Wednesday, August 11, 2021

SÀI GÒN ĐAU! (Dona Đỗ Ngọc)

 


NỘI DUNG :

SÀI GÒN ĐAU!  

Dona Đỗ Ngọc

.

KHỐC LỆT HƠN CẢ MỘT CUỘC CHIẾN  

Hà Thạch Hãn

.

Bệnh viện quá tải, thử đề nghị một giải pháp cho xe cấp cứu F0

Nguyễn Đúc Khải

.

Chính trị & Khoa học

Huy Đức

.

====================================================

SÀI GÒN ĐAU!  

Dona Đỗ Ngọc

11/08/2021  10:08  

https://www.facebook.com/dongoc62/posts/2205865482888668

 

Bạn nơi xa inbox hỏi “Chị ơi, chị ổn không, SG ổn không? 6 ngày không thấy chị viết gì, em lo…”.

 

Trả lời, chị chưa sao giữa một SG vẫn chưa ổn. Đúng hơn, SG đau thương. Không thể dùng từ nào khác. Sự nghiệt ngã, sinh tử không còn chỉ là “nghe nói”, mà đang xảy ra đây đó, xảy ra quanh ta, trong các gia đình.

 

Các bệnh viện quá tải, nhân viên y tế vất vả, nhiều áp lực. Người bệnh chết tại nhà, gọi xe cấp cứu trong vô vọng, người chết chậm được mang đi, người thân chết không tiền mai táng, không có người thân ở nhà để lo hậu sự…không còn là chuyện đẩu đâu, gây ngạc nhiên nữa.

 

Có những gia đình tan tác.

 

. Anh bạn tôi có con trai bị nhiễm covid, về nhà lây cho cha mẹ. Người con trai F0 được đưa đi cách ly hôm trước, hôm sau ông bố (suy thận) trở bệnh nặng. Gọi xe cấp cứu nửa ngày không được, chiều anh mất. Y tế đến nhà đưa anh đi thiêu, hôm sau đến lượt chị vợ được đưa đi bv dã chiến.

 

. Bạn đồng nghiệp của chồng tôi, đưa mẹ vô bv cấp cứu, test nhanh ra anh và mẹ dương tính, anh được đưa đi bv dã chiến. Từ bv vài ngày sau, anh nhận tin mẹ anh và đứa em trai cùng nhà đã mất vì covid. Họ không còn gặp nhau nữa.

 

Những người tử vong vì covid giờ ko chỉ là người cao tuổi, bệnh nền, mà còn là những người trẻ, hoàn toàn khoẻ mạnh. Như chồng của bạn tôi, tử vong vì covid hôm qua ở tuổi 42, một cái chết “trở nhanh” đến độ vợ cậu sững sờ “không thể tin được”. Và hôm nay, tin hai em nhỏ côi cút rời bv dã chiến về nhà ngoại ở sau khi ba mẹ em và ông nội đã tử vong vì covid, đã làm bao người rơi lệ…

 

SG đau thương. Nhưng vẫn còn một SG thương nhau, san sẻ tràn đầy. Tình thương, sự chia sẻ như một dòng sông, vẫn chảy không ngừng. Những chuyến xe yêu thương vẫn tiếp tục chở lương thực thực phẩm tiếp tế cho bà con khó khăn, khu phong toả, vật tư y tế cho các bệnh viện. Những trạm ATM oxy, những chuyến xe xuyên đêm giới nghiêm đưa bình oxy tiếp cứu người bệnh trong cơn hiểm nghèo đây đó, thành phố hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng đối với bệnh nhân tử vong do COVID-19, quân đội tiếp nhận, giao tro cốt người mất vì covid đến tận nhà…

 

Nhiều trung tâm hồi sức tích cực được khẩn trương thành lập, nhiều đoàn y bác sĩ từ các tỉnh thành đã đến giúp SG…Số liệu bao nhiêu ca nhiễm mới dường như cũng ko còn nhiều ý nghĩa/chuẩn xác, khi mà việc xét nghiệm đại trà không còn thực hiện, khi mà nhiều ca F0 đã tự điều trị tại nhà, nhiều người dân tự xét nghiệm covid…Được quan tâm nhiều hơn là bao nhiêu ca tử vong vì covid mỗi ngày?

