Những
câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 7B)
Nghiêm
Huấn Từ
14/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/14/nhung-cau-hoi-ve-vu-ho-duy-hai-va-le-dinh-kinh-bai-7b/
Tiếp theo:
Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu?
Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời!
Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành
án;
Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải;
Bài 5 và bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm;
Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm
***
Dàn ý của phần A (đã đăng)
I. Nhắc lại để bàn tiếp
1- Luật hình sự “nội dung” và luật hình
sự “hình thức”
a- Bộ Luật hình sự “nội
dung”
b- Còn bộ Luật hình sự
“hình thức”
2- Tòa giám đốc thẩm và tòa tái thẩm
a- Tòa giám đốc thẩm xét xử một
bản án dù nó đang có giá trị thi hành
b- Tòa tái thẩm
II. Nếu Thường vụ Quốc hội yêu cầu… thì sao?
1- Theo luật, Hồ Duy Hải còn cơ hội nào sống
sót?
a- Đầu tiên, Hồ Duy Hải vẫn còn
quyền làm đơn xin chủ tịch nước ân xá
b- Các cơ hội khác: vẫn còn,
nhưng rất mong manh
2- Chỉ còn hy vọng vào phiên tòa tái thẩm
a- Chớ trông mong cuộc họp nội bộ
của Hội Đồng thẩm phán
b- Khốn nỗi phiên tái thẩm vẫn
do Tòa tối cao phụ trách
c- Nhưng có điều khác rất cơ bản
III. Đồng chí
Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm
1- Đồng chí Nguyễn Hòa
Bình có thích phiên tòa tái thẩm?
a- Xét quá trình tiến thân và các việc làm 12 năm qua của đồng chí
Khi vụ án xảy ra ở Long
An, đồng chí đang là cấp tướng, lãnh đạo tổng cục cảnh sát, thuộc bộ Công An. Vụ
án Hồ Duy Hải rúng động cả nước, ít nhất tổng cục của đồng chí phải chỉ đạo và
kiểm định công việc điều tra vụ án này. Đó là chuyện chuyên môn, chuyên nghiệp,
trong một ngành dọc. Sao cho nhanh chóng tìm ra thủ phạm.
Tiếp đó, đồng chí được đề
bạt viện trưởng VKS tối cao, rồi chánh tòa tối cao (đến nay); do vậy đồng chí
được cấp dưới báo cáo rất đầy đủ diễn biến mọi mặt của vụ án, từ kết quả điều
tra cho, tới bản cáo trạng và kết quả xét xử, để xin ý kiến chỉ đạo cho mọi bước,
mọi khâu. Về các ý kiến phản biện, đồng chí cũng được nhận rất đầy đủ. Các đơn
đề nghị giám đốc thẩm (với mọi bằng chứng, lý lẽ) cũng được gửi đích danh cho
cơ quan của đồng chí.
b-
Quan điểm tự thân hay được chỉ đạo?
Tới 3 hoặc 4 lần, hễ gặp
dịp là đồng chí đều khẳng định: Án tử dành cho Hồ Duy Hải là đích đáng. Có lẽ,
đồng chí là người hô nhiều nhất 2 khẩu hiệu, thời nay đã thành nhàm: “Không
bỏ lọt tội, không làm oan sai” và vụ này đã “xử đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật“.
Còn những khẩu hiệu khác,
cũng hoành tráng, được đồng chí hô vang trong phiên tòa giám đốc thẩm vừa qua mới
kinh. Xin trích một đoạn từ báo Bảo vệ pháp luật: Theo
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: “Yêu cầu đặt ra với phiên tòa là phải xem xét cẩn
trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật trên cơ sở phán quyết chặt
chẽ, thận trọng, công tâm, không cho phép oan, sai, hoặc bỏ lọt tội phạm”. Chúng
có tác dụng trấn an là chính.
Nhưng câu hỏi là: Cái
quan điểm “Hải đáng chết” là nhất quán do chính đồng chí chủ trương, hay là do
bị cấp cao hơn chỉ đạo, không thể không thi hành?
Khi mới xảy ra vụ án, mọi
người đều thấy nghi can số 1 là Nguyễn Văn Nghị nhờ được báo chí đưa tin rộng
rãi, kèm theo những bằng chứng khó bác bỏ.
