https://www.facebook.com/phanba/posts/3822278874545310
Dịch bệnh Covid-19 đang đẩy hệ thống bệnh viện
tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương miền Nam vào tình trạng quá tải.
Nhiều trường hợp trở nặng tử vong do không kịp cấp cứu.
Từ mươi ngày nay, số người tử vong do Covid tại
Sài Gòn luôn vượt quá 100. Trong hai ngày liên tiếp 4 và 5/8/2021, số tử vong
vượt 200 người. Theo bộ Y Tế Việt Nam, số người nhiễm virus (hay « F0 » theo
cách gọi ở Việt Nam) tại thành phố Hồ Chí Minh hiện đã vượt quá 100.000. Theo
quy định mới, đa số các « F0 » không triệu chứng tự cách ly và chăm sóc y tế tại
nhà để giảm tải cho các cơ sở « thu dung » cũng như điều trị. Tuy nhiên, trong
số « F0 » này dự kiến khoảng 5% trường hợp diễn tiến nặng, cần được cấp cứu,
chuyển tuyến kịp thời. Có những ca chuyển nặng rất nhanh, không được cấp cứu kịp,
đã tử vong. Số người cần thở máy tăng gấp đôi trong mươi ngày vừa qua, từ hơn
700 người (ngày 28/07) thành hơn 1.300 người (ngày 05/08).
Theo chính sách mới của chính quyền Việt Nam,
hệ thống chăm sóc và điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 tại Sài Gòn chia thành 5 tầng.
« Tầng một » tập trung đa số người nhiễm virus không có triệu chứng để cách ly,
theo dõi (gọi là « cơ sở thu dung »). Trước tình trạng quá tải, nhiều cơ sở «
thu dung » đã được điều chuyển thành cơ sở điều trị « tầng 2 ». Một bài viết
trên trang mạng chính phủ Việt Nam hôm nay 07/08 cho biết « tình trạng quá tải
các tầng điều trị của TP HCM làm nhiều bệnh nhân Covid nặng chậm được tiếp nhận,
cấp cứu » khiến Quân khu 7 phải « quyết định chuyển đổi » khu thu dung « F0 »
không triệu chứng thành bệnh viện dã chiến chuyên điều trị, cấp cứu.
Sở Y Tế : Các bệnh
viện không được từ chối người cấp cứu
Hôm qua 05/08, giám đốc sở Y Tế phải ra « công
văn khẩn » yêu cầu tất cả trung tâm cấp cứu, các bệnh viện phải « mở cửa tiếp
nhận người bệnh tự đến khám và cấp cứu 24/7, đặc biệt vào ban đêm ». Tuyệt đối
không được yêu cầu người bệnh phải có xét nghiệm nhanh hoặc PCR âm tính với
Covid. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận của các bệnh viện là có hạn.
Trả lời báo Tuổi Trẻ hôm qua, giám đốc một bệnh
viện điều trị bệnh nhân Covid ở mức tương đối nặng (thuộc « tầng 3 ») quy mô
500 giường tại Sài Gòn cho biết, bệnh viện này lúc nào cũng trong tình trạng
kín giường, do đó việc tiếp nhận được bệnh nhân nữa hay không còn tùy thuộc mức
độ bệnh lý, « nếu bệnh nhân cấp cứu sẽ ráng cứu ». Vị bác sĩ này cho biết thêm
: « Bên cạnh các ca thở máy không xâm lấn được điều trị hồi phục tốt, có ngày
3-4 ca tử vong, chủ yếu tập trung vào nhóm lớn tuổi, có bệnh nền. Gần đây xuất
hiện thêm ở nhóm trẻ tuổi bị béo phì ».
Tình hình căng thẳng không chỉ tại Sài Gòn. Tỉnh
Bình Dương láng giềng cũng là một điểm nóng khác. Số ca mới trong 10 ngày gần
đây chiếm gần 70% tổng số ca từ đầu mùa dịch. Hiện vẫn còn gần 400 bệnh nhân có
diễn biến nặng, đã có 144 người tử vong vì Covid. Có ngày, số ca mắc mới của
Bình Dương vượt 2.000, bằng một nửa ca mới của Sài Gòn, dù dân số chỉ bằng một
phần năm.
Theo trang mạng của bộ Y Tế Việt Nam hôm nay,
bệnh viện Hồi Sức Covid-19 tại thành phố HCM hiện đang điều trị 522 bệnh nhân,
trong đó 149 người trong tình trạng nguy kịch. Bệnh viện Hồi Sức Covid-19, được
thành lập khẩn hồi tháng 7/2021, dự kiến có thể tiếp nhận tối đa 1.000 bệnh
nhân rất nặng và nguy kịch (tức « tầng 5 », tầng cao nhất theo hệ thống điều trị
Covid tại Sài Gòn). Hiện tại bệnh viện chỉ đón nhận được một nửa số bệnh nhân
theo mục tiêu thiết kế do thiếu phương tiện và nhân viên.
Nhìn chung, tình trạng thiếu máy trợ thở, thiết
bị ECMO (tim phổi nhân tạo), máy thở oxy dòng cao, bồn chứa oxy, máy chụp
X-quang di động…, cũng như thiếu y bác sĩ điều trị, cấp cứu, nhân viên điều dưỡng
chuyên về Covid, là phổ biến. Tình hình dự kiến sẽ căng thẳng hơn trong những
ngày tới.
.
================================
XEM THÊM
Covid
– Việt Nam: Y tế phía Nam quá tải, nhiều "F0" không cứu kịp
Trọng
Thành -
RFI
Đăng ngày: 07/08/2021 - 16:57
Dịch bệnh Covid-19 đang đẩy hệ thống bệnh viện tại
thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương miền Nam vào tình trạng quá tải. Nhiều
trường hợp trở nặng tử vong do không kịp cấp cứu.