 

Những ngày này, đội ngũ y tế đáng được quan tâm nhiều nhất. Nhiều hội nhóm đã “tiếp tế” vật tư y tế cho các bệnh viện, những bữa ăn, nước uống cho các y bác sĩ. Họ cũng có cha mẹ, con cái, nhiều người một, hai tháng rồi chưa được về nhà. Họ, nguy cơ cao lây nhiễm bệnh. Họ, suốt ngày phải mặc bộ đồ bảo hộ nóng bức, bất tiện, tiếp xúc trực tiếp với các F0…mà vẫn ngần ngại/tiếc giá khẩu trang 3M N95 (được hỗ trợ) đắt quá (vài chục ngàn/chiếc), một bộ đồ bảo hộ an toàn level 4 giá 200.000/bộ mặc chỉ 8 tiếng là bỏ. “Thay vì các chị hỗ trợ bv em khẩu trang N95, thì cho tụi em vài chục bộ bảo hộ được không, level 3 được rồi chị ạ”- cô bác sĩ bệnh viện G rụt rè nói với tôi. Vâng, giờ tôi mới hiểu level của đồ bảo hộ y tế. Level 4 tốt nhất, cũng đồng nghĩa đắt nhất. “Level 3 được rồi” … họ cần sự an toàn cao nhất, nhưng đành lựa chọn như một phần hy sinh vì hoàn cảnh khó khăn.

 

Tôi chạy xe qua chung cư bạn, cách nhà tôi 300m để cho cô ấy một ít trái cây rau củ. Vài tháng rồi chúng tôi ko gặp nhau. Tôi đặt túi rau sang bên kia rào dây giăng. Chúng tôi cách nhau 4m nói vài câu thăm hỏi. Bạn bảo “Hết dịch rồi, em ôm chị một cái nhé!”, cả hai cùng cười mà mắt cay. Không thể nghĩ được, một cái ôm hay khoác vai thân mật bạn bè có ngày phải hẹn. Hai ngày trước, em chồng bạn, một bác sĩ vừa qua đời vì covid.

Hôm nay, tôi nói với chồng trong bữa cơm chiều: “Chúng ta phải sống đã, phải đi qua đại dịch này. Những việc khác không còn quan trọng nữa!”.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2205867016221848&set=pcb.2205865482888668

Y bác sĩ BV Việt - Đức Hà Nội vô giúp SG ở BV dã chiến số 13. Ảnh: Ngọc Thắm.
Thắm nói “Em vào BV và gặp ngay hình ảnh các bác sĩ, em xúc động vô cùng, muốn khóc”.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2205867112888505&set=pcb.2205865482888668

Cậu bạn tôi tham gia “tiếp cứu” oxy đến người bệnh. Ảnh: fb Tony Văn

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2205867189555164&set=pcb.2205865482888668

Hai trẻ trong gia đình 5 người nhiễm covid đã mất cha mẹ và ông nội, rời BV dã chiến số 4 về nhà ngoại sinh sống. Ảnh: Vietnamnet.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2205867069555176&set=pcb.2205865482888668

ATM oxy (Huỳnh Anh Tuấn - cha đẻ ATM gạo, kết hợp cùng Hội DN Trẻ VN) giúp bệnh nhân covid vượt cơn hiểm nghèo
Hotline: 08 1934 1900

 

 

68 BÌNH LUẬN   

 

.

======================================

.

.

KHỐC LỆT HƠN CẢ MỘT CUỘC CHIẾN  

Hà Thạch Hãn

11:08/2021  00:07   

https://www.facebook.com/hathachhan/posts/4611449025534422

 

Nhiều cái chết trong cô quạnh, không một người thân bên cạnh, không một người tiễn đưa...

 

Đi hết kiếp người là gì? Chỉ là nắm tro lạnh lẽo trở về...

 

Chiếc xe chở tro cốt người mẹ già dừng đầu hẻm. Từ xa, người con-một phụ nữ đã ngoài 60 quỳ gối xuống mặt đường vái lạy mẹ 3 cái rồi lặng lẽ mang hũ cốt bước vào nhà.

 

Covid-19 đã gây ra quá nhiều mất mát và có lẽ, nó sẽ còn là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với chúng ta một thời gian dài nữa...

 

Ảnh: Ngọc Dương

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=4611448872201104&set=pcb.4611449025534422

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=4611448902201101&set=pcb.4611449025534422

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=4611448988867759&set=pcb.4611449025534422

 

 

24 BÌNH LUẬN   

 

.

===================================

.

.

Bệnh viện quá tải, thử đề nghị một giải pháp cho xe cấp cứu F0

Nguyễn Đúc Khải 

11/08/2021

http://thuymyrfi.blogspot.com/2021/08/nguyen-uc-khai-benh-vien-qua-tai-thu-e.html

 

Hôm trước đứng giao thiết bị hỗ trợ Y tế cho 1 Bênhvien ( BV)

 

Lúc đứng cùng với Phó GĐ BV thì 2 đt hotline reo liên tục. Các ca cấp cứu tuyến dưới gọi cháy máy, nhưng số giường tại Bv đã full. Hơn nữa xe cấp cứu cũng ko đi xuể để đưa người bệnh. Chị ấy nói Bv co 6 xe cấp cứu- 6 tài xế, 3 tài xế sợ quá nghỉ việc, 2 tài xế mới được chích Vaccin 1 lần thì bị F0 nên cách li- còn 1 tài xế lái cho 6 chiếc xe.

 

Số tổng đài 115 ngày có 5000 cuộc gọi

 

Hầu như khi F0 tại nhà gọi 115 hoac Y tế địa phương đều rất khó khăn.

 

Ko thể nào trách cứ vì Hệ thống & lượng Nhân viên y tế đã bung toàn lực lượng.

 

Hiện nay giải pháp xe cấp cứu là 1 nhu cầu bức thiết nhất. Kế đến Y tế Phường xã- BV dã chiến thu dung.

 

Xe cấp cứu chuyển bệnh:

 

- Đã có 3 hãng taxi kí kết chuyển bệnh, nhung tôi thấy điều này ko khả thi, vì F0 & tài xế ngồi trên xe là ko an toàn, gần như các Tài xế thà bỏ việc chứ họ ko chịu nguy hiểm.

 

- Vậy giải pháp là : Sử dụng xe bán tải loại chuyên chuyển hàng có thùng tải phía sau riêng với khoang tài xế, loại này cac Cty chuyển hàng và dời nhà rât nhiều.

 

Nó vừa an toàn cho tài xế & nhân viên vận chuyển sơ cứu.

 

- Loại xe này có khoang rộng hơn taxi 7 chỗ nên để được bình Oxy va các phương tiện sơ cứu tối thiểu, đồng thời tư thế bệnh nhân có thể nằm trên giường cấp cứu hoặc ghế bố để xoay tư thế được khi cần cho Bệnh nhân nằm nghiêng- sấp khi khó thở….

 

- Nhà nước có thể bảo trợ giá & người nhà sẵn sàng trả tiền cước phí nhiều hơn.

 

Còn nhièu giải pháp kế tiếp để góp ý thêm cách giải quyết ách tắt các khâu từ Y tế Phường xã đến Bv dã chiến thu dung, nhưng cứ Vận chuyển cấp cứu trước. Mong rằng ý kiến trên có thể tới được tai các cấp Lãnh đạo để có thêm hướng xử lý. Chứ mỗi ngày gần 20 ca nhờ gọi giùm cấp cứu & các BV nhận mà ko biết giúp bằng cách nào thì khổ tâm lắm!

 

( Thấy ổn thì share giùm để tới tai được các Lãnh đạo)

 

NGUYỄN ĐỨC KHẢI 09.08.2021 (Tựa bài do Thụy My đặt)

.

====================================================

.

.

Chính trị & Khoa học

Huy Đức

11/08/2021

http://thuymyrfi.blogspot.com/2021/08/huy-uc-chinh-tri-khoa-hoc.html#more

 

 

Con số bệnh nhân Covid tử vong ghi nhận hôm qua là 388, riêng Sài Gòn, 308 người.

