https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=769656977201697&id=100024722048900
Nghe chuyện lãnh đạo TP.HCM đòi lại khu đất Ba Son, thấy hơi buồn
cười.
Chỗ được đòi thực ra chỉ là nhà bảo tàng về cụ Tôn rộng khoảng hơn
3.000 mét vuông, mở rộng ra xung quanh được hơn 3.000 mét vuông nữa, nằm ven đường
Tôn Đức Thắng. Cả khu Ba Son cũ mênh mông mấy trăm nghìn mét vuông, giờ may ra
chỉ đòi được chỗ ấy, còn thì đã biến thành nhà cao tầng, nhà hàng, khách sạn cả
rồi, quân đội “bán” hết rồi, muốn đòi chỉ còn cách bắc thang lên hỏi ông giời.
Cứ nhìn khu Vượng Vin ngay trên nền cũ công xưởng hải quân thì rõ.
Thời hậu chiến, theo nguyên tắc bất thành văn, chỗ nào trước kia của
quân đội cũ thì quân đội mới tiếp quản, mặc nhiên được xác nhận chủ quyền. Đất
đai ấy, cơ sở vật chất, nhà cửa ấy là để phục vụ quốc phòng, là đất quốc phòng,
không ai được đụng vào. Lỡ có chiến tranh thì lại lấy ra sử dụng. Đụng vào đất
quốc phòng, chỉ có chết.
Nhưng rồi năm tháng qua đi, chẳng ai mong có chiến tranh. Những khu đất
quốc phòng chỉ hợp lý trong điều kiện cách nay vài chục năm, chứ bây giờ nếu có
đánh nhau chẳng nhẽ xây ụ tên lửa, làm hầm chứa bom trong đô thị. Đất quốc
phòng không hợp nữa thì phải trả về cho dân sinh. Chỉ có điều các bác nhà binh
quyết một tấc không đi, một ly không dời. Và đất vàng, đất kim cương biến thành
tiền, phục vụ cho cái gì thì thánh mới biết. Chẳng phải chỉ Ba Son, cứ dòm những
tòa ngang dãy dọc trên đường 3 tháng 2 quận 10, đường Phan Văn Trị Gò Vấp, đường
Cộng hòa Tân Bình… sẽ thấy giá trị của đất quốc phòng.
Tôi muốn hỏi, đất Ba Son ấy, cả đất sân bay Tân Sơn Nhất bị biến thành
sân gôn nữa… quốc phòng ở chỗ nào. Đừng có nói là bí mật quân sự. Giữ những chỗ
ấy làm đất quốc phòng, nhỡ xảy ra chiến tranh, chỉ chết dân.
Tại sao lại để TP.HCM phải lên tiếng đòi. Chính quyền trung ương phải
nhìn ra và xử lý mới đúng. Hay là sợ “nó có súng lại có dao găm”, nên cứ kệ, đụng
vào sẽ không phải đầu cũng phải tai.
Nói chung là rất vớ vẩn, nhố nhăng.
No comments:
Post a Comment