Tuesday, August 3, 2021

BỘ Y TẾ MẮC BỆNH: "DỄ HỐT HOẢNG NHƯNG MAU QUÊN" (Mai Bá Kiếm)

 


BỘ Y TẾ MẮC BỆNH: "DỄ HỐT HOẢNG NHƯNG MAU QUÊN"  

Mai Bá Kiếm

03/08/2021  07:17

https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1716829381842258

  

Bộ Y tế xử lý khủng hoảng truyền thông về việc dân TP.HCM “tẩy chay” vaccine Sinopharm của TQ, bằng cách chưa triển khai tiêm Sinopharm trong đợt này, khi nào Bộ Y tế thẩm định thì tiêm vaccine theo nguyện vọng như 5 đợt vừa qua!

 

Tóm lại, dù được thẩm định “OK Salem”, Sinopharm không phải là lựa chọn bắt buộc! Thiệt uổng công cho luật sư “ngựa non háu đá” Phạm Thanh Hữu dọa dân (trên vnexpress.net) không tiêm vaccine có thể bị phạt hành chính hoặc bị phạt tù. Và, uổng sức cho các tờ báo “múa minh họa bài ca Sinopharm”!

 

CHƯA TIÊM VACCINE MỚI CHƯA THẤY QUAN TÀI:

 

Từ tháng 6/2010, Bộ Y tế đưa vaccine Quinvaxem vào Chương trình tiêm chủng mở rộng (CT TCMR) theo diện viện trợ. Để các bà mẹ an lòng đưa trẻ 2 tháng tuổi tiêm vaccine mới, Bộ Y tế tuyên truyền:

 

Quinvaxem là vaccine 5 trong 1 phòng bệnh: “Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib”, do công ty Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất vừa tiết kiệm thời gian hơn tiêm từng mũi cho mỗi loại bệnh, vừa an toàn!

 

Nhưng vaccine nào cũng gây tai biến, đến đầu năm 2013, có 5 trẻ tử vong sau tiêm Quinvaxem. Bộ Y tế lập hội đồng giám định, kết luận có 4 ca tử vong không do vaccine. Nhưng dân chúng vẫn hoang mang không đưa con tiêm chủng!

 

Đầu tháng 5/2013, Bộ Y tế “dễ hốt hoảng” khi tạm dừng sử dụng Quinvaxem trong CT TCMR, để chờ kết quả kiểm nghiệm các lô Quinvaxem mà Bộ gửi cho WHO kiểm tra!

 

Ngày 24/9/2013, Bộ Y tế công bố kết quả đánh giá độc lập của WHO cho thấy các lô Quinvaxem có liên quan các ca tử vong đều đạt tiêu chuẩn theo quy định. Trong số 43 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm Quinvaxem, có 27 ca tử vong không liên quan đến tiêm chủng. Sau 5 tháng ngưng sử dụng, Bộ Y tế tự tin cho tái sử dụng Quinvaxem.

 

Rồi trong 10 tháng đầu năm 2015, có 16 em bé có phản ứng nặng sau khi tiêm Quinvaxem, trong đó 8 cháu tử vong. Hội đồng chuyên môn kết luận chỉ có 1 ca tử vong do sốc phản vệ là cháu bé ở Nghệ An, 7 ca tử vong còn lại là trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý trẻ mắc.

 

Sang năm 2016 vẫn có ca tử vong sau tiêm, nhưng hay không bằng hên vào tháng 10/2016, Cty Berna Biotech, Hàn Quốc thông báo ngừng sản xuất Quinvaxem trên quy mô toàn cầu! Bộ Y tế kiểm kê, Quinvaxem còn lại trong CT TCMR đủ sử dụng đến hết tháng 5/2018.

 

Tháng 5/2017, Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất, có thành phần tương tự để thay thế Quinvaxem.

 

Bộ Y tế phải tuyên truyền “từ 21/11/2015 đến 20/11/2016, tổng số liều ComBE Five được sử dụng tại Ấn Độ là khoảng 40 triệu liều, có 11 trường hợp ghi nhận có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm chủng, trong đó 6 ca tử vong (2 ca sặc sữa,1 ca viêm phổi, 1 ca nhiễm trùng huyết nặng, 1 ca không rõ nguyên nhân và 1 ca có hội chứng chết đột ngột của trẻ sơ sinh).

 

Các bà mẹ đặt niềm tin vào ComBe Five! Bộ Y tế triển khai tiêm ComBe Five trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh trong tháng 10 và tháng 11/2018 với tổng số được tiêm là 17.356 trẻ; triển khai trên quy mô 12 tỉnh từ 12/2018.

