Gia đình Việt ở
Ukraine sang Anh lánh nạn (kỳ 1): Vượt đạn pháo rời Kyiv
Minh Thư
BBC News Tiếng Việt
6 tháng 8
2022, 15:34 +07 | Cập nhật 6 tháng 8 2022, 16:20 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6p6nvv20llo
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7198/live/a15a5a80-157a-11ed-ab3d-ed2d6e8e6695.jpg.webp
Ba
mẹ con chị Nguyễn Thu Hương trong một khu trượt tuyết mùa đông ở
Ukraine. Ảnh chụp hôm 6/2/2022, chỉ ít ngày trước khi chiến tranh nổ ra.
Nguyễn Thu
Hương, người từng sống ở Kyiv 20 năm, cùng chồng và hai con gái rời Kyiv sáu
ngày sau khi Nga mở cuộc xâm lược vào Ukraine.
Gia đình
chị bắt đầu cuộc sống mới ở thị trấn Sutton, hạt Surrey, Nam London từ đầu
tháng Sáu.
Tôi có dịp
gặp và hỏi chuyện Hương khi chị cùng chồng con tới thăm trụ sở chính của BBC một
ngày hè tháng Bảy.
Chân thành
và cởi mở, chị Nguyễn Thu Hương kể lại hành trình đầy rủi ro, thử thách nhưng
cũng nhiều may mắn đưa gia đình sang lánh nạn ở Anh quốc.
https://ichef.bbci.co.uk/news/600/cpsprodpb/c1b3/live/eac3f1e0-14cb-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp
Gián
điệp của Nga thường đánh dấu X trên nóc các tòa nhà để tên lửa dễ tìm mục tiêu,
chị Hương kể
Khu nhà ở Kyiv ‘cắt cử người bảo vệ khỏi gián
điệp Nga’
Đã đọc nhiều
tin tức về gián điệp hoạt động cho Nga ở Ukraine từ đầu cuộc chiến, những gì chị
Hương kể về cách cư dân Kyiv bảo vệ tòa nhà của mình cho tôi biết nhiều chi tiết
mới.
“Quân đội
Ukraine cảnh báo có những người là gián điệp, và chỉ điểm nằm vùng của Nga. Họ
vẽ lên tòa nhà những ký hiệu theo quy ước để giúp tên lửa Nga bắn trúng mục
tiêu về ban đêm.”
Vì thế,
dân cư tòa nhà đã cắt cử người thay phiên để trông nom, bảo vệ khu nhà. Mỗi người
sẽ phụ trách một cầu thang, và phải trèo lên nóc xem nếu có ký hiệu đó thì xóa
đi.
Mỗi khi
phát hiện bom mìn gián điệp gắn ở cầu thang, họ gọi các cơ quan chức năng
chuyên xử lý bom mìn đến gỡ.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4bda/live/54f3ef70-14cc-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp
Một trái mìn hình đồ chơi được treo
trong khu nhà chị Hương ở Kyiv
“Gián điệp
Nga thường làm bom mìn có hình giống như đồ chơi – lợn đất hay những hình rất đẹp
và sặc sỡ - mà trẻ con cầm vào là nổ ngay. Họ hay gắn ở cầu thang trong các khu
dân cư,” chị Hương kể.
Mỗi lần
như vậy mọi người đều chụp ảnh và đăng lên nhóm Facebook của tòa nhà để mọi người
biết.
Đến giờ,
tòa nhà vẫn tiếp tục được bảo vệ theo cách đó.
Xác định có thể phải bỏ mạng trên đường khi rời
Kyiv
Thử đặt
mình vào tình thế phải bất ngờ đối mặt với chiến tranh, tên rơi đạn lạc, tôi muốn
biết gia đình chị Nguyễn Thu Hương quyết định rời Kyiv khi nào và ra sao.
Chị không
ngần ngại chia sẻ rằng đây thực sự là một ‘cuộc đấu tranh’ giữa hai vợ chồng.
Ba ngày
sau khi chiến tranh nổ ra, Nga tấn công vào Đại lộ Chiến thắng ở Kyiv. Giao
tranh rất dữ dội và ngay ở khu nhà chị Hương ở, tiếng súng nổ liên tục, tiếng
tên lửa bắn thấy rất gần, thậm chí, “nghe thấy được cả tiếng tên lửa di chuyển
trên đầu mình”.
Việc rời
thủ đô thực sự rất nguy hiểm, khiến chồng chị Hương không muốn đi.
“Khi đó
nhà tôi có hai quan điểm, tôi muốn đi còn chồng tôi lại không muốn đi.”
“Mình nghĩ
là người mẹ, mình phải che chở cho các con, không thể để cho chúng nó sống
trong sự nguy hiểm như thế được.”
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/c87a/live/9d369f80-14cc-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp
Dọn tuyết xe hơi trước khi lên đường
đi sơ tán
Nhưng đến
ngày thứ bảy của cuộc chiến, vào phút chót, chồng chị đã đồng ý lên đường rời
Kyiv.
