Nguyễn
Hoàng Việt
Tác giả gửi tới Dân Luận
20/06/2020
Liên quan Đại hội XIII của
ĐCS, Giáo sư “Nguyễn Đình Cống” đăng bài viết “CHI PHÍ ĐẠI HÔI ĐẢNG”
trên trang cá nhân, cụ thể:
"Một số người băn
khoăn, không hiểu tổng chi phí cho các cấp lần ĐH 13 này của ĐCSVN sẽ hết bao
nhiêu. Một số dự đoán không dưới vài chục ngàn tỷ.
Gần đây Thu Hà công bố
bài “Đại hội XIII, một tỷ đô la sẽ “cuốn theo chiều gió” (Báo Tiếng Dân ngáy
12/6/2020). Nhưng tác giả chỉ mới tính toán dựa vào một vài số liệu thu thập được
gần đây và QĐ số 39 ngày 4/9/2014. Đó là QĐ của Văn phòng trung ương đảng về
chi phí cho các đại hội cấp dưới, chuẩn bị tiến tới ĐH 12. QĐ 39 kể ra 13 khoản,
đó chỉ mới là chi cho ĐH từ tỉnh thành trở xuống, chưa kể đến các khoản chi cho
ĐH toàn quốc, trong đó chưa thấy kể các việc như tổ chức các đoàn đi nước ngoài
chuẩn bị văn kiện, vé máy bay cho các đại biểu trong nước về dự ĐH, chi quà tặng
cho các đại biểu và người phục vụ, chi cho các đoàn khách nước ngoài v.v...
Tổ chức một đại hội, việc
cần chi nhiều thứ. Vấn đề là chi như thế nào cho hợp lý, không lãng phí. Chỉ
xin kể ra một thứ lãng phí, rất hình thức, đó là bông hoa đeo ngực cho các đại
biểu dự ĐH các cấp. Mỗi bông hoa giá từ 5 đến 10 ngàn, toàn bộ hết trên 1 tỷ.
Phần lớn số hoa này nhanh chóng biến thành rác. Quan trọng là lãng phí thời
gian và nhân lực. Số đại biểu dự ĐH các cấp quá đông và thời gian họp quá dài.
Đại đa số đại biểu đến họp chủ yếu là để nhận sự vinh dự và cho thêm phần vui vẻ
chứ đóng góp cho ĐH rất ít. Phần lớn chẳng nghe báo cáo chính trị, chẳng biết
gì mà thảo luận về phương hướng và chỉ tiêu. Ngay cả việc bầu cử, đa số chỉ
hóng hớt về nhân sự và bầu theo chỉ đạo chứ biết cụ thể may ra chỉ được vài phần
trăm (đại biểu ở vùng này bầu cho một ứng viên ở vùng khác thì phần lớn là không
biết gì về phẩm chất của người ấy).
Lãng phí trong việc mất
nhiều thì giờ để làm, để đọc và nghe văn kiện. Hình như ở ĐH chẳng có ai chăm
chú lắng nghe đọc báo cáo. Họ ngồi im lặng nhưng không nghe. Mà người đọc, phần
lớn đọc như cái máy. Đọc xong rồi không nhớ, không hiểu những điều cụ thể mình
đã đọc những gì, chỉ nhớ rẳng đã đọc báo cáo.
Về giá thành của báo cáo.
Lấy tổng chi phí các loại để có được báo cáo, đem chia cho số chữ của nó thì được
A, giá thành mỗi chữ của báo cáo. Ước tính A khoảng từ 100 đến 200 ngàn đồng. Để
tỏ ra báo cáo có giá trị người ta cố viết nó thật dài bằng cách đưa vào nhiều
những lời sáo rỗng và khẩu hiệu. Tôi chưa được đọc văn kiện của ĐH 13, còn văn
kiện của ĐH 10; 11; 12 là quá dài. Nếu được viết thật súc tích thì có thể rút bớt
khoảng 2 phần ba số chữ, như vậy A sẽ tăng lên, đến khoảng 500 ngàn.
Các trường Đại học, các
Viện và các nhà khoa học có nghiên cứu và giảng dạy các loại kinh tế vĩ mô và
vi mô cũng nên có ai đó, tổ chức nào đó nghiên cứu về Kinh tế ĐH đảng. Tác giả
Thu Hà được dẫn ở trên mới chỉ là một cá nhân lẻ loi và mới bắt đầu.
Gọi hệ số chi cho ĐH là
P, bằng tổng chi phí cho mọi công việc liến quan đến đại hội từ cơ sở đến trung
ương, chia cho ngân sách nhà nước một năm thì ĐH 13 của ĐCSVN chắc lập được kỷ
lục của thế giới vì có chỉ số P cao nhất. Không biết điều này sẽ làm cho toàn Đảng,
toàn Dân, toàn Quân tăng niềm tự hào hay tăng niềm xót xa…
Vấn đề vi phạm nhân quyền,
tự do, dân chủ tại Việt Nam, Tạp chí Luật Khoa đăng tải bài viết “Tuyên
bố của Luật Khoa và The Vietnamese về việc bắt giữ ba nhà báo của Hội Nhà báo Độc
lập Việt Nam”
"Với tư cách là các
cơ quan báo chí, Luật Khoa và The Vietnamese lên án các vụ bắt giữ gần đây đối
với ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Lê Hữu Minh Tuấn (12/6/2020),
Nguyễn Tường Thụy (23/5/2020) và Phạm Chí Dũng (21/11/2019). Cả ba nhà báo trên
đều bị khởi tố về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều
117 Bộ luật Hình sự), vốn là một điều luật vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cùng với tờ Việt Nam thời báo của mình,
là một tổ chức xã hội dân sự bình thường như mọi tổ chức dân sự khác, được lập
ra dựa trên quyền tự do lập hội của người dân, nhằm xiển dương quyền tự do báo
chí và thúc đẩy xây dựng một nền báo chí tử tế cho Việt Nam.
Luật Khoa và The
Vietnamese chia sẻ và ủng hộ những giá trị tự do mà Hội Nhà báo Độc lập Việt
Nam theo đuổi. Là đồng nghiệp, chúng tôi quan tâm tới sự an toàn của các nhà
báo khác. Chúng tôi coi việc bịt miệng bất kỳ nhà báo nào là hiểm họa đối với
chính bản thân mình và cho bất kỳ ai muốn thực hành quyền nói. Bịt miệng một
nhà báo cũng là sự xúc phạm tới quyền đọc báo của người dân.
Chúng tôi hiểu rằng lời
kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với ba nhà báo của Hội Nhà
báo Độc lập là không thực tế trong hoàn cảnh Việt Nam. Tuy vậy, đó là lựa chọn
đúng đắn duy nhất của chính quyền Việt Nam, và chúng tôi yêu cầu chính quyền khẩn
trương thực hiện.
Chúng tôi kêu gọi mọi nhà
báo, nhà hoạt động, người dân, các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài
giám sát và thúc ép chính quyền Việt Nam trả tự do cho ba nhà báo Phạm Chí
Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, cũng như tôn trọng quyền tự do báo
chí, tự do lập hội của người dân Việt Nam."
Tiếp tục vụ án Hồ Duy Hải,
Luật sư Trần Đình Thu có bài viết “CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ
GIỮA ỦY BAN TƯ PHÁP QUỐC HỘI VÀ ÔNG NGUYỄN HÒA BÌNH VỀ VỤ ÁN HỒ DUY HẢI SẼ DIỄN
RA NHƯ THẾ NÀO?”
Theo quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự thì sau khi Hội đồng thẩm phán tối cao bác yêu cầu kháng nghị sẽ
còn 4 chủ thể khác có quyền yêu cầu xem xét lại quyết định bác nhưng trong vụ
án này thì có lẽ chỉ 2 là Ủy ban tư pháp quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội.
Ủy ban tư pháp thì chỉ có quyền kiến nghị còn Ủy ban thường vụ thì có quyền yêu
cầu xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vừa qua.Tuy nhiên có một tình huống éo
le là dù kiến nghị hay yêu cầu thì quyền quyết định thực chất vẫn nằm trong tay
17 thành viên. Vấn đề là 16 trong số 17 thành viên này có dám vượt rào không
hay là sợ ông Nguyễn Hòa Bình mà tiếp tục bỏ phiếu chống?
Có thể có 2 tình huống xảy
ra, 16 thành viên bỏ phiếu theo sự thật khách quan vụ án và 16 thành viên bỏ
phiếu theo yêu cầu của cấp trên tức ông Nguyễn Hòa Bình.
- Trường hợp bỏ phiếu
theo yêu cầu của ông Nguyễn Hòa Bình như vừa qua, thì vụ án tiếp tục rơi vào bế
tắc, trong trường hợp này phải chờ đến Quốc hội khóa mới khi người khác thay
ông Nguyễn Hòa Bình thì mới có thể khởi động lại tiến trình. Do luật không quy
định là các tiến trình này được làm bao nhiêu lần nên tiến trình hoàn toàn có
thể khởi động lại trong khóa tới, sau tháng 7 năm 2021.
- Trường hợp quá bán
trong 17 thành viên bỏ phiếu theo sự thật khách quan của vụ án cũng có thể xảy
ra. Đó là khi mà có sức ép từ cấp cao hơn và khi có các dấu hiệu cho thấy ông
Bình sẽ không còn quyền lực trong khóa tới. Do Việt Nam không có tam quyền phân
lập nên Bộ chính trị cũng có thể can thiệp vào vụ án này theo cách riêng của họ.
Một tín hiệu cho thấy Bộ chính trị sẽ can thiệp vào vụ án là hiện nay Ban nội
chính trung ương cũng đã vào cuộc. Nếu theo cách này thì vấn đề sẽ được xử lý sớm
ngay trong năm 2020 này.
Trong khi đó đại biểu quốc
hội Đỗ Văn Đương, còn được biết đến dưới biệt danh "Đương rau muống",
vẫn tiếp tục bảo vệ quyết định của Hội Đồng Thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao,
đứng đầu là ông Nguyễn Hòa Bình:
Thư của Đỗ Văn Đương
No comments:
Post a Comment