Cô
giáo Trần Thị Thơ, đảng bộ Duy Tân và “học phí trả bằng máu”…
Trần
Kỳ Khôi
15/08/2021
https://baotiengdan.com/2021/08/15/co-giao-tran-thi-tho-dang-bo-duy-tan-va-hoc-phi-tra-bang-mau/
Báo Tiếng Dân đã đăng rất nhiều bài viết, mổ xẻ,
phản ảnh rõ nét về chuyện cô giáo Trần Thị Thơ, bị Đại học Duy Tân buộc nghỉ việc
vì cái gọi là có “quan điểm sai trái”.
Chúng tôi đặt lại vấn đề này trong góc nhìn
khác, về “ông chủ” của Trường ĐH Duy Tân và bức màn nhầy nhụa phía sau một môi
trường giáo dục. Người mà chúng tôi muốn nói là Lê Công Cơ, một cựu quan chức Cộng
sản 55 năm tuổi đảng, cũng là nhân vật chính Nguyễn Phi trong tiểu thuyết “Học
phí trả bằng máu” của nhà văn Nguyễn Khắc Phục, cuốn tiểu thuyết từng bị sinh
viên Huế biểu tình phản đối, tẩy chay và đốt sách tại Đại học Sư phạm Huế năm
1984.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-76.jpg
Chân dung Lê Công Cơ, hồi ký của ông và tiểu thuyết
của Nguyễn Khắc Phục
Lê Công Cơ còn có tên khác là Lê Phương Thảo,
sinh năm 1941, tại Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam, trong một gia đình bần cố
nông. Lê Công Cơ từng kể với mọi người rằng, mẹ ông chết vì đói khi ông mới 6
tuổi. Tuổi thơ của ông là những năm tháng chăn bò và ở đợ, sau đó nhảy núi theo
Việt Minh. Lý lịch ông khai rất nhập nhằng, không rõ học tiểu học, trung học ở
đâu nhưng lại vừa học Đại học Sài Gòn, vừa học Đại học Huế, lại vừa tham gia Cộng
sản, vào Đảng cộng sản năm 1965.
Bản lý lịch cũng cho hay, Lê Công Cơ từng giữ
chức Chủ tịch Liên hiệp sinh viên-học sinh Giải phóng khu Trung Trung Bộ
(1963-1966), Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng (1964-1965), Bí thư Ban Thanh vận, kiêm
Bí thư Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế (1969-1972), Ủy viên Thành ủy Huế (1972-1976) …
Có một mốc thời gian từ năm 1967 đến 1968, Lê
Công Cơ giấu nhẹm, không cho biết mình đã ở đâu, làm gì. Lê Công Cơ nói lan man
là đi theo Tiểu đoàn 810, quân chủ lực Bắc Việt. Thế nhưng, nhiều nhân chứng
cho hay, Lê Công Cơ có mặt cùng những tên “đao phủ” khát máu trong Tết Mậu Thân
1968, những hung thần Việt Cộng nằm vùng tại Đại học Huế từ 1963-1968 mà lịch sử
sẽ không bao giờ tha thứ, đó là: Lê Văn Hảo, Tôn Thất Dương Tiềm (thầy giáo),
Hoàng Phủ Ngọc Tường (dạy Việt văn), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên Y khoa năm
2), Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên Sư phạm), Nguyễn Thị Đoan Trinh (sinh viên Dược),
Trần Quang Long (sinh viên Sư phạm), Phan Chánh Dinh (tức Phan Duy Nhân), Hoàng
Văn Giàu (phụ khảo Văn khoa), Nguyễn Thiết (sinh viên Luật), Nguyễn Hữu Vấn
(sinh viên Quốc gia Âm nhạc), Bửu Chỉ (họa sĩ), Trần Vàng Sao (sinh viên), Ngô
Yên Thy (sinh viên Văn khoa), Trương Quang Ân (học sinh), Nguyễn Văn Mễ (học
sinh)…
Trong chiến tranh, chiến sĩ các bên lâm chiến
bị thương vong là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng trong biến cố Mậu Thân
(1968) tại Huế, nạn nhân đa số là dân thường vô tội, các giáo dân và nhân sĩ
trí thức… Họ bị “đồ tể” Việt Cộng nằm vùng và từ chiến khu tràn về đồng bằng để
tàn sát, giết hại thảm khốc trong thời gian Cộng sản tạm chiếm cố đô Huế.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-77.jpg
.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-77.jpg
Dân Huế tang thương
trong Tết Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu
Tháng 2/2018, một “đồng chí” thân cận của Lê
Công Cơ là Nguyễn Hữu Vấn, cho BBC biết rằng, “chúng tôi đã cố tránh tổn thất
cho dân”. Nhưng thật ra, Nguyễn Hữu Vấn xảo trá. Trước đó, Nguyễn Hữu Vấn là
Phó chủ tịch Liên minh các lực lượng dân chủ, do Bắc Việt dựng lên tại Huế. Tết
Mậu Thân, Nguyễn Hữu Vấn giữ chức Quận trưởng quận 1, Huế của chính quyền Cách
mạng.