Rồi nhanh như chớp, nghi
can Nguyễn Văn Nghị “bỗng dưng thành ngoại phạm”, rồi lại “bỗng dưng được xóa mọi
dấu vết trong Hồ Sơ vụ án” và cuối cùng là “bỗng dưng Nguyễn Văn Nghị biến mất
khỏi cõi đời này” (để thay bằng Nguyễn Văn Nghị)…
Chuyện này khiến mọi người
cho rằng, có một nhân vật ở cấp rất cao muốn cứu thủ phạm. Liệu đồng chí Nguyễn
Hòa Bình có tán thành để cấp dưới tìm người thay thế Nguyễn Văn Nghị? Dư luận
tha hồ bàn tán, không dứt.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-31.jpg
Tương lai rộng mở từ khi Nguyễn Hòa Bình trở thành
viện trưởng VKS tối cao. Ảnh trên mạng
2- Chốt lại, đồng chí kiên quyết
chặn vụ này ở cấp phúc thẩm
a-
Phiên phúc thẩm diễn ra chóng vánh, nhưng dư âm trái chiều lại lâu bền
Chỉ cần 3 ngày là đủ để
phiên tòa này sản xuất được bản án tử hình. Sự việc diễn ra theo đúng kịch bản
đã dự định. Lẽ ra, thời gian tranh tụng giữa luật sư (bên gỡ tội) với công tố
viên (bên buộc tội) phải rất dài, vì luật sư đưa ra tới 40 điều mâu thuẫn trong
cáo trạng và hồ sơ vụ án, đòi được tranh cãi “từng điều một”. Công tố viên đáp
lại gọn lỏn: Bảo lưu quan điểm truy tố.
Không thể không đưa tin về
phiên tòa, nhưng đưa cắt xén và nhỏ giọt. Dẫu vậy, cũng tới lúc tin tức bung ra
đầy đủ, kể cả những tin muốn che giấu. Chính do vậy, dư luận ngày càng trái chiều
và tồn tại lâu bền suốt 12 năm qua.
Qua diễn biến 12 năm, mọi
người nhận ra đồng chí Nguyễn Hòa Bình có vai trò rất lớn, rất quyết định trong
việc chốt chặn, để bản án phúc thẩm không thể bị đôn đẩy lên cấp giám đốc thẩm.
b-
Cách làm
Rất đơn giản. Đó là dùng
quyền. Người đứng đầu hai cơ quan tối cao trong ngành Tư Pháp (Viện Kiểm Sát và
Tòa Án) có quyền kháng nghị hoặc không kháng nghị một bản án. Bản án tử hình Hồ
Duy Hải do tư pháp tỉnh Long An trực tiếp làm ra, nhưng được cấp trên chỉ đạo
cách thức làm. Nếu vậy, làm sao có thể kháng nghị cái tác phẩm chung này?
Nếu kể từ khi LS Trần Hồng
Phong chính thức có đơn đề nghị giám đốc thẩm (năm 2012), thì phải coi đồng chí
Nguyễn Hòa Bình là bức thành trấn giữ suốt 9 năm nay. Nay bản án phúc thẩm vẫn
leo được tới phiên tòa giám đốc thẩm, nghĩa là sự ngăn chặn của đồng chí Nguyễn
Hòa Bình ở cương vị VKS và Tòa Án (đều tối cao) phải coi là đã bị vượt qua.
Nhưng vẫn còn một chốt nữa:
Đó là phiên tòa tái thẩm. Rất dễ đoán rằng đồng chí không mong, không thích,
không đợi phiên tòa này. Điều này có thể đúng với vụ Hồ Duy Hải mà thôi. Còn ở
các vụ khác, có thể đồng chí lại thích… tái thẩm. Miễn là có lợi cho đồng chí.
Có bằng chứng.
3- Cuộc tranh luận nhỏ về tên
gọi một phiên tòa
a-
Tên gọi khác nhau do quan điểm khác
nhau?
Đây là quan điểm khác
nhau giữa hai đồng chí đảng viên CS Nguyễn Hòa Bình và Vũ Đức Khiển. Hai vị này
ngang cấp nhưng không ngang vị thế và quyền lực trong hệ thống chính trị. Một vị
là viện trưởng VKS tối cao, đương quyền; trong tay có biên chế, trụ sở, ngân quỹ,
con dấu và hệ thống ngành dọc. Và còn là ủy viên trung ương ĐCSVN. Còn vị kia
là nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, không có những thứ kèm theo (như
đã kê ra ở trên).
Họ trái
quan điểm với nhau khi nói về việc thành lập một tòa án giải oan
cho ông Nguyễn
Thanh Chấn. Ông Chấn bị xử tù chung thân, đã thụ án trên 10 năm, nay thủ
phạm ra đầu thú (2013). Do vậy, phải hủy bản án cũ, lập phiên tòa (mới) để xử lại.
Tóm lại, bất kể tên gọi phiên tòa này là gì, nhưng nó được lập ra chỉ để giải
oan. Chỉ có vậy, nhưng đồng chí Vũ Đức Khiển lại muốn gọi tên nó một cách chính
xác.
Vấn đề được báo chí nêu
lên, sớm nhất là báo Dân Trí. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình nằng nặc gọi đó là phiên
tái thẩm, mà không thèm tranh cãi dài dòng. Còn đồng chí Vũ Đức Khiển cho rằng
phải gọi là phiên giám đốc thẩm mới đúng. Đó là năm 2013. Còn chúng ta, đang sống
ở năm 2020, gọi nó là phiên tòa gì?
b-
Tranh luận, cứ tranh luận. Làm theo ý mình, cứ làm
– Có quyền trong tay, đồng
chí Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết Định: Phiên tòa minh oan cho ông Nguyễn Thanh
Chấn được xử theo thể lệ tái thẩm.
Trên đã nói, nay nhắc lại
vắn tắt: Tòa giám đốc thẩm để phê phán một bản án. Nếu nó sai, những người tạo
ra bản án này (gây oan sai) phải bị xử lý. Mức độ trừng trị tùy theo mức vi phạm
và hậu quả gây ra. Còn tái thẩm (nghĩa đen là xử lại) là do có chứng cứ mới, chứ
không phải do trước đó xử sai. Chẳng ai có lỗi, miễn là bị cáo được minh oan.
– Chứng cứ mới ở vụ Nguyễn
Thanh Chấn (theo đồng chí Nguyễn Hòa Bình) là gì? Đồng chí bảo rằng: Đó là thủ
phạm “thật” ra đầu thú. Trời Đất! Phải táo tợn và liều lĩnh lắm mới dám gọi đó
là “chứng cứ” mới của vụ án Nguyễn Thanh Chấn! Chính xác, phải coi đây là chứng
cứ của sự vi phạm luật tố tụng khiến người lương thiện thành bị cáo; còn bị cáo
được coi là lương thiện. Đây cũng là chứng cứ nói lên sự lẫn lộn trong tư duy
khái niệm của vị viện trưởng VKS.
c-
Do nhận thức kém cỏi hay do phẩm cách con người?
– Rành rành, bản án kết tội
ông Nguyễn Thanh Chấn đã được tạo ra bằng cách vi phạm luật rất nghiêm trọng.
Nào là tra tấn, bức cung, nào là bịa đặt chứng cứ, vu cáo trong hồ sơ và đàn áp
bị cáo ngay giữa phiên tòa… Vi phạm cả quyền bào chữa của luật sư. Vi phạm khi
tiến hành phiên tòa. Tất cả, đều là những vi phạm cố ý. Do vậy, lẽ ra cái bản
án này phải bị hủy. Và những người tạo ra bản án đó phải bị xử lý.
Ở đây, phẩm cách và đạo đức
con người được thể hiện và phân biệt: Ông Vũ Đức Khiển gọi phiên tòa (minh oan
cho ông Chấn) là phiên giám đốc thẩm, chính là nhằm kết tội các nhân viên tư
pháp gây oan sai; còn ông Nguyễn Hòa Bình ký văn bản thành lập phiên tòa tái thẩm
chính là để bênh che cho đồng nghiệp. Thật ra, về nhận thức, rất dễ phân biệt
hai phiên tòa để áp dụng vào mọi trường hợp gặp trong thực tế. Nhưng khi bất lợi,
người ta dùng quyền để không áp dụng.
d-
Muốn tới đích, cần biết mình, biết người
Bài này chỉ nhân tiện nói
đến vài ba cách làm, cách ứng xử của đồng chí Nguyễn Hòa Bình trong khi đảm
trách vai trò tối cao trong hệ thống tư pháp. Đó là một đồng chí rất có ý thức
về quyền của mình và sử dụng nó rất hiệu quả. Đồng chí dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua những quy định
và nguyên tắc. Và không bị ảnh hưởng từ dư luận. Con đường tiến thân đang rộng
mở. Vẫn còn tuổi để vào Bộ Chính trị trong đại hội sắp tới của ĐCS.
Chúng ta muốn có phiên
tòa tái thẩm được mở công khai (càng nhiều người tới theo dõi càng tốt), muốn
có tranh tụng đúng nghĩa, muốn nguyên tắc suy đoán vô tội được thực thi… Tất cả,
đều đã được quy định (giấy trắng, mực đen) trong Luật tố tụng 2015, lẽ ra chính
hệ thống tư pháp nước ta phải nghiêm túc thực thi. Ấy thế mà dư luận lại phải đấu
tranh đòi thực thi Luật. Và còn phải phán đoán xem những người nắm quyền lực sẽ
có thái độ tích cực hay cản trở. Vẫn có những vụ án khiến dư luận xã hội bất
bình cao độ, chỉ vì luật mới chưa được thực thi nghiêm chỉnh. Đơn cử, vụ BS
Hoàng Công Lương, vụ tai nạn do lùi xe trên đường cao tốc, vụ án chết một học
sinh ở trường Gate Way, Hà Nội…
Con đường dẫn tới phiên
tòa tái thẩm còn xa và đầy khúc khuỷu. Muốn tới đích, cần biết mình và biết người.
Ví dụ, cần biết rằng một lá đơn xin được giải oan muốn tới được bàn làm việc của
chủ tịch nước hoặc tổng bí thư rất không dễ. Và chờ đợi triền miên trong lo lắng.
Nhưng có những cá nhân lại dễ ợt khi muốn gặp các nhân vật nói trên, chỉ để nói
vài câu rỉ tai.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-32.jpg
Ảnh: Nguyễn Hòa Bình hớn hở sau 3 ngày kết thúc
phiên tòa giám đốc thẩm. Con đường tiến thân liệu có rộng mở như trước đây?
Chưa chắc! Nguồn: Internet
No comments:
Post a Comment