Thư
Ngỏ của Mạng Lưới Nghị Sĩ Châu Á vì Nhân Quyền (APHR)
Thục
Quyên
18/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/18/thu-ngo-cua-mang-luoi-nghi-si-chau-a-vi-nhan-quyen-aphr/
JAKARTA, ngày 13 tháng 8 năm 2020, Văn phòng APHR
(Asian Parliamentarians for Human Rights/ Nghị sĩ Châu Á vì Nhân quyền) đã gửi
ra một thư ngỏ cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn xuân Phúc:
65 nghị sĩ đương nhiệm và
cựu nghị sĩ từ 28 quốc gia đã ký thư ngỏ yêu cầu ông Nguyễn Xuân Phúc, với tư
cách là đương kim Chủ tịch của ASEAN, hãy thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực
gương mẫu bằng cách bảo đảm các quyền tự do cơ bản của người dân và bảo đảm rằng
luật pháp và chính sách phải nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế và
tinh thần của ASEAN: Lấy người dân làm trọng điểm, luôn hướng tới người dân.
APHR là một mạng lưới khu
vực gồm các nghị sĩ đương nhiệm và cựu nghị sĩ, sử dụng thế đứng đặc biệt của họ
để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Đông Nam Á, cố gắng giúp tạo ra một khu vực
nơi mọi người có thể thể hiện bản thân mà không sợ hãi, sống không bị phân biệt
đối xử và bạo lực, đồng thời là nơi phát triển với quyền con người được đặt lên
hàng đầu.
Các vị nghị sĩ cũng kêu gọi
trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho người ủng hộ tự do tôn giáo, ông
Nguyễn Bắc Truyển và cho tất cả tổ chức tôn giáo độc lập ở
Việt Nam được tự do sinh hoạt tôn giáo mà không sợ bị bắt bớ, sách nhiễu, tù
đày.
***
Sau đây là bản dịch thư ngỏ ngày 13/8/2020
Ông Nguyễn Xuân Phúc,
Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam
16 Lê Hồng Phong,
Quận Ba Đình,
Hà Nội, Việt Nam
Kính thưa ông,
V v: Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông
Nguyễn Bắc Truyển
Chúng tôi, những Nghị sĩ
từ khắp nơi trên thế giới ký tên dưới đây, có vinh dự viết thư này cho ông để
yêu cầu ông dùng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc trả tự do ngay
lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Bắc Truyển, một người bảo vệ tự do tôn
giáo, cũng như cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập tại Việt Nam được tự
do sinh hoạt tôn giáo mà không sợ bị bắt bớ, sách nhiễu, tù đày.
Đã ba năm kể từ khi ông
Nguyễn Bắc Truyển bị công an Việt Nam bắt cóc vào ngày 30 tháng 7 năm 2017, rồi
sau đó bị biệt giam cho đến khi ra tòa ngày 5 tháng 4 năm 2018 cùng với năm nhà
hoạt động nhân quyền khác. Ông Truyển bị kết án 11 năm tù và 3 năm quản chế
theo Điều 79 Bộ luật Hình sự 1999 về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân”. Đơn kháng cáo của ông đã bị bác và ông Nguyễn Bắc Truyển hiện đang bị
giam tại Nhà tù An Điềm, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Đây không phải là lần đầu
tiên ông Truyển vào tù vì các hoạt động ôn hòa của mình. Trước đó ông Truyển đã
bị bắt vào năm 2006 và được trả tự do vào năm 2010 sau khi chấp hành bản án ba
năm sáu tháng vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”.
Ông Truyển là một tín đồ
Phật Giáo Hòa Hảo và là người hoạt động bảo vệ nhân quyền lâu năm, bao gồm quyền
của các tôn giáo thiểu số. Ông thành lập Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị & Tôn
giáo Việt Nam, một tổ chức chuyên hỗ trợ các tù nhân lương tâm và gia đình của
họ. Là một luật gia, ông đã hỗ trợ pháp lý miễn phí cho các gia đình tù nhân
chính trị, nạn nhân của việc chiếm đất, và các cộng đồng tôn giáo bị đàn áp ở
miền Nam Việt Nam. Năm 2011, ông được trao giải thưởng Hellman / Hammett của Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) vinh danh hoạt động ủng hộ nhân
quyền của ông. Vì những việc làm của mình, ông Nguyễn Bắc Truyển từ nhiều năm
đã phải đối mặt với những quấy rối và trả thù.
Chúng tôi vô cùng quan ngại
vì những cáo buộc đối với ông Truyển là hoàn toàn không có cơ sở và việc ông bị
bắt giam đã vi phạm trực tiếp nghĩa vụ của Việt Nam theo Điều 24 Hiến pháp và
các văn kiện quốc tế khác nhau mà Việt Nam đã phê chuẩn, đặc biệt là Điều 18 của
Công ước quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị và Điều 22 của Tuyên bố Nhân
quyền ASEAN.
Hơn nữa, chúng tôi rất bất
bình vì xử án và cầm tù ông Truyển là minh chứng cho những vấn đề nổi cộm liên
quan đến quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Mặc dù chúng tôi ghi nhận
một số tiến bộ mà chính phủ của ông đã đạt được, bao gồm việc cho phép các tổ
chức tôn giáo đã đăng ký được tổ chức các lễ hội lớn ở nơi công cộng, và dường
như số lượng những cuộc tấn công các cộng đồng Công giáo do những nhóm có liên
quan đến chính quyền có giảm bớt, nhưng chúng tôi vẫn vô cùng lo ngại bởi các
báo cáo liên tục về những cuộc đàn áp các cá nhân và các nhóm tôn giáo thiểu số
chỉ vì họ thực hiện một cách ôn hoà quyền tự do tôn giáo hay niềm tin của họ.
Đặc biệt, chúng tôi hết sức
lo ngại trước những trường hợp đe dọa, sách nhiễu, bạo hành thân thể, phá hoại
tài sản và bỏ tù đối với người Hmong và người Thượng theo đạo Thiên chúa, người
Công giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phật tử Hòa Hảo, tín đồ Cao
Đài, Phật tử Khmer Krom, Ân Đàn Đại Đạo, Dương Văn Mình, và Pháp Luân Công vì
đã thực hiện niềm tin của họ một cách ôn hòa . Ngoài ra, chính luật Tín ngưỡng
và Tôn giáo năm 2016 buộc các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính quyền đã tạo
lý do để họ bị quấy rối.
Chúng tôi kêu gọi ông, với
tư cách là đương kim Chủ tịch của ASEAN, hãy thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực
gương mẫu bằng cách bảo đảm các quyền tự do cơ bản của người dân và bảo đảm rằng
luật pháp và chính sách phải nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế và
tinh thần của ASEAN: lấy người dân làm trọng điểm, luôn hướng tới người dân.
Theo tinh thần trên,
chúng tôi kêu gọi ông:
– Trả tự do ngay lập tức
và vô điều kiện cho ông Nguyễn Bắc Truyển, cũng như cho tất cả những người hiện
đang bị cầm tù chỉ vì đã thực hiện ôn hòa các quyền con người của họ, bao gồm
quyền tự do tôn giáo hay niềm tin;
– Bảo đảm rằng tất cả các
tổ chức và nhóm tôn giáo, đặc biệt là những tổ chức và nhóm chưa đăng ký và
không được công nhận, có thể thực hiện ôn hòa quyền tự do tôn giáo hay niềm tin
và tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo mà không bị đe dọa, tra tấn hoặc đối
xử tệ bạc, giam giữ hoặc bị bỏ tù, vì việc thực hành đức tin của họ một cách ôn
hòa; và
– Bảo đảm tất cả các luật
trong nước liên quan đến các vấn đề tôn giáo, bao gồm cả Luật Tín ngưỡng và Tôn
giáo, tuân thủ luật Nhân quyền Quốc tế, bao gồm cả Công ước quốc tế về Các Quyền
Dân sự và Chính trị.
Xin ông nhận nơi đây lòng
kính trọng của chúng tôi.
Trân trọng,
No comments:
Post a Comment