Sài Gòn hoang vắng
mùa đại dịch. Ảnh minh họa. © Wikimedia
Từ mươi ngày nay, số người tử vong do Covid tại
Sài Gòn luôn vượt quá 100. Trong hai ngày liên tiếp 4 và 5/8/2021, số tử vong vượt 200 người. Theo bộ Y Tế Việt Nam, số
người nhiễm virus (hay « F0 » theo cách gọi ở Việt Nam) tại
thành phố Hồ Chí Minh hiện đã vượt quá 100.000. Theo quy định mới, đa số
các « F0 » không triệu chứng tự cách ly và chăm sóc y tế tại
nhà để giảm tải cho các cơ sở « thu dung » cũng như điều trị.
Tuy nhiên, trong số « F0 » này dự kiến khoảng 5% trường hợp diễn
tiến nặng, cần được cấp cứu, chuyển tuyến kịp thời. Có những ca chuyển nặng rất
nhanh, không được cấp cứu kịp, đã tử vong. Số người cần thở máy tăng gấp đôi
trong mươi ngày vừa qua, từ hơn 700 người (ngày 28/07) thành hơn 1.300 người
(ngày 05/08).
Theo chính sách mới của chính quyền Việt
Nam, hệ thống chăm sóc và điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 tại Sài Gòn chia
thành 5 tầng. « Tầng một » tập trung đa số người nhiễm virus
không có triệu chứng để cách ly, theo dõi (gọi là « cơ sở thu dung »).
Trước tình trạng quá tải, nhiều cơ sở « thu dung » đã được điều chuyển
thành cơ sở điều trị « tầng 2 ». Một bài viết trên trang
mạng chính phủ Việt Nam hôm nay 07/08 cho biết « tình trạng quá tải các
tầng điều trị của TP HCM làm nhiều bệnh nhân Covid nặng chậm được tiếp nhận, cấp
cứu » khiến Quân khu 7 phải « quyết định chuyển đổi »
khu thu dung « F0 » không triệu chứng thành bệnh viện dã chiến
chuyên điều trị, cấp cứu.
Sở Y Tế : Các bệnh
viện không được từ chối người cấp cứu
Hôm qua 05/08, giám đốc sở Y Tế phải ra
« công văn khẩn » yêu cầu tất cả trung tâm cấp cứu, các bệnh
viện phải « mở cửa tiếp nhận người bệnh tự đến khám và cấp cứu 24/7, đặc
biệt vào ban đêm ». Tuyệt đối không được yêu cầu người bệnh phải có
xét nghiệm nhanh hoặc PCR âm tính với Covid. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận của
các bệnh viện là có hạn.
Trả lời báo Tuổi Trẻ hôm qua, giám đốc một bệnh
viện điều trị bệnh nhân Covid ở mức tương đối nặng (thuộc « tầng 3 »)
quy mô 500 giường tại Sài Gòn cho biết, bệnh viện này lúc nào cũng trong tình
trạng kín giường, do đó việc tiếp nhận được bệnh nhân nữa hay không còn tùy thuộc
mức độ bệnh lý, « nếu bệnh nhân cấp cứu sẽ ráng cứu ». Vị
bác sĩ này cho biết thêm : « Bên cạnh các ca thở máy không xâm lấn
được điều trị hồi phục tốt, có ngày 3-4 ca tử vong, chủ yếu tập trung vào nhóm
lớn tuổi, có bệnh nền. Gần đây xuất hiện thêm ở nhóm trẻ tuổi bị béo phì ».
Tình hình căng thẳng không chỉ tại Sài Gòn. Tỉnh
Bình Dương láng giềng cũng là một điểm nóng khác. Số ca mới trong 10 ngày gần
đây chiếm gần 70% tổng số ca từ đầu mùa dịch. Hiện vẫn còn gần 400 bệnh nhân có
diễn biến nặng, đã có 144 người tử vong vì Covid. Có ngày, số ca mắc mới của
Bình Dương vượt 2.000, bằng một nửa ca mới của Sài Gòn, dù dân số chỉ bằng một
phần năm.
Theo trang mạng của bộ Y Tế Việt Nam hôm nay,
bệnh viện Hồi Sức Covid-19 tại thành phố HCM hiện đang điều trị 522 bệnh nhân,
trong đó 149 người trong tình trạng nguy kịch. Bệnh viện Hồi Sức Covid-19, được
thành lập khẩn hồi tháng 7/2021, dự kiến có thể tiếp nhận tối đa 1.000 bệnh
nhân rất nặng và nguy kịch (tức « tầng 5 », tầng cao nhất theo
hệ thống điều trị Covid tại Sài Gòn). Hiện tại bệnh viện chỉ đón nhận được một
nửa số bệnh nhân theo mục tiêu thiết kế do thiếu phương tiện và nhân viên.
Nhìn chung, tình trạng thiếu máy trợ thở, thiết
bị ECMO (tim phổi nhân tạo), máy thở oxy dòng cao, bồn chứa oxy, máy chụp
X-quang di động…, cũng như thiếu y bác sĩ điều trị, cấp cứu, nhân viên điều dưỡng
chuyên về Covid, là phổ biến. Tình hình dự kiến sẽ căng thẳng hơn trong những
ngày tới.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Việt
Nam: Cách phòng chống không thích ứng với đợt dịch Covid mới
.
Việt
Nam: Tiêm chủng quá chậm chạp, Covid hoành hành ở Sài Gòn
No comments:
Post a Comment