NỘI
DUNG :
Quần
đảo Senkaku: Trung Quốc chỉ thị ngư dân không chọc giận Nhật ?
RFI
.
Biển Hoa Đông : Trung
Quốc có âm mưu thôn tính Senkaku?
BBC Tiếng Việt
.
=======================================
.
Quần
đảo Senkaku: Trung Quốc chỉ thị ngư dân không chọc giận Nhật ?
RFI
Đăng
ngày: 16/08/2020 - 14:38
Báo chí Nhật Bản hôm nay, Chủ Nhật 16/08/2020, đồng
loạt loan tin chính quyền một số tỉnh ven biển Trung Quốc thông báo với ngư dân
không được lai vãng đến khu vực quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu
Ngư), sau khi lệnh cấm đánh cá hàng năm vào mùa hè hết hiệu lực kể từ hôm nay.
Senkaku trên bản đồ
với nhiều cách gọi theo tiếng Nhật, Trung Quốc và Đài Loan (© wikipedia) ©
wikipedia
Báo Nhật Japan Times cho biết, ngay trước khi lệnh cấm đánh cá đơn
phương do Trung Quốc áp đặt chấm dứt, một số ngư dân cho biết là chính quyền
các tỉnh ven biển, như Phúc Kiến và Chiết Giang, đã lệnh cho ngư dân không được
đến gần cách các đảo không có người ở tại Senkaku/Điếu Ngư, cụ thể là không được
vào sát khu vực cách quần đảo nói trên dưới 55 km (tương đương 30 hải
lý).
Một ngư dân 40 tuổi cho
báo chí biết là các đảo này « trên thực tế do Nhật kiểm soát » và ông
« hoàn toàn không có ý định đến đó ». Theo Đài Nhật NHK, từ thứ Bảy
15/08, nhiều ngư dân tại một hải cảng ở tỉnh Phúc Kiến cho biết đã nhận được chỉ
thị không đến quần đảo Senkaku.
Đây là một thay đổi gần như 180° trong vấn đề này, nếu biết rằng, tính cho đến đầu tháng 8/2020,
tại khu vực sát Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đã ghi nhận tàu chiến Trung Quốc hiện
diện 111 ngày liên tục, khoảng thời gian kỷ lục, kể từ khi chính quyền Nhật đặt
quần đảo này dưới sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước từ năm 2012. Và Trung Quốc
thường xuyên sử dụng đội quân ngư dân để quấy rối tuần duyên Nhật. Hồi tháng
8/2016, một đội tàu chiến cùng khoảng 300 tàu cá Trung Quốc áp sát khu vực Senkaku/Điếu
Ngư, nhiều tàu xâm nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản.
Theo báo chí Nhật, đây có
thể là một động thái hòa dịu mới từ phía Trung Quốc tránh chọc giận thêm nữa Nhật
Bản, vào lúc chính quyền Donald Trump đang gia tăng áp lực lên Bắc Kinh trên
nhiều mặt trận, trong đó có Biển Đông và biển Hoa Đông. Washington cùng các đồng
minh sẵn sàng phản ứng kịp thời, không để Trung Quốc không ngừng lấn tới như
lâu nay. Thực hư ra sao đằng sau bước ngoặt thay đổi này của Trung Quốc ?
Trong những ngày gần đây,
theo báo Hồng Kông South China Morning Post, một số nguồn tin nội bộ Trung Quốc
cho biết Bắc Kinh, thông qua nhiều kênh, bắn tiếng với Hoa Kỳ là đã ra lệnh cho
binh sĩ không được khai hỏa trước, nếu xảy ra va chạm với Mỹ. Phải chăng, về mặt
đối ngoại, Trung Quốc đang thực sự lo ngại một đụng độ ngoài ý muốn với Hoa Kỳ
và đồng minh ?
-----------------------------------------------------
.
.
Biển Hoa Đông : Trung
Quốc có âm mưu thôn tính Senkaku?
BBC
Tiếng Việt
16 tháng 8 năm 2020
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53800029
Nhà chức trách địa phương Trung Quốc yêu cầu ngư
dân nước này không đến gần quần đảo Senkaku đang tranh chấp do Nhật Bản kiểm
soát, Kyodo
News đưa tin hôm thứ Bảy.
Trước khi lệnh ngưng
đánh bắt vào mùa hè này ở các vùng biển gần đó kết thúc vào hôm Chủ Nhật, ngư
dân Trung Quốc cho biết họ đã được chính quyền thành phố tại các tỉnh Phúc Kiến
và Chiết Giang yêu cầu không được đưa thuyền tới phạm vi 30 hải lý từ các đảo
nhỏ không có người ở.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/42D2/production/_113960171_whatsubject.jpg
Senkaku, nơi mà
Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, từ lâu đã là tâm điểm của xung đột giữa hai nước
Các chuyên gia khu vực
cho biết, trong khi Trung Quốc gia tăng sức ép với Nhật Bản bằng cách liên tục
đưa tàu của họ tới gần lãnh hải Nhật Bản để thách thức chủ quyền, Bắc Kinh có
thể đang cố gắng tránh xích mích quá mức với Tokyo.
