Hết
cấm vận vũ khí: Iran vui mừng thoát vòng vây của Mỹ
Tú Anh - RFI
Đăng
ngày: 16/08/2020 - 12:00
Hôm thứ Bảy 15/08/2020, vài giờ sau khi Hội Đồng Bảo An bác nghị quyết
kéo dài lệnh cấm vận vũ khí Iran, tổng thống Donald Trump tuyên bố «gần
như chắc chắn» sẽ không dự thượng đỉnh 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo
An tháng 10 tới, do Nga tổ chức, để bàn về hồ sơ Iran. Trong lúc Hoa Kỳ chuẩn bị
phản công, Iran vui mừng thoát một vòng kềm tỏa của Mỹ, nhiều dự án tương
lai mở ra với Teheran.
Tổng thống Iran
Hassan Rohani. IRANIAN PRESIDENCY/AFP/File
Từ Teheran, thông tín viên
Siavosh Ghazi tường thuật :
« Đây là một thất bại lịch sử của Mỹ ». Các viên chức Iran và báo chí Iran
khẳng định. Thật vậy, trong số 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
chỉ có Cộng hòa Dominicana bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Mỹ, nhằm kéo dài
lệnh cấm Iran buôn bán vũ khí, mà hiệu lực sẽ chấm dứt vào trước cuối tháng 10,
theo dự trù của hiệp định hạt nhân 2015.
Các nước Châu Âu thành
viên thường trực Hội Đồng Bảo An, Pháp và Anh, đã vắng mặt lúc bỏ phiếu.
Nga, Trung Quốc, đồng minh của Iran, không cần sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ
nghị quyết của Mỹ.
Kể từ tháng 10, Iran sẽ có thể tự do bán vũ khí, nhất
là tên lửa và máy bay tự hành cho đồng minh Syria và Irak, và quan trọng hơn hết
là mua vũ khí của Nga và Trung Quốc .
Trong lãnh vực này, Bắc
Kinh và Teheran sắp hoàn tất một thỏa thuận hợp tác chiến lược 25 năm, theo đó
Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Iran và đầu tư dồi dào vào các lãnh vực năng lượng
của Iran. Giữa Nga và Iran cũng dự trù một thỏa thuận tương tự, dài 20
năm.
Từ nay, Teheran không cần
đến Châu Âu và Mỹ mà nhìn về Châu Á và phát triển quan hệ với Trung Quốc,
với Nga, cũng như với Ấn Độ và Malaysia để lách các biện pháp trừng phạt
của Mỹ.
***
Hạt
nhân Iran : Mỹ thất bại tại HĐBA nhưng có thể đẩy LHQ vào khủng hoảng
Thùy
Dương -
RFI
Đăng
ngày: 15/08/2020 - 12:42
Hội Đồng Bảo An hôm qua 14/08/2020 đã bỏ phiếu về một
dự thảo nghị quyết liên quan đến các lệnh trừng phạt nhắm vào Iran về vấn đề hạt
nhân.
Dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất cuối cùng đã không được thông qua, chỉ
được 2 phiếu ủng hộ của Hoa Kỳ và Cộng Hòa Dominica, trong lúc có đến 11 nước
không bỏ phiếu và 2 nước chống là Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, thất bại của Mỹ được cho là có thể
trở thành điểm khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng mới của Liên Hiệp Quốc.
Từ New York, thông tín viên
RFI Loubna Anaki giải thích :
‘‘Dự thảo nghị quyết do Hoa Kỳ đề xuất là nhằm kéo
dài vô thời hạn các biện pháp cấm vận vũ khí đối với Iran. Thế nhưng, văn bản
này hầu như không nhận được sự ủng hộ trong Hội Đồng Bảo An.
Về nguyên tắc, các lệnh trừng phạt này sẽ hết hạn
vào ngày 18/10/2020, dựa theo quy định của thỏa thuận hạt nhân Iran mà Teheran
và các cường quốc đã ký kết hồi năm 2015. Donald Trump, khi mới đắc cử tổng thống
Mỹ vào năm 2016, đã nhanh chóng rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận này.
Thất bại của
Mỹ hôm qua tại Hội Đồng Bảo An không có gì đáng ngạc nhiên. Thế nhưng, cho dù thất bại, Mỹ vẫn có thể tiếp tục nỗ lực sử dụng một
cơ chế có thể nhấn chìm Liên Hợp Quốc trong một cuộc khủng hoảng lịch sử. Người
ta gọi cơ chế đó là Snapback.
Nói một cách cụ thể, cơ chế này sẽ cho phép Hoa Kỳ đơn phương buộc Liên Hiệp Quốc
khôi phục trở lại tất cả các lệnh trừng phạt đã áp đặt đối với Iran trước khi
có thỏa thuận hạt nhân 2015.
Nói một cách khái quát, điều này có lẽ sẽ chôn vùi
vĩnh viễn thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Nếu cơ chế SnapBack được kích hoạt, đó
sẽ là điểm khởi đầu của một cuộc tranh cãi kéo dài, và cuối cùng có thể sẽ làm
suy yếu vai trò của Liên Hợp Quốc với tư cách là một định chế.
Đằng sau động thái này của Mỹ, một số người hiểu rằng
điều tổng thống Mỹ Donald Trump muốn là khiến Hoa Kỳ không thể quay
trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, trong trường hợp ông không tái đắc cử trong kỳ
bẩu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020’’
TT Nga Putin đề xuất thượng đỉnh
5+1
Ngày hôm qua, trong khi
cuộc bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An vẫn còn đang diễn ra, tổng thống Nga Vladimir
Putin kêu gọi tổ chức sớm nhất có thể một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến 5+1 của
5 thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An với Berlin và Teheran để bàn về hồ
sơ Iran. Ông Putin cũng chỉ trích những cáo buộc vô căn cứ nhắm vào Iran, những
dự thảo nhằm phá hủy những quyết định đồng thuận trước đây của Hội Đồng Bảo An.
AFP trích dẫn thông cáo của
điện Kremlin theo đó nguyên thủ Nga cho rằng các cuộc thảo luận ở Hội Đồng Bảo
An Liên Hiệp Quốc về hồ sơ Iran ngày càng trở nên căng thẳng và tình hình thì
đang xấu đi. Theo tổng thống Nga, mục đích của thượng đỉnh 5+1 là nhằm ấn định
các biện pháp cho phép tránh một cuộc đối đầu và tránh để tình hình Hội Đồng Bảo
An ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Mỹ bắt giữ 4 tàu dầu Iran chở
sang Venezuela
Washington hôm qua xác nhận
thông tin Mỹ đã bắt giữ 4 tàu chở dầu của Iran, tịch thu hơn 1,1 triệu thùng dầu.
Trong một thông cáo, bộ Tư Pháp Washington cho biết đây là vụ bắt giữ nhiên liệu
Iran lớn nhất từ trước đến nay mà Mỹ từng tiến hành. Thông cáo không cho biết
các tàu dầu của Iran bị bắt giữ ở đâu và vào khi nào, nhưng theo AFP, tổng thống
Mỹ Donald Trump nói là các tàu dầu đang neo ở Houston, bang Texas.
Về phản ứng của Teheran,
trên Twitter, đại sứ Iran tại Venezuela, Hojat Soltani, tuyên bố những thông
tin Mỹ đưa ra về vụ bắt giữ tàu dầu Iran lại một lần nữa là sự dối trá và một
cuộc chiến tâm lý mà Washinton tạo ra.
No comments:
Post a Comment