“Khi ra
đi, thực sự chúng tôi xác định khả năng đến nơi an toàn là 50:50, và có thể phải
bỏ mạng trên đường,” chị Hương xúc động kể lại.
“Lúc đó
không chỉ có bom đạn mà còn cả trấn cướp nữa. Rất nhiều trấn cướp hoạt động
trên tuyến đường từ Kyiv đi Lviv. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra.”
Chất đồ
lên xe giữa tiếng còi báo động rú rít, họ lên đường chỉ mang theo hành lý tối
thiểu, mỗi người hai bộ quần áo.
Khi xe chạy
trên đường, một chiếc tên lửa bay ngay qua đầu xe, bắn trúng máy bay ngay bên cạnh
xe, gây tiếng nổ lớn.
Hai con
gái chị đang ngủ trên xe, giật mình tỉnh giấc và thấy khói đen ở đằng sau khi
xe lướt nhanh.
Với chị
Hương, khoảnh khắc cận kề cái chết này vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng không biết
bao giờ mới xóa mờ.
“Đúng là
nhà tôi đã đi dưới làn bom đạn. Lần đầu tiên trong cuộc đời, mình hiểu chiến
tranh là thế nào.”
Không những
thế, để đảm bảo an ninh cho quân đội Ukraine, tất cả các biển báo trên đường đều
bị dỡ bỏ hết. Cây cầu nối Kyiv với Zitomir cũng bị quân Nga đánh phá nên nhà chị
phải đi đường vòng.
Nhờ vệ
tinh của Elon Musk (Starlink) hỗ trợ, họ dùng Google Map để định vị khi lái xe
và cuối cùng đã đến Lviv an toàn sau khi nghỉ một đêm ở thành phố Ternopil.
Họ đã may
mắn hơn nhiều người khác bị trúng bom đạn hay bị cướp, giết và phải bỏ mạng
trên đường.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7480/live/4ef4b840-14cf-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp
Con đường từ Kyiv đi Lviv
Thoát trấn cướp tới Ba Lan nhưng chưa biết sẽ
đi đâu tiếp
Khi tới
Lviv, tưởng gia đình mình được ở nơi an toàn, nhưng “không ngờ lại có báo động
suốt ngày suốt đêm”, và trong nỗi sợ hãi, nghe theo lời khuyên của nhiều người,
gia đình chị Hương quyết định đi Ba Lan sau hai ngày.
Tôi hỏi
thêm về cảm xúc của chị và gia đình trên đường đi thì được biết chặng đường
sang Ba Lan cũng không kém phần kịch tính.
"Khi
từ Lviv đi sang biên giới Balan thì nhà chị gặp cướp, lúc đó các cháu hoảng sợ
thật sự.
"Cả
hai con bảo: “Trông chú ấy mặt rất dữ tợn, chắc chắn là người không tốt, bố lái
xe nhanh lên…”.
Một chiếc
xe kín mít bám theo và bảo xe nhà chị đi cùng họ, họ sẽ dẫn đi đường nhanh nhất
tới biên giới Balan.
Thật may
xe nhà chị Hương, chiếc xe hơi duy nhất trên đường lúc đó, đã gặp trạm kiểm
soát của Quân đội Ukraine. Chiếc xe kia rẽ theo hướng khác và mất hút.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2bb5/live/5a5a9350-14cd-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp
Con gái chị Hương, Sophia (phía ngoài
bên trái), Dasha (thứ hai từ trái sang) và hai bạn nhỏ Ukraine cùng đi sơ tán ở
Ba Lan
Họ sang Ba
Lan giữa cao điểm của làn sóng di dân, khi chùa Nhân Hòa tiếp nhận tới 600 người
Việt và người thân mỗi ngày.
Trong dòng
chảy của cảm xúc, chị kể với tôi khá nhiều về lòng tốt và tình người ấm áp của
người dân Ba Lan, trong đó có cộng đồng gốc Việt, những người đã mở rộng cửa
đón người từ Ukraine sang dù không biết họ là ai.
Trong khi
rất nhiều người Việt chỉ ở Ba Lan một, hai ngày, rồi đi tiếp sang Đức, Thụy Sĩ,
Thụy Điển, Phần Lan...gia đình họ chưa xác định đi đâu tiếp theo.
Tôi tò mò
muốn biết về Việt Nam có phải là một khả năng chị cân nhắc.
“Về Việt
Nam, mình biết chắc là con mình không học được vì tiếng Việt không đủ giỏi, vì
thế tôi không quyết định về nước mà chỉ là đi tiếp nước nào thôi,” chị Hương kể.
* (phần
tiếp theo về hành trình sang Anh của gia đình chị Nguyễn Thu Hương sẽ được đăng
trong những ngày tới trong kỳ 2 của bài viết).
No comments:
Post a Comment