Nhiều công chức, nhân viên chính quyền, cảnh
sát, binh sĩ và sĩ quan Quân lực VNCH đang nghỉ Tết, không ở vị trí chiến đấu,
được Nguyễn Hữu Vấn đến tận nhà đảm bảo an toàn, động viên họ ra trình diện. Nhưng
sau khi nắm danh sách đầy đủ, Nguyễn Hữu Vấn đã nuốt lời, cho chặt đầu, giết chết,
vứt xác tất cả họ vào các hố chôn tập thể hoặc áp giải lên núi hành quyết.
Sau khi quân lực VNCH tái chiếm Huế, Lê Công
Cơ cùng những tên giết người máu lạnh, bỏ chạy khỏi Huế, trốn lên chiến khu.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/3-26.jpg
Hàng đầu (từ trái
sang): Lê Công Cơ, Xuân Thiều, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hàng sau: Nguyễn Hữu Vấn,
Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đắc Xuân. Ảnh chụp tại chiến khu năm 1969.
Sau năm 1975, Cộng sản Bắc Việt bắt đầu thanh
lọc, không dùng và loại bỏ dần những kẻ “nửa mùa”, “trí thức hai mang”.
Những cái tên như ông bạn Trần Vàng Sao bị đấu
tố, Phan Duy Nhân bị thất sũng sau khi nhận “giải an ủi” Quyền Trưởng ban tôn
giáo Chính phủ, anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan tàn phế theo
các chức vụ văn nghệ tượng trưng, Tôn Thất Dương Tiềm làm Trưởng phòng Giáo dục,
Nguyễn Đắc Xuân đi làm báo và suốt cuộc đời cứ biện hộ mình không phải là…”đao
phủ” Tết Mậu Thân.
Lê Công Cơ cũng chịu chung số phận. Không được
Trung ương sũng ái đã đành, chính quyền tỉnh nhà cũng lơ đẹp, Lê Công Cơ lại bị
quy chụp là “điệp viên nhị trùng”. Cuối cùng, nhờ nhiều đồng hương Quảng Nam ra
tay cứu giúp, Lê Công Cơ thoát nạn và “dưỡng lão” với chức danh Phó Chủ tịch Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Buồn chán, Lê Công Cơ xin nghỉ việc, ngồi nhà
viết hồi ký, nghiền ngẫm về một thời… tắm máu của mình suốt những năm tháng đi
theo Đảng.
Thập niên 1990, Việt Nam học bài mở cửa của
ĐCS Trung Quốc, kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành.
Năm 1993, Trung ương khoá VII Đảng Cộng sản
ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, cho phép mở trường tư thục ở giáo dục mầm
non, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học.
Suy tới, tính lui, thấy không có nghề buôn nào
giàu nhanh bằng “buôn chữ”, nên Lê Công Cơ cùng một vài người quen xin lập đề
án Đại học Tư thục Miền Trung vào năm 1993.
Vì không thông thuộc đường dây hối lộ, “bôi
trơn”, để xin các quyết định hành chính, thủ tục cấp phép, nên Lê Công Cơ bó
tay. Cuối cùng, Lê Công Cơ nhờ vả một số đàn anh đồng hương Quảng Nam sắp xếp để
“gõ cửa” nhà bà Nguyễn Thị Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, một
cái tên lẫy lừng thời bấy giờ.
Để lấy lòng bà Bình, Lê Công Cơ đồng ý đặt tên
trường là Đại học Duy Tân. Duy Tân là tên một phong trào do cụ Phan Châu Trinh,
ông ngoại của bà Nguyễn Thị Bình sáng lập nên. Bà Bình trao đổi với Thủ tướng
Võ Văn Kiệt về vấn đề đại học tư thục Duy Tân, ông Kiệt chỉ đạo Phó thủ tướng
Nguyễn Khánh giúp, vậy là hồ sơ lập trường của Lê Công Cơ được đầu xuôi, đuôi lọt.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/4-33.jpg
.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/5-33.jpg
.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/6-26.jpg
Cha con Lê Công Cơ, Lê Nguyên Bảo và đại hội đảng bộ
Duy Tân
Trường Đại học dân lập Duy Tân (ĐH Duy Tân) ra
đời, cơ sở học tập phải thuê, đội ngũ giảng viên vay mượn từ các trường công lập
hoặc các vị hưu trí. Học sinh khu vực miền Trung, con nhà khá giả và con quan
chức học kém, lêu lỏng, trượt đại học chính quy, chỉ mong có tấm bằng cử nhân lận
lưng để xin việc làm hoặc vào cơ quan nhà nước, đổ xô tìm về Duy Tân để ghi
danh học. Thậm chí những quan chức các ban ngành, vốn hợp thức hoá trình độ để
tiến thân, đến Duy Tân sẽ có ngay “cử nhân liên thông”, “cử nhân tại chức”, văn
bằng hai… Cứ thế, vợ chồng Lê Công Cơ tha hồ mà đếm tiền.
