Taliban
chiến thắng “đế quốc Mỹ”?
Nguyên
Đại
16/08/2021
https://baotiengdan.com/2021/08/16/taliban-chien-thang-de-quoc-my/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-89-630x420.jpg
Các chiến binh
Taliban đứng trên một chiếc xe dọc theo vệ đường ở Kandahar vào ngày 13/8/2021.
Nguồn: AFP
Hôm nay các chiến binh Taliban đã chiếm
thủ đô Kabul của Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến tranh với liên quân do
Mỹ lãnh đạo ở đây sau 20 năm, kể từ khi hai tòa tháp đôi ở New York bị
nổ sập vào ngày 11/9/2001.
Taliban đã chiến
thắng quân Mỹ?
Người ta so sánh ngày hôm nay ở Kabul với
ngày 30/4/1975 ở Saigon, khi bộ đội cộng sản Việt Nam tiến vào Dinh
Độc Lập, phủ Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa.
Nhiều người Việt Nam ngơ ngác thời đó
không hiểu sao một quân đội Mỹ đồ sộ lại có thể bị bại trận nhanh
như vậy. Giờ đây, sau 46 năm, chính họ đã trở thành người Mỹ, có con
em là các tướng lãnh trong quân đội Mỹ hiện nay. Ngay cả những người
ở bên kia vĩ tuyến trước năm 1975, hiện nay đã có mặt ở Mỹ, là công
dân Hoa Kỳ và có thể có con em làm việc trong các tổ chức, công ty
quan trọng trên đất Mỹ. Người Việt, ngoại trừ một số ít có vấn đề tâm
lý, đều có câu trả lời rất rõ ràng cho câu hỏi trên.
Các tướng lãnh trong quân đội Mỹ đã
chuẩn bị cho ngày hôm nay từ vài ba năm trước đó, khi mà các hành
lang chính trị được nối lại giữa quân Mỹ và Taliban, kéo theo các
hiệp ước ngưng bắn trong giai đoạn. Cũng vậy, người Mỹ đã chuẩn bị
cho ngày 30/4/1975, từ lúc Không Quân Mỹ ngưng oanh tạc Bắc Việt, và
sau đó hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973, giữa các chính
phủ Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Sản Bắc Việt, và cái gọi là Mặt
Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam Việt Nam.
Sau khi tiến vào Afghanistan, đánh bại
các căn cứ của Al-Qaeda, quân Mỹ không rút đi, mà ở lại đó xây dựng
một chính phủ thân Mỹ, và một quân đội đồng minh mới ở đây. Khác
với quân đội Đức Quốc Xã, và quân phiệt Nhật Bản, họ bị quân Mỹ và
Đồng Minh đánh bại hoàn toàn, tiếng súng chiến tranh chấm dứt, ngưng
hẳn, và họ bắt tay kiến thiết quốc gia sau chiến tranh.
Ở Afghanistan và Việt Nam chiến tranh vẫn
tiếp diễn sau đó. Việt Cộng nhận vũ khí của Trung Cộng và Nga-Sô
cầm chân quân Mỹ ở Việt Nam, sau khi Mỹ đưa Thủy Quân Lục Chiến vào
cảng Đà Nẵng năm 1965. Taliban nhận vũ khí của một số quốc gia trong
khối Ả Rập và Hồi Giáo, tham dự một cuộc chiến hơn 20 năm, cuộc
chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Khối Cộng Sản đã dùng Việt Cộng như
một đội quân tiên phong cho cuộc chiến tranh lâu dài với Mỹ. Quân Mỹ
không thể hoàn toàn đánh bại quân đội Việt Cộng, trừ khi khai chiến
luôn với Trung Cộng và Liên Xô. Chiến trường Việt Nam không thể thắng
bằng tiếng súng. Sau khi khai thác mâu thuẫn giữa Trung Cộng và Nga Sô,
Hoa-Thịnh-Đốn (Washington) đã thỏa hiệp với Bắc Kinh, và rút quân khỏi
Miền Nam Việt Nam.
Cũng vậy, cuộc chiến ở Afghanistan không
thể chiến thắng bằng súng đạn, trừ khi tấn công luôn vào các đồng
minh của Mỹ bao gồm Pakistan và Arab Saudi, trong số những quốc gia đã
viện trợ vũ khí cho Taliban chống Mỹ. Mỹ rút quân, và quân Taliban reo
hò tiến vào Kabul.
Quân Mỹ đã rút, không tham chiến nữa, năm
1975 ở Miền Nam Việt Nam, và hôm nay 16/8/2021 ở Afganistan. Hàng Không
Mẫu Hạm Mỹ tiến vào Thái Bình Dương, chiến trường sắp tới là ở
đó. Đối thủ của Mỹ hiện nay là Trung Cộng, mũi súng của quân Mỹ
quay về khu vực Đông Bắc Á. Đó là vấn đề thay đổi trong chiến lược. Chúng
ta đều hiểu rất rõ, quân Mỹ không có “thắng” hay “thua” ở Việt Nam năm
1975, và hôm nay cũng vậy, họ cũng không “thắng” hay “thua” tại
Afghanistan.
Khổ Đau?
Ừ thì: “dân tộc Việt Nam anh hùng đã
chiến thắng hai đế quốc to Pháp và Mỹ”. Ừ thì, “những người học
trò Hồi Giáo, cầm súng trường và lựu đạn đã chiến thắng Liên Xô,
và liên quân Mỹ và Tây Phương”.
Dân tộc Việt Nam đã quá cay đắng với
“chiến thắng” đó, hy vọng điều đau khổ này không lặp lại trên đất
nước Afghanistan, nhưng có vẻ như còn quá sớm để có thể nói được
điều gì, trong cơn say “chiến thắng” hôm nay.
Mỹ và Đồng Minh “thua” ở Việt Nam, nhưng
15 năm sau đó, toàn bộ khối Cộng Sản ở châu Âu sụp đổ.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi Mỹ “thua” ở
Afghanistan? Thắng, thua là điều có thể tranh cãi, có thể chưa biết
rõ ràng sau một vài thập niên.
Nhưng, khổ đau là sự thật, không thể phủ
nhận, không thể tranh cãi. Những đau khổ ngút trời của người Việt ở
cả hai miền Nam-Bắc, trong và sau cuộc chiến là không thể đong đếm.
Nước mắt… biển khơi.
Nhìn xác của những người lính trẻ
thuộc quân đội của chính phủ Afghanistan trước đây rải rác trong trên
các ngọn đồi khô của một đất nước tan hoang sau bao năm dài chiến
tranh, những người vài tháng trước đây còn say sưa với lý tưởng dân
chủ tự do Tây phương… có nhớ lại thân phận của người lính Việt Nam
Cộng Hòa không?
Nhìn những chiến binh Taliban lớn lên
trong cuộc chiến, dường như chẳng biết gì ngoài súng đạn, ngơ ngác
trước những gì họ thấy tại thủ đô, tại các dinh thự người Mỹ bỏ
lại, có nhớ những bộ đội Trường Sơn ngây ngô, đến tội nghiệp, ngày
xưa không?
Nhìn lại cục diện hôm nay và năm xưa để
thấy sự thật của “thắng” và “thua”. Một dân tộc tránh được chiến
tranh mới là một dân tộc chiến thắng. Một dân tộc có thể hòa giải
những khác biệt mới là một dân tộc thật sự chiến thắng. Bài học
đang ghi ở đó bằng lịch sử của dân tộc Việt Nam, bằng lịch sử của
dân tộc Afghanistan hôm nay.
No comments:
Post a Comment