Hồng Dân - Việt Nam Thời Báo
https://vietnamthoibao.org/vntb-do-len-dau-xuong-vang-tuot/
(VNTB) – Dù chưa tăng lãi suất điều hành nhưng những động thái gần đây của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đang mang hơi hướng của chính sách tiền tệ thắt chặt.
Phiên giao
dịch hôm 6-7-2022, giá vàng thế giới lao dốc rất mạnh, mất đến 35 USD/ounce,
tương đương 1 triệu đồng Việt Nam/lượng chỉ trong vòng 1 đêm. Hiện giá vàng đã
rời mốc 1.800 USD xuống còn 1.764 USD/ounce, tương đương 50,1 triệu đồng/lượng.
Theo các
chuyên gia, vàng sập giá vì đồng USD lại tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng
20 năm qua. Bên cạnh đó là việc giới đầu tư lo ngại những diễn biến tiêu cực đến
từ báo cáo việc làm của Hoa Kỳ sắp được công bố sẽ dẫn đến hệ quả Cục Dự trữ
liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất. Vì vậy, họ đã bán tháo vàng.
Hiện đang
có sự đồng thuận trong giới chuyên gia rằng Fed sẽ nâng lãi suất lên 0,75%
trong tháng 7 này. Điều này sẽ giúp giá trị đồng USD cao hơn nữa và đẩy vàng
rơi vào tình thế nguy hiểm.
Giá
dầu thường diễn biến trái chiều so với đồng bạc xanh
Giá dầu ngọt
nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Tám, 2022 giảm 8,93 USD, hay 8,2%, chốt phiên ở mức
99,5 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng Chín, 2022 giảm 10,73 USD, hay gần
9,5%, xuống 102,77 USD/thùng. Giá dầu giảm mạnh khi các nhà giao dịch lo ngại
việc ngân hàng trung ương tại một số nền kinh tế lớn thắt chặt chính sách tiền
tệ nhằm kiểm soát lạm phát có thể gây rủi ro suy thoái, từ đó khiến nhu cầu
nhiên liệu giảm.
Lần gần
đây nhất dầu WTI được giao dịch dưới mức 100 USD/thùng là vào ngày 11-5. Trong
khi đó, dầu thô Brent có lúc giảm 9,45%, xuống mức 102,77 USD/thùng. Theo hãng
tư vấn năng lượng Ritterbusch & Associates, khả năng suy thoái cao ngày
càng áp đảo tình trạng mất cân bằng nguồn cung toàn cầu đã bắt đầu ảnh hưởng đến
nhu cầu về dầu.
Trong một
báo cáo gửi đến khách hàng, công ty Ritterbusch & Associates (Mỹ) cho biết:
“Thị trường dầu dường như đang ghi nhận nhu cầu yếu đi thấy rõ đối với xăng và
dầu diesel”.
Ngày
6-7-2022, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 23.171 đồng,
tăng 27 đồng so với 24 giờ trước đó. Tương tự, giá USD tại ngân hàng
Vietcombank tăng thêm 20 đồng, lên giá mua vào 23.180 đồng/USD và bán ra 23.490
đồng/USD; Eximbank cũng tăng 20 đồng so với hôm 5-7, đưa giá mua lên 23.240 đồng/USD
và bán ra lên 23.460 đồng/USD…
Trong khi
đó, giá euro tiếp tục đi xuống, giá euro tại Eximbank mua vào 23.694 đồng và
bán ra 24.217 đồng; giá mua USD là 23.140 đồng và bán ra 23.460 đồng. Giá USD tự
do mua vào 23.920 đồng và bán ra 24.030 đồng/USD; giá euro tự do mua vào 24.580
đồng và bán ra 25.000 đồng/euro…
Có giải
thích rằng sở dĩ Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán USD và chuyển từ giao dịch bán
ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng sang bán giao ngay là nhằm muốn giảm áp lực lên mặt bằng
lãi suất. Đồng thời còn có thể quản lý được dòng vốn ngoại tệ trong hệ thống
khi các ngân hàng thương mại phải chủ động về nguồn ngoại tệ giao ngay.
Đang có kỳ
vọng là nguồn cung ngoại tệ sẽ tích cực hơn theo yếu tố mùa vụ, đến từ hoạt động
xuất – nhập khẩu, và kiều hối. Trong năm 2022 sức ép lên tỷ giá vẫn còn, và có
thời điểm VND có thể mất 2,5-3% so với USD, nhưng có thể tình hình sẽ dịu bớt
vào cuối năm khi đà tăng lãi suất của Fed có thể đi vào giai đoạn cuối, và rủi
ro về tăng trưởng/lạm phát của kinh tế thế giới có thể được nhìn nhận rõ ràng
hơn.
Về tình
hình xăng dầu ở Việt Nam, thì ngày 11-7 tới đây bắt đầu thực thi một nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu,
mỡ nhờn về mức sàn trong biểu khung thuế suất.
Cụ thể:
xăng (trừ ethanol) giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít. Nhiên
liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít. Dầu diesel giảm từ
1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn giảm từ
1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Dầu hỏa giữ mức thuế 300 đồng/lít.
Tin
Bài Liên Quan:
VNTB – “Vốn nhàn rỗi” đang tăng…
VNTB – Việt
Nam bị ảnh hưởng gì khi Nga xâm lược Ukraine?
No comments:
Post a Comment