Năm 2015, Lê Công Cơ móc nối, “lót tay” để Bùi
Văn Ga, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký cấp phép ĐH Duy Tân đào tạo hai ngành
cực kỳ “hot” mà trước đây chỉ trường công độc quyền: Đào tạo Dược sĩ và Y đa
khoa.
Thanh tra từng chỉ ra hàng loạt sai phạm trong
việc kê khống đội ngũ giảng viên, nguỵ tạo hồ sơ học hàm học vị… để loè bịp
sinh viên theo học và đánh bóng thương hiệu.
Nhưng gì thì gì, gia đình Lê Công Cơ cũng “gặt”
được cả ngàn tỷ.
Năm 2020, ĐH Duy Tân bị nhiều trường đại học
khác tố cáo dùng “truyền thông bẩn” bôi nhọ, cạnh tranh không lành mạnh trong
mùa tuyển sinh. Nhiều giảng viên tại ĐH Duy Tân tố cáo, khiếu kiện, khi gia
đình Lê Công Cơ “giam lỏng” bằng cấp của họ và đòi khoản tiền “bồi thường” phi
lý lên đến cả trăm triệu khi họ xin nghỉ việc.
Lê Công Cơ rất siêu trong việc thiết lập các mối
quan hệ với quan chức, các bộ ban ngành, chính quyền sở tại, công an và cả báo
chí. Từ việc nịnh hót “lãnh chúa” Nguyễn Bá Thanh, Lê Công Cơ đưa được con gái
Lê Nguyễn Tuệ Hằng, sinh năm 1976, du học Úc theo đề án xài tiền ngân sách của
Đà Nẵng. Chưa hết, trụ sở chính trên đại lộ Nguyễn Văn Linh và nhiều cơ sở khác
của ĐH Duy Tân, toạ lạc trên “đất vàng” trung tâm thành phố Đà Nẵng… đều nhờ
tài “ngoại giao” của Lê Công Cơ mà được “lãnh chúa” cấp cho.
Nịnh trên, lừa dưới, “bóp cổ” đội ngũ giảng
viên và “móc túi” sinh viên, để rồi Lê Công Cơ có được cái mình cần, danh hiệu
Anh hùng Lao động (thời kỳ đổi mới) tại Quyết định số 296/QĐ-CTN, ngày
4/2/2016.
Thâu tóm, loại bỏ dần cổ đông, giờ đây ĐH Duy
Tân là “đế chế” gia đình Lê Công Cơ, với các thành viên trong gia đình, nắm giữ
những chức vụ như sau:
– Lê Công Cơ là Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT
– Con trai Lê Nguyên Bảo, Phó Bí thư đảng uỷ Đảng
bộ Duy Tân, Hiệu trưởng
– Con gái Lê Nguyễn Tuệ Hằng, đảng uỷ viên,
Phó hiệu trưởng
– Vợ Lê Công Cơ, dâu phụ trách Tài chính, Kế
toán, Hậu cần…
Quay
trở lại câu chuyện trường ĐH Duy Tân xác nhận, đã sa thải nữ giảng viên Trần Thị
Thơ, đồng thời có công văn gửi đến Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA83) Công
an TP – Đà Nẵng, tố cáo cô giáo để an ninh điều tra, đã gây bất bình trong dư
luận xã hội.
Cô giáo Thơ có tri thức, có nỗi niềm, giàu
lòng trắc ẩn và nhất là có chính kiến. Cô tranh luận và phân tích cho sinh viên
thấy quan điểm thương xót đồng bào mình khi hàng trăm ngàn người bị buộc rời khỏi
Sài Gòn hồi cuối tháng 7/2021 vì dịch Covid-19 và cô cảm thấy nhục nhã khi
chính quyền đã không hỗ trợ, lại còn đuổi không cho họ về quê. Cô cũng cảm thấy
phẫn nộ và “nhục nhã” khi so sánh sự bất lực của chính phủ và an sinh xã hội Việt
Nam quá kém…
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-78.jpg
Giảng viên Trần Thị
Thơ
Những gì cô Thơ nói quả không sai, chỉ sai là
cô bị gài bẫy tranh luận nhằm đúng một sinh viên là đảng viên trẻ của đảng bộ
Lê Công Cơ và bị ghi hình. Sinh viên kia là thành quả nhào nặn từ nền giáo dục
tư tưởng – Mác Lê để trở thành công cụ của Đảng cộng sản.
Giảng đường XHCN ươm ra những “hạt giống đỏ” sống
thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đối với gia đình, xã hội và quê hương đất nước…
nhưng lại nguỵ biện, bảo thủ, bất kính đến nguy hiểm.
Nếu nhà văn Nguyễn Khắc Phục còn sống, có lẽ
ông sẽ viết phần hai của tiểu thuyết “Học phí trả bằng máu”, mà ở đó người trả
“học phí” không phải là Nguyễn Phi (Lê Công Cơ), mà là cô giáo Trần Thị Thơ. Giảng
đường nơi cô Thơ phụng sự, hoá ra là một đảng bộ trung thành, thế nên thầy cô
giáo ở đây, hay hàng chục ngàn sinh viên theo học, đang trả “học phí bằng máu”
cho những người Cộng sản.
No comments:
Post a Comment