 

Khi tổng số trẻ được tiêm đạt 69.929, thì ngày 27/12/2018, tại Nam Định, có hai bé trên 2 tháng tuổi tử vong tại nhà sau tiêm ComBe Five từ 36 đến 48 tiếng. Bộ Y tế lại xử lý khủng hoảng niềm tin vào ComBe Five!

 

Ngày 10/1/2019, thêm một bé ở Hà Nội tử vong, khi đã có 131.000 trẻ được tiêm ComBe Five. Bộ Y tế chứng minh: “Tỷ lệ có phản ứng sau tiêm ghi nhận được là 2,5% có phản ứng nhẹ sau tiêm (sưng, đau vết tiêm, sốt nhẹ), 0,05% có phản ứng nặng sau tiêm (sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, có 3 cháu đã tử vong)”.

 

Đồng thời, Bộ tập huấn lại về an toàn tiêm chủng, đưa cán bộ có trình độ chuyên môn về tăng cường cho các trạm y tế xã phường trong các đợt tiêm chủng, đặc biệt là ở các trạm không có bác sĩ.

 

Nhưng kết quả là: “Qua giám sát tại một trạm y tế cho thấy, số trẻ mời tiêm là 114 trẻ, nhưng số trẻ ra tiêm chỉ có 23 trẻ, sau khi tư vấn chỉ có 6 trẻ được phụ huynh đồng thuận tiêm. Đang có tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh về tính an toàn của vắc xin ComBe Five khi tiêm chủng cho trẻ”.

 

Kinh nghiệm sử dụng một loại Vaccine mới Bộ Y tế có thừa, nhưng vẫn cái bệnh “dễ hốt hoảng nhưng mau quên”, nên tôi phải nhắc cho ông Nguyễn Thanh Long nhớ: bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã vô cùng vất vả trong 2 lần xử lý khủng hoảng truyền thông về vaccine, mà dân vẫn không tin Quinvaxem và ComBe FivFive!

 

Cho nên, để dân tin chất lượng Sinopharm, ông Long không thể thẩm định qua loa và mượn truyền thông tô hồng thiếu chứng cứ khoa học là không ổn đâu! Vì, chưa tiêm vaccine mới chưa thấy quan tài!

 

P/S: Chờ xem kết luận về 1 ca ở Cao Băng

 

 

 

 

 

 

 

 

03/08/2021  07:17

https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1716829381842258

  

Bộ Y tế xử lý khủng hoảng truyền thông về việc dân TP.HCM “tẩy chay” vaccine Sinopharm của TQ, bằng cách chưa triển khai tiêm Sinopharm trong đợt này, khi nào Bộ Y tế thẩm định thì tiêm vaccine theo nguyện vọng như 5 đợt vừa qua!

 

Tóm lại, dù được thẩm định “OK Salem”, Sinopharm không phải là lựa chọn bắt buộc! Thiệt uổng công cho luật sư “ngựa non háu đá” Phạm Thanh Hữu dọa dân (trên vnexpress.net) không tiêm vaccine có thể bị phạt hành chính hoặc bị phạt tù. Và, uổng sức cho các tờ báo “múa minh họa bài ca Sinopharm”!

 

CHƯA TIÊM VACCINE MỚI CHƯA THẤY QUAN TÀI:

 

Từ tháng 6/2010, Bộ Y tế đưa vaccine Quinvaxem vào Chương trình tiêm chủng mở rộng (CT TCMR) theo diện viện trợ. Để các bà mẹ an lòng đưa trẻ 2 tháng tuổi tiêm vaccine mới, Bộ Y tế tuyên truyền:

 

Quinvaxem là vaccine 5 trong 1 phòng bệnh: “Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib”, do công ty Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất vừa tiết kiệm thời gian hơn tiêm từng mũi cho mỗi loại bệnh, vừa an toàn!

 

Nhưng vaccine nào cũng gây tai biến, đến đầu năm 2013, có 5 trẻ tử vong sau tiêm Quinvaxem. Bộ Y tế lập hội đồng giám định, kết luận có 4 ca tử vong không do vaccine. Nhưng dân chúng vẫn hoang mang không đưa con tiêm chủng!

 

Đầu tháng 5/2013, Bộ Y tế “dễ hốt hoảng” khi tạm dừng sử dụng Quinvaxem trong CT TCMR, để chờ kết quả kiểm nghiệm các lô Quinvaxem mà Bộ gửi cho WHO kiểm tra!

