Nhận
xét qua vụ xử phạt ca sĩ Duy Mạnh
08/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/08/nhan-xet-qua-vu-xu-phat-ca-si-duy-manh/
Ca sĩ Duy Mạnh có những
phát ngôn nặng mùi kì thị giới tính như có lần anh ta lưu diễn ở Âu châu, đã
nói những điều không hay về phụ nữ Việt Nam, hay anh ta có những từ ngữ rất phản
cảm và bị cộng đồng lên án.
Việc bị cộng đồng tẩy
chay, lên án mạnh mẽ như thế, quả thật đáng đời anh ta. Vì nếu không làm vậy, một
người ảnh hưởng cộng đồng, nhất là giới trẻ như anh ta sẽ làm cho nhiều người
nghĩ rằng những phát ngôn của anh ta cool, ngầu và đi theo, từ đó hình thành một
thứ văn hoá đáng sợ. Tuy nhiên, trong việc xử phạt ca sĩ này, mình có 2 điểm
không đồng tình.
1/ Tiêu chuẩn kép: vừa đòi phá
bỏ kiểm duyệt, vừa tạo thêm kiểm duyệt
Bấy lâu nay chúng ta phản
đối nhà nước này sử dụng bộ máy kiểm duyệt như những chiếc lồng để ngăn cấm sự
tự do sáng tạo, tự do phản biện của giới văn nghệ sĩ nói riêng và của người dân
cả nước nói chung. Nhưng tới khi vụ việc ca sĩ Duy Mạnh có những phát ngôn kì
thị giới, vô văn hoá, lệch lạc chủ quyền, thế là cộng đồng mạng chúng ta lên án
đòi yêu cầu các cơ quan nhà nước vào cuộc “xử” anh này.
Yêu cầu “tước thẻ diễn
cho nó trắng răng ra”. Nhưng như thế là chúng ta đã tự mâu thuẫn với chính những
gì chúng ta kêu đòi. Việc yêu cầu bộ này cục nọ vào cuộc xử Duy Mạnh chỉ là
đang trao thêm quyền cho một bộ máy nhà nước vốn dĩ đã rất gia trưởng, có thêm
cớ để dễ dàng kiểm duyệt hơn.
Việc Duy Mạnh có những
phát ngôn “phản quốc”, nếu pháp luật cho phép, theo cá nhân mình nghĩ, toà án
nên là cơ quan đưa ra phán xét. Và nếu thấy những tư duy lệch lạc của anh ta về
giới, cụ thể ở đây là người phụ nữ Việt Nam thì các tổ chức nữ quyền có thể khởi
kiện. Nếu vụ việc của Duy Mạnh được giải quyết bằng con đường pháp lý e sẽ đúng
hơn với tiêu chí thượng tôn pháp luật.
Sự việc ca sĩ Duy Mạnh và
cộng đồng mạng đang là những xung đột dân sự, cơ quan hành chính nhà nước hoàn
toàn không nên nhúng tay vào để làm thay việc của toà án.
2/ “Pha phạt đền” un-fair
Nếu những phát ngôn của
Duy Mạnh bị quy là “phản quốc” thì có những phát ngôn còn đáng quy tội phản quốc
hơn nữa. Trong quá khứ chúng ta đã từng rất phẫn nộ trước phát ngôn của một thầy chùa tên Thích Chân Quang nói
về tiền nhân Lý Thường Kiệt. Ông thầy chùa nói rằng việc Lý Thường Kiệt mang
quân đánh Tàu, đại phá Ung Châu là “hỗn láo”. Việc này có đáng xử phạt không?
Rõ ràng nếu đặt trong bối cảnh với vụ Duy Mạnh, ông này đáng phạt gấp trăm lần
khi dám xúc phạm xương máu của tiền nhân trong lịch sử nghìn năm vệ quốc.
Hay ngay cả một ông thân
làm Phó chủ nhiệm uỷ ban biên giới Nguyễn Duy Chiến mà có phát ngôn nguy hiểm
như thế này: “Việc Trung Quốc xâm nhập lãnh hải, cắt cáp cũng là cách ‘yêu
cho roi, cho vọt’.”
Cao cấp hơn nữa, trong một
lần tiếp Tập Cận Bình, ông Nguyễn Phú Trọng, thân làm Tổng Bí Thư của đảng
cộng sản đang lãnh đạo Việt Nam, tức là xét ở một góc độ nào đó, những phát
ngôn của ông ta phải cẩn thận hơn Duy Mạnh rất nhiều vì nó ảnh hưởng tới thể diện
và chủ quyền quốc gia hơn. Nhưng trong phóng sự VTV vô tình ghi lại, ông này đã
rất dễ dàng nói rằng, “trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam“.
Nhưng cuối cùng là sao,
những quan chức cao cấp, nhà sư kia lẽ nào không có mức ảnh hưởng công chúng lớn
bằng Duy Mạnh? Ấy vậy mà những phát ngôn có thể nói là ngây ngô của họ lại
không bị phạt 7,5 triệu đồng như Duy Mạnh chứ đừng nói là đòi truy họ tội “phản
quốc”.
Tuy nhiên, trong thâm tâm
mình vẫn tin, những vận động của xã hội sẽ đưa Việt Nam ngày càng gần với tương
lai tươi sáng hơn. Khi đó, quan chức cao cấp hay những người có ảnh hưởng xã hội
sẽ phải rất cẩn trọng trong phát ngôn của họ, vì nếu không, họ sẽ phải đối diện
với các vụ kiện trước toà.
____
Ghi
chú: Tựa đề do Tiếng Dân đặt
No comments:
Post a Comment