Senkaku, nơi mà Trung Quốc
gọi là Điếu Ngư, từ lâu đã là tâm điểm của xung đột giữa hai nước, nhưng Bắc
Kinh chủ động ngăn chặn việc để quan hệ với Tokyo xấu đi trong bối cảnh căng
thẳng Bắc Kinh - Washington leo thang.
Vào tháng Tám 2016, một
nhóm tàu cảnh sát biển Trung Quốc và khoảng 300 tàu đánh cá nước này đã tập
trung quanh cụm đảo Senkaku. Một số tàu thuyền trong số này liên tục xâm nhập
vào vùng biển của Nhật Bản, bất chấp làn sóng phản đối cấp cao từ Tokyo.
Cho đến đầu tháng này,
các tàu của Trung Quốc cũng tới gần Senkaku trong 111 ngày liên tiếp, chuỗi dài
nhất kể từ khi Nhật Bản đặt hòn đảo này dưới sự kiểm soát của nhà nước vào năm
2012.
Tokyo đã thúc giục Bắc
Kinh thực hiện các biện pháp ngăn chặn các tàu đánh cá Trung Quốc đi vào lãnh hải
Nhật Bản thông qua một kênh ngoại giao, các nguồn tin thân cận với quan hệ song
phương cho biết.
Trong khi đó có ý kiến Nhật
Bản phải khống chế sự gây hấn của Trung Quốc xung quanh đảo Senkaku.
Nhà địa chính trị học Brahma
Chellaney viết rằng Tokyo nên đáp trả các vụ xâm nhập lãnh hải trong
tương lai bằng cách vô hiệu hóa các tàu Trung Quốc và giam giữ thủy thủ.
Tác giả nói rằng việc xâm
lấn lén lút của Bắc Kinh đối với khu vực biên giới ở Himalaya thuộc Ấn kiểm
soát thể hiện sự thay đổi địa chiến lược và có hệ lụy trên biển với Nhật Bản.
"Là một phần trong chủ nghĩa bành trướng hung
hãn của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược tiêu hao, cọ
xát và kiềm chế đối với Nhật Bản và Ấn Độ.
"Trung Quốc đã nỗ lực khống chế vùng biển ngoài
khơi quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý trong những tháng gần đây nhằm làm
suy yếu sự kiểm soát của Nhật Bản và củng cố các tuyên bố chủ quyền của nước
này.
"Nói rộng
hơn, chế độ của ông Tập đang thúc đẩy các yêu sách bành trướng trên cơ sở 'cái
gì của chúng tôi là của chúng tôi và cái gì là của quý vị thì có thể thương lượng'."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/69E2/production/_113960172_whatsubject.jpg
Cảnh sát biển Trung
Quốc và tàu đánh cá nước này liên tục xâm phạm khu vực đảo Senkaku
Khi Tokyo có công hàm phản
đối vào tháng trước sau khi một tàu của chính phủ Trung Quốc tiến hành hoạt động
nghiên cứu biển trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi cận nam của Nhật Bản, Bắc
Kinh đã đáp lại rằng "yêu sách đơn phương của Nhật Bản [đối với một EEZ
ở đó] là không có cơ sở pháp lý."
"Các yêu sách lãnh thổ khác nhau của Trung Quốc,
từ Biển Hoa Đông đến dãy Himalaya, không dựa trên luật pháp quốc tế mà dựa trên
lịch sử có đầy tranh cãi," theo tác giả.
"Cách làm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là xâm
chiếm lãnh thổ của quốc gia khác một cách thô bạo và sau đó tuyên bố rằng khu vực
bị chiếm là một phần của Trung Quốc từ thời xa xưa."
Nhật Bản, theo Brahma
Chellaney, có thể học hỏi từ các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc và từ
những sai lầm của Ấn Độ khiến nước này trở thành mục tiêu của hành động gây hấn
mới nhất của Trung Quốc.
"Xét cho cùng, chiến lược của Trung Quốc chống
lại Nhật Bản khá giống với chiến lược mà họ đang theo đuổi chống lại Ấn Độ," tác giả nhận định.
Bài viết nói sau cuộc chiến
biên giới với Việt Nam vào năm 1979, Trung Quốc đã phát triển chiến lược
"thắng không cần đạn".
"Lừa dối,
che giấu và đòn bất ngờ là cách Trung Quốc dùng trong việc từ chiếm Gạc Ma
vào năm 1988, và Đá Vành Khăn năm 1995, rồi đến chiếm Bãi cạn
Scarborough vào năm 2012.
"Tất cả những điều đó cho thấy một cuộc tấn
công của Trung Quốc nhằm vào quần đảo Senkaku có thể xảy ra khi Nhật Bản ít chờ
đợi nhất," theo tác giả.
No comments:
Post a Comment