 

Xin nhắc lại chuyện tháng Ba năm ngoái, Phó Giám đốc sở Tài nguyên - Môi trường bị kỷ luật vì ký công văn yêu cầu các cơ sở hỏa táng chuẩn bị cho tình huống xấu này, để thấy, chống dịch mà lấy chính trị trấn áp khoa học thì có ngày trở tay không kịp.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiChmAS75P6akzp4nHt2EBR6_lvUNH6na1Tjju6srh4XC7ll9xCYQ_ujND23F1GaqL78-kTAbxygIpJmQVz8IuNuRm_EteeTIY-wVJ-YJZV5sb6-T7E-v9Pef9AvL9U1Qr2s2Z5bbe2TPVd/w480-h640/hoatang_02.jpg  

 

Nếu kịch bản "mỗi ngày có hàng trăm tử vong" được thảo luận công khai từ cách đây một năm, chúng ta đã có thể ứng phó tốt hơn, không chỉ để cứu người mà còn chuẩn bị để đối xử tử tế hơn những người xấu số [Túi đựng tử thi, cỗ quan tài và các trung tâm hỏa táng].

 

Tôi không rõ vai trò của các chuyên gia y tế trong các quyết định của chính quyền ở mức nào. Nhưng, việc có nhiều biện pháp chống dịch của các địa phương đặt dân vào thế phải vi phạm "5K", cho thấy các nguyên tắc chuyên môn chưa được cân nhắc đủ trước khi ban hành quyết định. Trong các cuộc họp báo về dịch bệnh thường ta chỉ nghe tiếng nói của các chính trị gia, thay vì cần nghe cả tiếng nói của các chuyên gia y tế.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhfrSn-v1bpi49QOMGr_CEedOi58JwyMv1CtOB5j1XXqGVNtzkQ2owwHSeclzj9FIDI1JTgNXmu_xBVOFAzJEW8BQMb0_2Q1Y_MUj9u-3lNcIxxSzKxj8hfS3sOignls-kvHtGODfvRsLsD/w450-h640/hoatang_01.jpg

 

Ngay như câu chuyện vaccin Sinopharm, mặc cho mạng xã hội cãi nhau như mổ bò, không hề có ý kiến chính thức của các nhà chuyên môn, Bộ Y tế cũng không nói một lời, còn lãnh đạo Sài Gòn thì (có vẻ như) không dám đưa ra quyết định. Nếu chất lượng Sinopharm không đảm bảo cho mục tiêu miễn dịch cộng đồng thì kiên quyết không mua. Nếu chỉ vì sợ hãi tâm thế bài Trung của dân chúng mà không dám quyết đoán, thì làm sao chống dịch.

 

VTV tối qua cũng đưa tin về Covid như là không có ai tử vong. Khi sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM chuẩn bị phương án hỏa thiêu nạn nhân Covid, 3 cán bộ đã bị kỷ luật vì bị cho là "gây hoang mang". Nếu dân chúng biết nguy cơ dịch bệnh có thể đe dọa cả Việt Nam chứ không phải "chuyện bên Tây" thì, từ 3-2020, "dư luận" sẽ "hoang mang" hay chuẩn bị tốt hơn phòng dịch.

 

Ban Tuyên giáo mà không học lại bài học này, tiếp tục tảng lờ sự thật và khoa học thì không những đã làm chính trị theo kiểu rất phi chính trị mà còn có thể phải trả giá bằng biết bao tính mạng con người.

 

PS: Tháng 3-2020, sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM yêu cầu các trung tâm hỏa táng báo cáo: "Công suất tối đa của các cơ sở hỏa táng trong trường hợp vận hành liên tục; Quy trình tiếp nhận và giải quyết cách ly tối đa để không ảnh hưởng đến con người và khu vực xung quanh; Lên phương án cách ly và giải pháp duy trì vận hành hoạt động 24/24 tại cơ sở hỏa táng trong trường hợp có cán bộ làm việc tại cơ sở hỏa táng bị nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19."

 

HUY ĐỨC 11.08.2021

 

 

 

No comments: