Việt Nam: Vùng tranh của các đại
cường
Lê
Minh Nguyên
04/08/2021
https://baotiengdan.com/2021/08/04/viet-nam-vung-tranh-cua-cac-dai-cuong/
Địa chính trị của Việt Nam là con dao hai lưỡi,
nó có thể giúp Việt Nam nhanh chóng hùng cường, nhưng nó cũng có thể cắt Việt
Nam một cách thảm thương. Kết quả tốt hay xấu đều tùy thuộc vào sự quyết định của
người Việt Nam.
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, do sức đụng
của lục địa Ấn Độ vào Châu Á mà đùn lên rặng Hy Mã Lạp Sơn và lòi ra Đông
Dương.
Việt Nam lại nằm trên giao lộ quốc tế và là thềm
cửa nam của đại cường Trung Quốc, trong khi TQ bị thất thế về mặt địa chính trị,
nằm tréo ngoe ra ngoài các giao lộ quốc tế, bị giới hạn trong sự phát triển ở 3
mặt: bắc, tây và đông. Vì thế, cửa nam là cửa chính, VN mạnh thì ngạch cửa cao
và TQ khó đi.
Hình : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/2-8-768x869.jpg
Cho nên mối đe doạ ngàn năm của Việt Nam là
phương Bắc và cơ hội ngàn năm của Việt Nam là Biển Đông để vươn ra thế giới.
Những quyết định chiến lược của người Việt Nam
để tận dụng cơ hội và tránh hiểm nguy sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng phát triển
như Nhật, Singapore…, nhưng nếu sai lầm thì tựa như thời nhà Nguyễn bế quan toả
cảng, hay thời Chiến Tranh, Việt Nam làm con tốt thí của các đại cường.
Giờ đây vị trí địa chính trị của VN đang làm
cho lịch sử có thể bị lặp lại, vì là quân cờ quan trọng trong bàn cờ tướng vĩ đại
mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chơi.
Hình : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/1-10.jpg
Khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đi từ thế đối tác
sang thế đối đầu, thì chiến tranh lạnh chắc chắn xảy ra và chiến tranh nóng thường
được ủy nhiệm. Trong quá khứ, ba nước Đông Dương được ủy nhiệm và bây giờ nếu
không khéo thì lịch sử có thể được tái diễn ở Việt Nam.
Về địa chính trị thì Lào là một quốc gia không
có biển (landlocked) nên lệ thuộc VN một cách rất tự nhiên. Việt Nam đã không
khai thác được lợi thế địa chính trị này, mà để nó lệ thuộc vào TQ – một sai lầm
tai hại!
Hoa Kỳ và Trung Quốc mỗi bên đã và đang bắt đầu
một tiến trình tách hai nền kinh tế đứng riêng ra (decouple) không cho quấn quyện
nhau như trước nữa. Theo bài viết trên Bloomberg ngày 1/8, TQ cũng đang năng động
cắt các công ty Hoa Kỳ trong những lãnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia.
Theo RFI 3/8, sau khi bộ trưởng quốc phòng Hoa
Kỳ rời Việt Nam ngày 29/9 thì Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói của Đảng CSTQ, lên
tiếng nhắc VN không nên bị Hoa Kỳ lừa ký đối tác chiến lược. Tờ báo này nhắn nhủ
rằng, Việt Nam “cần có sự giúp đỡ của TQ để vượt qua các khó khăn kinh tế”, nên
“chẳng có lợi lộc gì khi cùng với Washington và phương Tây gây rắc rối tại Biển
Đông”, và điều này cũng “không khả thi” – gần như là một sự đe dọa.
Ngay cái tựa của bài báo “Các chuyến thăm ráo
riết của Mỹ không thể làm lung lay chính sách ‘Bốn Không’ của Việt Nam” cũng là
một thông điệp cho Việt Nam. Bốn Không là một sự tự trói tay xin nhịn nhục
(không liên minh, không căn cứ, không dựa để chống, không sử dụng hay đe dọa vũ
lực), còn đại cường có làm thịt hay không thì phải cầu nguyện, bởi vì nó là
trung lập một chiều – mình muốn – trong khi trung lập thực sự thì ý muốn của
các đại cường được ghi vào qui tắc ứng xử là chính yếu.
Sắp tới, chuyến đi từ ngày 20/8 đến 26/8 sẽ là chuyến đi
Việt Nam (ngoài Singapore) của “Alice in the Wonderland”, đúng ra là “Harris in
the Commuland”. Tại sao Hoa Kỳ lại vồn vã như vậy? Là vì sự giàu thịnh của Hoa
Kỳ trong thế kỷ 21 là Châu Á – Thái Bình Dương, nơi chứa hơn phân nửa dân số thế
giới và kinh tế tấp nập, cho nên nó là quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ
đã có một đại chiến lược để thực hiện. Hoa Kỳ vì quyền lợi của Hoa Kỳ và trong
bài toán đó có VN, cũng như TQ vì quyền lợi của TQ, và trong bài toán “Vành Đai
Con Đường” có VN.
Việt Nam đã phạm sai lầm hai lần trong quá khứ,
thời nhà Nguyễn và thời Chiến Tranh VN, đây là lần thứ ba, liệu VN có học được
gì từ những bài học quá đắc giá đó hay không?
GS Nguyễn Ngọc Huy từ trước năm 1975 đã nhìn
thấy yếu tố địa chính trị này của VN và ông đã xây dựng một lối thoát cho nó.
Rõ ràng ông bộ trưởng Quốc phòng Austin và các quan chức cao cấp Hoa Kỳ dồn dập
đến VN, cũng như Singapore và Philippines là vì vị trí địa chính trị của ba nước
này tạo nên một tam giác địa quân sự mà HK không thể thiếu ở Biển Đông để vô hiệu
hóa đường lưỡi bò của TQ.
Theo GS Huy, để phá thế ngàn năm đe dọa của
TQ, ông đã nghiên cứu các quốc gia nằm ở vị thế địa chính nhạy cảm nhưng yên
bình và phát triển, vì hưởng được quy chế trung lập pháp lý vĩnh viễn từ các đại
cường, như Thuỵ Sĩ chẳng hạn. Đây là trung lập hai chiều, quốc gia đó muốn
trung lập, và quan trọng hơn, các đại cường cam kết cho quốc gia đó được hưởng
trung lập, tức quan hệ với tất cả các đại cường, nhưng không một đại cường nào
được dùng nó cho mục tiêu quân sự.
Muốn được thế, VN cần phải năng nổ để đi hai
bước lớn: Trước tiên là xây dựng một chế độ Dân Chủ Pháp Trị, và bước thứ hai
là tích cực vận động các đại cường mà chủ yếu là 6 nơi: Trung Quốc, Hoa Kỳ,
Nga, Ấn, Nhật, Liên Âu. Vận động những nước dễ như Ấn trước (Ấn từng đứng trung
lập không liên kết trong Chiến Tranh Lạnh) và nước khó nhất như TQ sau.
Một chế độ độc tài như CSVN hiện nay không thể
đi vận động các đại cường để được họ công nhận cho hưởng quy chế trung lập pháp
lý vĩnh viễn, bởi vì độc tài dựa vào sức mạnh vũ lực và tự nó đã đe dọa thế giới
rồi thì làm sao có thể thuyết phục được thế giới!
Khi Hoa Kỳ có đại chiến lược để phục vụ cho
quyền lợi cốt lõi của họ, thì VN không mời họ cũng đến (thời Đệ I VNCH) và muốn
níu kéo họ vẫn đi (thời Đệ II VNCH). Khi họ chuốt rượu mời thì VN nên biết phải
làm sao.
Nhanh chóng tự thay đổi, huy động được sức mạnh
thực sự của toàn dân, trong cũng như ngoài nước, sử dụng Diễn Biến Hoà Bình
(transformation) để tiến đến một chế độ Dân Chủ Pháp Trị – đó là lối thoát duy
nhất của dân tộc ta.
No comments:
Post a Comment