Tuần
duyên Mỹ sẽ hỗ trợ ngư dân Việt Nam
Hiền
Vương -
Việt Nam Thời Báo
https://vietnamthoibao.org/vntb-tuan-duyen-my-se-ho-tro-ngu-dan-viet-nam/
(VNTB) – Theo
thông cáo, Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam, Ecuador, Panama, Senegal và đảo Đài Loan
về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gọi tắt
là IUU trong thuật ngữ về môi trường. Kế hoạch sẽ được công bố vào cuối tháng
7.
Phía Mỹ sẽ
tổ chức một nhóm chuyên trách gồm 21 cơ quan liên bang như Tuần duyên Mỹ, Bộ
Ngoại giao, Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia… để phối hợp giải
quyết vấn đề. Các quan chức Mỹ cam kết sẽ đưa ra các chính sách đối phó với nạn
đánh bắt bất hợp pháp, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, như một phần
nỗ lực tăng cường can thiệp vào khu vực này của Washington.
Trước đó,
một số quốc gia trong khu vực nhiều lần lên tiếng phản đối đội tàu đánh cá khổng
lồ của Trung Quốc, cho rằng các tàu này thường xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ) 200 hải lý của những nước này và gây ra thiệt hại về môi trường cũng như
tổn thất về kinh tế.
Tại họp
báo ngày 7-7, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định quan điểm của Việt Nam
về chống IUU là nhất quán và đã được nêu rõ nhiều lần.
“Việt Nam
chủ trương phát triển bền vững kinh tế biển, duy trì phát triển bền vững ngành
khai thác thủy sản với cơ cấu tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép, khai
thác các nguồn lợi thủy sản tuân thủ đầy đủ các quy định về chống IUU và các
công ước, thỏa thuận quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia là
thành viên”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, và nhấn
mạnh rằng Việt Nam quan tâm đến kế hoạch của Mỹ trong hợp tác chống đánh bắt cá
trái phép, không khai báo và không quản lý (IUU)
Song song
với việc đó, người phát ngôn cũng cho biết Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật, triển khai nhiều biện pháp giảm thiểu, hạn chế IUU và chấm dứt
việc tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước
ngoài.
Theo đại
diện của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thì ngay sau
khi Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” IUU, VASEP đã thành lập Ban
điều hành và “chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU” từ
2017 với nhiều hoạt động trong việc đồng hành cùng Chính phủ tháo gỡ thẻ vàng
IUU của EC.
Qua đó đã
có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hải sản thành viên thực hiện các cam kết
chống khai thác IUU như hỗ trợ hoàn thiện tài liệu, hồ sơ IUU. Cùng với đó, đã
đề xuất, góp ý các văn bản pháp lý liên quan với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Ban điều
hành cũng đã có các hoạt động hợp tác với các bên và hợp tác quốc tế như phối hợp
với các địa phương tổ chức các buổi làm việc với ngư dân để nắm bắt những vướng
mắc, bất cập trong quá trình thực hiện chống khai thác IUU tại địa phương; phối
hợp Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của
việc không tuân thủ quy định về chống khai thác IUU.
Bên cạnh
đó, truyền thông các hành động của Việt Nam về chống khai thác IUU trên các
kênh thông tin của VASEP và báo, đài trung ương, địa phương; xây dựng và phát
hành các tài liệu tuyên truyền và clip cho các đối tượng trong chuỗi khai thác,
chế biến hải sản về IUU.
VASEP cho
biết IUU hiện không còn là yêu cầu riêng của EU mà đang dần trở thành yêu cầu của
các thị trường lớn khác. Cụ thể, Nhật Bản mới đây cũng đã thông qua đạo luật về
việc chống đánh bắt bất hợp pháp. Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp
khi sử dụng nguồn nguyên liệu đánh bắt có chứng nhận.
Hiện tại
thì Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc thực hiện tạm ngừng đánh cá có thời hạn
từ 1-5 đến 16-8 đối với toàn bộ các nghề trừ nghề câu trên các vùng biển, trong
đó có những vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam trên Biển Đông.
Ông Nguyễn
Chu Hồi, phó chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết suốt 20 năm
qua Trung Quốc đã liên tục ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông kéo dài
trong thời gian 3 tháng và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-5 hằng năm. Phạm vi
không gian của lệnh cấm đánh bắt cá này gồm cả một số vùng biển Việt Nam ở quần
đảo Hoàng Sa và phần vịnh Bắc Bộ được xác định theo Công ước của Liên Hiệp Quốc
về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam
và Trung Quốc ký năm 2000.
Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam đã động viên ngư dân bám biển sản
xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam và hướng dẫn ngư dân tổ
chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển; kịp thời thông
báo cho cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong
vùng biển của Việt Nam.
Như
vậy với những diễn biến như trên cho thấy với sự hỗ trợ của lực lượng Tuần
duyên Mỹ trong thời gian tới sẽ giúp ngư dân Việt Nam an tâm hơn trong đánh bắt
cá trong vùng biển Việt Nam mà phía Trung Quốc đã đơn phương cấm đoán.
Tin
Bài Liên Quan:
VNTB
– Việt Nam kêu gọi thực thi luật nhân đạo quốc tế với Ukraine
VNTB – Phó thủ
tướng Vũ Đức Đam và quyền tự chủ đại học
VNTB – Chuyện chữ
nghĩa: TP.HCM không có ‘lockdown’
No comments:
Post a Comment