Mỹ tại Thượng đỉnh COP29 ở Baku. Tổng thống Joe Biden cử các nhà đàm phán tham dự thượng đỉnh nhưng không có điều gì họ đồng thuận sẽ mang tính ràng buộc đối với chính quyền Trump.

 

Theo Giáo sư Richard Klein, một chuyên gia về chính sách biến đổi khí hậu từ Viện Môi trường Stockholm, chuyện này làm giảm áp lực đối với các quốc gia công nghiệp lớn khác, chẳng hạn như Trung Quốc, trong việc cắt giảm khí thải carbon.

 

"Họ không thể cam kết bất cứ điều gì và điều đó đồng nghĩa là các quốc gia như Trung Quốc sẽ không muốn cam kết bất cứ điều gì," ông nói.

 

Và với chuyện Mỹ không tham dự các thượng đỉnh COP, Trung Quốc sẽ có ít áp lực hơn trong việc đóng góp tiền cho các nước đang phát triển để họ tự thực thi các biện pháp chống biến đổi khí hậu, Giáo sư Klein đưa ra cảnh báo.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/f2ad/live/a3668020-9d21-11ef-a24f-d9fb8d8bafc4.jpg.webp

Donald Trump đã nói với các công ty năng lượng là "Hãy khoan, khoan, khoan đi nào"

 

Trong khi đó, dường như ông Trump sẽ khuyến khích khai thác thêm nhiều dầu, khí đốt và than đá hơn ở Mỹ, theo khẩu hiệu "Hãy khoan, khoan, khoan đi nào".

 

Dan Eberhart, Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ mỏ dầu Canary LLC, nói với Bloomberg News rằng: "Bạn sẽ thấy doanh số cho thuê mỏ dầu ngoài khơi, đường ống dẫn dầu tăng nhanh hơn nhiều, bạn sẽ thấy việc khai thác khí đá phiến bằng phương pháp thủy lực phân rã trên các mảnh đất liên bang và tư duy có trọng tâm là giảm chi phí năng lượng cho người tiêu dùng".

 

Chính quyền Trump cũng có thể chặn việc xây dựng các trang trại điện gió ngoài khơi. Giá cổ phiếu của các công ty sản xuất turbin gió đã sụt giảm với ngại rằng nhiều dự án có thể bị hủy bỏ.

 

Theo báo cáo của tổ chức tư vấn Carbon Brief có trụ sở tại Anh, 4 tỷ tấn CO2 và các khí nhà kính khác có thể bị thải vào bầu khí quyển trong bốn năm của chính quyền Trump hơn là thời của ông Biden.

 

"Nhiệm kỳ lần thứ hai của ông Trump - phá bỏ thành công di sản khí hậu của Biden - có thể sẽ chấm dứt mọi hy vọng trên toàn cầu về việc giữ mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C", Tiến sĩ Simon Evans, tác giả của báo cáo, cho biết.

 

·        Donald Trump hứa làm 7 điều này trên cương vị tổng thống

8 tháng 11 năm 2024

·        Nhiệm kỳ tổng thống lần hai của Trump sẽ như thế nào?

6 tháng 11 năm 2024

·        Gia đình Trump: một đế chế gia đình Mỹ

·        6 tháng 11 năm 2024

 

 

Phong trào Năng lượng xanh tại Mỹ sẽ chết?

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/7a87/live/82e39710-9d2c-11ef-a24f-d9fb8d8bafc4.jpg.webp

Hơn 50% nguồn năng lượng của bang California đến từ nguồn năng lượng tái tạo, như gió

 

Nhiều nhà phân tích cho rằng, bất chấp thái độ của Donald Trump đối với vấn đề biến đổi khí hậu, sự chuyển dịch sang năng lượng xanh ở nước Mỹ vẫn sẽ diễn ra.

 

Trước tiên, lý do xuất phát từ rất nhiều chính trị gia cùng trong Đảng Cộng hòa của ông Trump thích Đạo luật Giảm lạm phát.

 

Dự kiến ​​đạo luật này sẽ tạo ra tới 3 ngàn tỷ đô la đầu tư cho năng lượng xanh như năng lượng mặt trời và gió và 85% trong số tiền này cho đến nay đã được dành cho các khu vực bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa.

 

Trong khi đó, năng lượng tái tạo trên thế giới đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh lớn.

 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Paris, ước tính rằng, chỉ tính riêng trong năm 2024, nguồn đầu tư trên toàn cầu trong các lĩnh vực như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và pin có thể lên tới khoảng 2 ngàn tỷ đô la Mỹ.

 

Con số này gấp đôi số tiền dự kiến ​​sẽ đầu tư vào dầu mỏ, khí đốt hoặc than đá trong cả năm 2024.

 

Nhà Trắng có thể muốn nguồn tiền đầu tư phải chảy nhiều nhất vào Mỹ, thay vì các đối thủ như Trung Quốc.

 

Và rất nhiều nguồn năng lượng tái tạo cũng đã được nối vào lưới điện ở Mỹ.

 

54% nguồn điện năng của bang California, theo các tài liệu được công bố, đến từ năng lượng tái tạo như từ mặt trời và gió.

 

Nhìn chung, Mỹ nhận được 40% từ nguồn năng lượng tái tạo - đây là điều mà ông Trump khó có thể bỏ qua nếu ông muốn các doanh nghiệp vẫn ăn nên làm ra.

 

----------------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Quốc tế phản đối bản án dành cho bà Ngô Thị Tố Nhiên trước chuyến thăm Việt Nam của đại diện cấp cao EU

29 tháng 7 năm 2024

.

Tuvalu: viễn cảnh một quốc gia chìm hoàn toàn dưới biển

26 tháng 9 năm 2024

.

Thỏa thuận thay đổi khí hậu Paris có hiệu lực

4 tháng 11 năm 2016

 .

Quốc gia nào nên chi trả cho cuộc khủng hoảng khí hậu?

14 tháng 11 năm 2023

.

Donald Trump hứa làm 7 điều này trên cương vị tổng thống

8 tháng 11 năm 2024

 

 






No comments: