Tiền
đâu Đại biểu Quốc hội Việt Nam 'chạy' hộ chiếu nước ngoài?
RFA
2020-08-25
Nhập tịch Cộng hòa Cyprus với
giá ít nhất 2.5 triệu USD
Bản tin phóng sự điều tra
của Al Jareeza loan đi vào ngày 24/8, phổ biến một danh sách tên tuổi của
hàng chục quan chức cấp cao và gia đình mua “hộ chiếu vàng” Cyprus từ năm 2017
đến năm 2019, với giá ít nhất 2.5 triệu USD.
Quốc gia Cyprus cho phép
người nước ngoài nhập quốc tịch qua chương trình đầu tư vào nước này với mức đầu
tư thấp nhất là 2.5 triệu USD. Công dân Cyprus có thể tự do đi lại, làm việc,
giao dịch ngân hàng trong khối Liên minh Châu Âu và được miễn thị thực ở 174 quốc
gia. Do đó, quyển “hộ chiếu vàng” của Cyprus được cho là một món hàng có giá trị
đối với rất nhiều người mong muốn sở hữu được nó.
Hai người Việt Nam
trong Hồ sơ Cyprus, công bố ngày 24/8/2020 gồm Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc
và doanh nhân Phạm Nhật Vũ.
Tài liệu điều tra của Al
Jareeza có tên “The Cyprus Papers” (tạm dịch là Hồ sơ Cyprus) vừa công bố
cho thấy phần lớn là các quan chức, chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước
đến từ Nga, Trung Quốc, Ukraine, một số nước Trung Đông và Đông Nam Á.
Trong Hồ sơ Cyprus này,
xuất hiện 2 người Việt Nam bao gồm ông Phạm Nhật Vũ và ông Phạm Phú Quốc.
Bản tin của Al Jareeza
ghi rõ ông Phạm Phú Quốc, Đại biểu Quốc hội Việt Nam, đại diện cho cử tri đoàn
thành phố Hồ Chí Minh là quan chức đã mua “hộ chiếu vàng” của Cyprus.
Tuy nhiên, một ngày ngay
sau Hồ sơ Cyprus tung ra, Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc, trong cuộc
trao đổi với Tuổi Trẻ Online, vào ngày 25/8, khẳng định rằng ông có quốc tịch
Cyprus từ giữa năm 2018 và do gia đình bảo lãnh.
Ông Phạm Phú Quốc giải
thích thêm rằng vợ và con của ông là doanh nhân và đã có quốc tịch Cyprus trước
đó. Đồng thời quả quyết rằng thông tin về việc ông mua quốc tịch Cyprus là
không chính xác.
Về ông Phạm Nhật Vũ, hiện ông Vũ đang thụ án tù 3 năm vì tội đưa hối
lộ trong vụ án MobiFone mua AVG, có hộ chiếu Cyprus ngày 6/5/2019 và vợ ông
cũng được cấp quốc tịch Cyprus.
Ảnh minh họa. Quốc
kỳ của Cộng hòa Cyprus. AFP
Dư luận nói gì?
Nhóm phóng viên thực hiện
điều tra Hồ sơ Cyprus đưa ra vấn đề rằng làm thế nào mà các quan chức có thể có
số tiền lớn lên đến hàng triệu USD để đầu tư vào Cyprus và tại sao những người
được giao phó các vị trí quan trọng ở quốc gia của họ lại mua quốc tịch thứ hai
cho bản thân và gia đình?
Để giải đáp cho hai câu hỏi
quan trọng vừa nêu, Al Jareeza dẫn nhận định của tiến sĩ Nigel Gould-Davies,
chuyên viên cấp cao tại Viện Chiến lược Quốc tế của Vương quốc Anh cho rằng ở
nhiều quốc gia, chỉ có quan hệ và làm ăn bất chính mới có thể sở hữu khối tài sản
lớn như vậy và một khi họ đã có khối tài sản lớn thông qua cách mà
ông nghĩ là rất có vấn đề thì họ chắc chắn sẽ muốn được an toàn bằng cách chuyển
tài sản sang nước ngoài, nơi mà tài sản đó trở thành hợp pháp.
Chuyên viên cao cấp của Tổ
chức Minh bạch Quốc tế, bà Laure Brillaud, cũng được Al Jareeza dẫn lời
rằng các quan chức có quyền kiểm soát tài nguyên quốc gia, có thể điều tiết các
hợp đồng của chính phủ cũng như có quyền ra quyết định. Vì thế, việc này phản
ánh rủi ro tài chính cao vì họ dễ tham nhũng và nhận hối lộ hơn bao giờ hết.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, vào ngày 25/8 lên tiếng với RFA rằng không phải
chỉ một trường hợp của Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc vừa được nhắc tên tên
trong Hồ sơ Cyprus mà đó là một xu hướng chung của giới quan chức tại Việt Nam
trong những năm vừa qua.
Từ Đức quốc, luật sư
Nguyễn Văn Đài nhấn mạnh thêm:
“Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là tôi thấy
vào năm 2014 khi giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải của
Việt Nam ở Biển Đông. Sau sự kiện đấy, báo chí đã đăng tải công khai lời phát
biểu công khai của ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ trích rằng có một số cán bộ cao cấp
của Đảng và Nhà nước, khi xảy ra sự kiện HD 981, đã vội vàng đề xuất mang tài sản
và đưa vợ con ra nước ngoài. Ông Trọng đã phát biểu như thế. Hiện tượng đó
không phải bây giờ mới xảy ra mà đã luôn luôn xảy ra từ trước rồi.”
Hồi năm 2016, truyền
thông Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin Chính quyền Việt Nam nhanh chóng vào
cuộc để tìm hiểu sự can dự của 189 cá nhân và 7 công ty Việt Nam có tên trong hồ
sơ Panama trong đợt công bố ngày 9/5/2016.
Những người có tên trong
Hồ sơ Panama, được cho là dù họ đang sống ở quốc gia nào cũng bị nghi vấn là mở
công ty vỏ bọc ở những thiên đường thuế, tức ở những lãnh thổ mà họ có thể né
thuế, thậm chí rửa tiền hoặc che giấu tài sản.
Truyền thông Nhà nước Việt
Nam dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) ghi nhận tính
đến thời điểm tháng 5/2016, người Việt gửi 7,3 tỷ USD ra nước ngoài hay theo hồ
sơ Panama, Việt Nam có tổng cộng 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra
nước ngoài.
Nhà quan sát tình hình Việt
Nam, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói với RFA về ghi nhận của ông liên quan
thông tin Hồ sơ Panama được Chính quyền Việt Nam xử lý như thế nào:
“Vụ Hồ sơ
Panama thì hầu như không ai bị xử lý gì cả bởi vì có một
số doanh nhân cụ thể đã giải thích rõ vì sao họ mở tài khoản đó. Ví dụ như chủ
tịch hội đồng quản trị Công ty Sovico, đồng thời là tổng giám đốc của Hãng Hàng
không Vietjet Air là bà Nguyễn Thị Phương Thảo có tài khoản ở đấy. Sau đó thì
bà Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng Bộ Công thương khi đó cũng nói là lúc còn là
doanh nhân, chưa giữ chức thứ trưởng cũng có tài khoản như thế. Có một người
làm ở khu công nghiệp và cũng là Đại biểu Quốc hội, ông Đặng Thành Tâm thì cũng
nói là có tài khoản như thế. Bây giờ ông Tâm không còn là Đại biểu Quốc hội nữa.
Có một vài trường hợp lên tiếng như vậy. Nhưng về sau thì tuyệt nhiên không có
thông tin nào về việc xử lý gì cả.”
Ảnh minh họa. Báo
chí tại Đức với thông tin về hồ sơ Panama hôm 7/4/2016. AFP
Đài RFA ghi nhận, liên quan thông tin Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có tên trong Hồ sơ
Syprus, có ý kiến của những người quan tâm rằng ông Phạm Phú Quốc sẽ bị xử lý bởi
vì theo khoản 1a, Điều 22 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc
hội được thông qua ngày 19/6, quy định “Đại biểu Quốc hội có một quốc tịch
là quốc tịch Việt Nam”.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho
rằng ông Phạm Phú Quốc không vi phạm hình sự theo quy định của pháp luật Việt
Nam là công dân không bị ngăn cấm có quốc tịch khác ngoài quốc tịch Việt Nam.
“Tức là với công dân thì được làm mọi điều mà pháp
luật không cấm. Thế còn đối với chính khách, là Đại biểu Quốc hội thì chỉ được
phép làm những việc mà pháp luật và các quy định riêng cho phép. Hai việc đó cần
phân biệt khác nhau. Cho nên đấy không phải là tội. Và ông này bị phát hiện như
thế thì mai mốt Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ bãi nhiệm ông ấy thôi.”
Theo thiển ý của tiến sĩ
Hà Hoàng Hợp thì có thể ông Phạm Phú Quốc và gia đình của ông sẽ bị điều tra
liên quan về tài sản. Thế nhưng, đó lại là một vấn đề khác nữa đang tồn tại ở
Việt Nam.
“Việt Nam có rất nhiều luật, nhưng về mặt thu nhập
và việc khai báo tài sản đối với quan chức và công dân đều không được thực hiện
một cách chặt chẽ. Cho nên rất dễ có khả năng người ta khai báo tài sản mà
chính quyền phải chấp nhận. Ví dụ như gần đây, có một trường hợp cựu thanh tra
Chính phủ là ông Trần Văn Truyền. Ông Truyền về hưu ở Bến Tre và xây biệt thự
to như lâu đài. Khi ông Truyền bị phát hiện thì ông lên tiếng là do cô em nuôi
cho tiền. Và cô em nuôi cũng đã chứng nhận rằng biếu cho ông anh nuôi ‘một ít’
tiền đủ để xây ‘lâu đài’ đấy. Thế thì ai làm gì được?”
Facebooker Phạm Minh Vũ, chia sẻ ý kiến cá nhân về tình trạng giàu có
không minh bạch của giới quan chức ở Việt Nam:
“Bỏ qua vấn đề chính trị và quan điểm lý tưởng thì
khi họ vào Đảng và họ nắm quyền rồi, họ có thể từ một bần cố nông và kinh qua
các chức vụ thì không biết ở đâu mà tiền từ trên trời rơi xuống và họ trở nên rất
giàu có. Chúng ta cũng biết trong thời gian vừa qua, bao nhiêu vụ việc bị phanh
phui và đến khi bị báo chí vạch trần thì có người bị tống vào ‘lò’ của ông Trọng,
còn có người phân trần rằng là họ bán chổi đót hay chạy xe ôm từ thuở hàn vi…Ở
Việt Nam thì hầu như không có chương trình minh bạch tài chính và điều này tôi
nghĩ rằng nằm trong chủ trương, đường lối của Đảng. Họ cố tình không muốn công
khai minh bạch tài chính vì họ biết rõ tài sản của họ từ đâu mà ra.”
Những người trao đổi với
RFA như Luật sư Nguyễn Văn Đài, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp và facebooker Phạm Minh Vũ
chia sẻ đồng quan điểm rằng những vụ việc như Hồ sơ Panama và Hồ sơ Cyprus càng
làm cho người dân Việt Nam mất niềm tin vào giới quan chức và Đảng CSVN lãnh đạo.
Một số danh tính nổi bật
được tiết lộ trong Hồ sơ Cyprus bao gồm Chủ tịch Hạ viện Afghanistan Mir Rahman
Rahmani, Phó Thủ tướng Nga Igor Reva, cựu Đại biểu Quốc hội Ukraine-ông
Volodymyr Zubky…và thân nhân của các giới chức lãnh đạo như tỷ phú Taha Mikati,
em trai của cựu Thủ tướng Leban Najib Mikati hay bà Hun Kimleng, cháu gái của
Thủ tướng Campuchia Hun Sen…
No comments:
Post a Comment