Nạn ăn cắp
tiền bạc mồ hôi nước mắt của dân được gọi là tham nhũng, không dễ gì chấm dứt,
thậm chí càng khui ra thì càng quá bộn.
Tiến sĩ
Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm VP Quốc hội ,khẳng định trên facebook của
mình: “Những nước càng Dân chủ càng ít
tham nhũng”. Ám chỉ rằng, Việt Nam chỉ có thể trừng trị tham nhũng bằng
công cụ duy nhất là dân chủ hoá đất nước mà thôi.
Nói rõ ra, muốn dân chủ hoá thì phải đề cao xã hội
dân sự, ở đó người dân thực sự dân biết, dân bàn, dân kiểm tra như đúng lời kêu
gọi của đảng cầm quyền. Mà muốn dân thật sự biết và kiểm tra giám sát nhà nước
thì phải có hành lang pháp lý các quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp độc lập với
nhau cùng báo chí độc lập.
Cũng phản
biện về chống tham nhũng hiện nay, tiến sĩ Lê Doãn Hợp, nguyên UVTU Đảng, nguyên Bộ trưởng
Bộ TT-TT có hẳn bài viết gửi bạn facebook của mình với tựa đề: LẠI BÀN VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG.
Tôi xin
trích phần đầu của bài viết như sau:
“Hơn 10
năm, kể từ khi TBT Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban phòng chống tham nhũng và
tiêu cực. Công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng ta chuyển sang một giai đoạn
chủ động với nhiều kết quả thuyết phục.
Nhưng
tôi vẫn thấy băn khoăn là tham nhũng không giảm mà ngày càng phức tạp; Với nhiều
vụ án nối tiếp nhau, sai phạm sau lớn hơn, rộng hơn, nghiêm trọng hơn sai phạm
trước.
Có thể
ta chống chưa gắn với xây; Chặt cành chứ chưa đốn gốc; Nên chặt cành này cành
khác lại mọc lên; Bắt người tham nhũng, nhưng chưa bịt kín con đường đẻ ra tham
nhũng; Tóm lại phải tập trung chống tham nhũng từ cơ chế, chính sách“.
Ts Lê Doãn
Hợp nhấn mạnh vai trò của thể chế chính trị sẽ quyết định đến cơ chế, chính
sách. Ts Hợp kết luận:
“Chúng
ta nên học Singgapor trong chiến lược phòng chống tham nhũng thành công với 3
không, rất thuyết phục.
Một:
Không thể tham nhũng vì cơ chế quản lý chặt chẽ, không sơ hở.
Hai:
Không dám tham nhũng vì xử phạt rất nghiêm.
Ba:
Không cần tham nhũng vì lương đủ sống bền vững ổn định lâu dài.“
Còn tôi lướt
facebook của hội bạn không tiến sĩ, không chức quan gì ráo, thấy một “đồng chí”
phó tà tà dân kể câu chuyện diệt ruồi ở quê như sau:
Quê tôi có
phong trào diệt ruồi. Nhà nhà chặt tre đan vỉ đập ruồi. Các loại bẫy ruồi, thuốc
diệt ruồi bán đắt hơn tôm tươi vừa chài từ sông lên. Thành tích được loa xã nổ
vang giời cùng cả hò vè:
“Con ruồi
là giống hiểm nguy/Tám chân của nó rất vi trùng nhiều” để tăng thêm
lòng thù ghét lũ ruồi.
Và, ruồi
vãn hẳn đi. Bà con sung sướng lắm. Nhưng rồi một tuần sau chúng lại vo ve khắp
nơi.
Cụ Chót là
người sống một mình ngoài đê không hề tham gia phong trào diệt ruồi vì nhà cụ
không bao giờ có ruồi. Mọi người quyết định đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm
của cụ vì sao nhà cụ không có ruồi. Cụ cười khành khạch bảo:
Không ỉa bậy,
không đổ rác bậy, cống luôn thông thì lấy đ*o đâu ra ruồi?
Hình :
https://www.facebook.com/photo/?fbid=3282016788790202&set=pcb.3282016572123557
https://www.facebook.com/photo/?fbid=3282016795456868&set=pcb.3282016572123557
.
No comments:
Post a Comment