 

Ngày 24/9/2013, Bộ Y tế công bố kết quả đánh giá độc lập của WHO cho thấy các lô Quinvaxem có liên quan các ca tử vong đều đạt tiêu chuẩn theo quy định. Trong số 43 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm Quinvaxem, có 27 ca tử vong không liên quan đến tiêm chủng. Sau 5 tháng ngưng sử dụng, Bộ Y tế tự tin cho tái sử dụng Quinvaxem.

 

Rồi trong 10 tháng đầu năm 2015, có 16 em bé có phản ứng nặng sau khi tiêm Quinvaxem, trong đó 8 cháu tử vong. Hội đồng chuyên môn kết luận chỉ có 1 ca tử vong do sốc phản vệ là cháu bé ở Nghệ An, 7 ca tử vong còn lại là trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý trẻ mắc.

 

Sang năm 2016 vẫn có ca tử vong sau tiêm, nhưng hay không bằng hên vào tháng 10/2016, Cty Berna Biotech, Hàn Quốc thông báo ngừng sản xuất Quinvaxem trên quy mô toàn cầu! Bộ Y tế kiểm kê, Quinvaxem còn lại trong CT TCMR đủ sử dụng đến hết tháng 5/2018.

 

Tháng 5/2017, Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất, có thành phần tương tự để thay thế Quinvaxem.

 

Bộ Y tế phải tuyên truyền “từ 21/11/2015 đến 20/11/2016, tổng số liều ComBE Five được sử dụng tại Ấn Độ là khoảng 40 triệu liều, có 11 trường hợp ghi nhận có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm chủng, trong đó 6 ca tử vong (2 ca sặc sữa,1 ca viêm phổi, 1 ca nhiễm trùng huyết nặng, 1 ca không rõ nguyên nhân và 1 ca có hội chứng chết đột ngột của trẻ sơ sinh).

 

Các bà mẹ đặt niềm tin vào ComBe Five! Bộ Y tế triển khai tiêm ComBe Five trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh trong tháng 10 và tháng 11/2018 với tổng số được tiêm là 17.356 trẻ; triển khai trên quy mô 12 tỉnh từ 12/2018.

 

Khi tổng số trẻ được tiêm đạt 69.929, thì ngày 27/12/2018, tại Nam Định, có hai bé trên 2 tháng tuổi tử vong tại nhà sau tiêm ComBe Five từ 36 đến 48 tiếng. Bộ Y tế lại xử lý khủng hoảng niềm tin vào ComBe Five!

 

Ngày 10/1/2019, thêm một bé ở Hà Nội tử vong, khi đã có 131.000 trẻ được tiêm ComBe Five. Bộ Y tế chứng minh: “Tỷ lệ có phản ứng sau tiêm ghi nhận được là 2,5% có phản ứng nhẹ sau tiêm (sưng, đau vết tiêm, sốt nhẹ), 0,05% có phản ứng nặng sau tiêm (sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, có 3 cháu đã tử vong)”.

 

Đồng thời, Bộ tập huấn lại về an toàn tiêm chủng, đưa cán bộ có trình độ chuyên môn về tăng cường cho các trạm y tế xã phường trong các đợt tiêm chủng, đặc biệt là ở các trạm không có bác sĩ.

 

Nhưng kết quả là: “Qua giám sát tại một trạm y tế cho thấy, số trẻ mời tiêm là 114 trẻ, nhưng số trẻ ra tiêm chỉ có 23 trẻ, sau khi tư vấn chỉ có 6 trẻ được phụ huynh đồng thuận tiêm. Đang có tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh về tính an toàn của vắc xin ComBe Five khi tiêm chủng cho trẻ”.

 

Kinh nghiệm sử dụng một loại Vaccine mới Bộ Y tế có thừa, nhưng vẫn cái bệnh “dễ hốt hoảng nhưng mau quên”, nên tôi phải nhắc cho ông Nguyễn Thanh Long nhớ: bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã vô cùng vất vả trong 2 lần xử lý khủng hoảng truyền thông về vaccine, mà dân vẫn không tin Quinvaxem và ComBe FivFive!

 

Cho nên, để dân tin chất lượng Sinopharm, ông Long không thể thẩm định qua loa và mượn truyền thông tô hồng thiếu chứng cứ khoa học là không ổn đâu! Vì, chưa tiêm vaccine mới chưa thấy quan tài!

 

P/S: Chờ xem kết luận về 1 ca ở Cao Băng

 

 

 


No comments: