Mỹ
phải bỏ hàng triệu liều vaccine COVID mà không thể cho nước khác
13/08/2021
https://nguoiviet.tv/my-phai-bo-hang-trieu-lieu-vaccine-ma-khong-the-cho-nuoc-khac/
Dù tồn kho hàng triệu liều vaccine không được
sử dụng ở các tiểu bang, chính phủ Mỹ lại không thể trao tặng số vaccine này
cho các quốc gia cần đến.
Phần lớn vaccine sau khi sản xuất sẽ được chuyển
thẳng về các nước đã đặt trước hoặc nắm bản quyền vaccine như Mỹ. Chỉ khoảng 1%
vaccine được chuyển tới các nước thu nhập thấp.
Một thực tế đang diễn ra trên khắp nước Mỹ là
hàng triệu liều vaccine vẫn nằm trong kho bảo quản lạnh và có nguy cơ hết hạn.
Dù muốn, không dễ để chính quyền Tổng thống Biden có thể đưa số vaccine này tới
những quốc gia đang có nhu cầu, theo NPR.
Hàng triệu liều
vaccine bị bỏ phí
Alabama là một ví dụ của tình trạng vaccine bị
bỏ phí. Tiểu bang này vừa phải tiêu hủy 65.000 liều vaccine Pfizer vì hết hạn.
Tháng trước, Arkansas cũng phải hủy 80.000 liều vaccine Pfizer quá hạn.
Và cuối tháng này, hơn 500.000 liều vaccine
Pfizer khác có nguy cơ bị bỏ đi ở bang North Carolina với lý do tương tự.
Quan chức y tế các tiểu bang cảnh báo nhu cầu
vaccine thấp hiện nay khiến lượng lớn vaccine mà họ tiếp nhận có nguy cơ hết hạn
trước khi chúng được sử dụng.
Bao nhiều liều vaccine bị bỏ phí là câu hỏi
khó có câu trả lời chính xác. Bà Jenny Ottenhoff, giám đốc chính sách tổ chức
phi chính phủ ONE Campaign hoạt động trong lĩnh vực y tế và giáo dục toàn cầu,
cho biết con số vaccine đã hết hạn hoặc chuẩn bị hết hạn ước đoán có thể lên đến
hàng triệu chỉ riêng tại Mỹ.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ
mới đây phải đưa ra một giải pháp tạm thời khi cho phép kéo dài thời hạn lưu trữ
của vaccine Johnson & Johnson thêm 6 tuần, giúp các tiểu bang có thêm thời
gian để sử dụng hết số vaccine.
Nhưng việc gia hạn sử dụng vaccine cũng không
thay đổi một thực tế không thể chối cãi, rằng nhu cầu tiêm chủng ở Mỹ đã giảm mạnh.
Vaccine của Pfizer và Moderna chưa được FDA
cho phép kéo dài thời gian sử dụng. Do đó, một lượng vaccine lớn của hai hãng
này có nguy cơ phải tiêu hủy trước khi đến được tay người sử dụng.
“Chúng ta đã rất cố gắng để tạo ra được
những loại vaccine này, vì thế việc người dân không chấp nhận tiêm chủng là điều
rất đáng buồn. Từ góc nhìn của thế giới, hàng triệu người đang nhiễm virus,
trong khi chúng ta lại ném vaccine vào sọt rác. Đây là điều rất khó hiểu và
không thể chấp nhận được”, Jose Romero, lãnh đạo cơ quan y tế tiểu bang Arkansas, nói.
Có vaccine nhưng
không dễ trao tặng
Với nhiều người, việc không cho đi tất cả số
vaccine mà người Mỹ không sử dụng hết là điều khó hiểu. Nhưng thực tế lúc này,
những khó khăn về hậu cần và thủ tục pháp lý khiến việc lấy vaccine dư thừa ở
các tiểu bang của Mỹ để quyên góp cho các quốc gia trên thế giới gặp nhiều trở
ngại.
Đầu tiên, các tiểu bang không thể vượt quyền
chính phủ liên bang ở Washington để trực tiếp thỏa thuận chuyển giao vaccine
cho nước ngoài.
Govind Persad, giáo sư luật tại Đại học
Denver, cho rằng đã đến lúc chính quyền Tổng thống Biden xem xét trao quyền cho
các tiểu bang làm điều này.
Ngoài ra, có những thách thức về truy xuất đường
đi của vaccine cũng như bảo đảm các điều kiện về bảo quản và nhiệt độ trong quá
trình vận chuyển, theo ông Prashant Yadav, chuyên gia của tổ chức tư vấn Center
for Global Development.
Bên cạnh vấn đề hậu cần, việc chuyển giao
vaccine còn vấp phải những trở ngại pháp lý, bao gồm những lo ngại chính đáng của các nhà sản xuất về
bên phải chịu trách nhiệm trong trường hợp vaccine của họ gây ra thiệt hại ở quốc
gia khác.
Thông thường, khi đàm phán hợp đồng bán
vaccine Covid-19 cho các quốc gia, các tập đoàn dược phẩm luôn cài vào điều khoản
miễn trách nhiệm pháp lý trong trường hợp vaccine gây chết người hoặc thương tật.
Nhưng với vaccine viện trợ từ Mỹ cho một quốc
gia thứ ba, vấn đề miễn trách nhiệm pháp lý sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi thỏa thuận
giữa Washington và bên nhận viện trợ.
Một rào cản khác là các hợp đồng được chính
quyền cựu Tổng thống Trump ký với các nhà sản xuất vaccine, trong đó có những
điều khoản hạn chế việc sử dụng vaccine ở nước ngoài.
“Chúng tôi nhận ra rằng một khi vaccine đã được
chuyển về các tiểu bang, cụ thể là xuống tới các địa phương, việc lấy lại
vaccine sẽ giống như coi sản phẩm có vấn đề hoặc hư hỏng. Lựa chọn duy nhất của
chúng tôi là để người dân địa phương sử dụng số vaccine đó”, ông Marcus
Plescia, quan chức Hiệp hội Quan chức y tế các tiểu bang Mỹ, cho biết.
Hiện nay, một số bang đề nghị chính phủ liên
bang dừng cung cấp vaccine mới, giúp tránh việc số vaccine có nguy cơ hết hạn
tăng thêm.
Trong khi đó, Nhà Trắng đang đẩy mạnh thu mua
vaccine phục vụ việc quyên góp cho thế giới.
Tuần
trước, Tổng thống Biden cho biết Mỹ đã chuyển giao 110 triệu liều vaccine
Covid-19 cho hơn 65 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng trăm triệu liều vaccine sẽ tiếp
tục được viện trợ, lô đầu tiên rời bến vào cuối tháng 8.
Số vaccine được Mỹ viện trợ đến từ kho dự trữ
liên bang cũng như các nhà sản xuất, không phải hàng tồn kho của các tiểu bang.
Giáo sư Persad cho biết việc chính phủ Mỹ
không lấy vaccine chưa sử dụng ở các bang để viện trợ nước ngoài vừa để không tạo
cảm giác Washington đang cho đi sản phẩm sắp hết hạn, vừa tránh nguy cơ có thể
bị các công ty dược phẩm kiện nếu có bất trắc xảy ra.
Cộng đồng quốc tế đang gây sức ép để Mỹ dùng
vaccine chưa sử dụng để quyên góp cho các nước. Bất cứ liều vaccine nào có thể
sử dụng sẽ là nguồn lực quý giá trong bổi cảnh biến chủng Delta đang lan rộng
toàn cầu.
Dù rằng việc thu hồi số vaccine dư thừa ở các
tiểu bang có thể phức tạp, rủi ro và tốn kém, giáo sư Persad của Đại học Denver
cho rằng Washington nên cân nhắc sẽ có nhiều mạng sống được cứu nhờ những lô
vaccine như vậy.
“Điều này rất quan trọng, bởi ngay cả dù chỉ
100 lọ vaccine không bị bỏ phí cũng có thể cứu mạng được nhiều người”, ông
Persad nói.
No comments:
Post a Comment