Nguyễn
Dạt Thịnh
29/06/2020
Mỗi tuần hai lần, tổ
chức NGÂN HÀNG THỰC PHẨM -Food Bank- tại thành phố San Antonio phát
thực phẩm cho người thiếu ăn. Hàng ngàn người xác nhận là nhờ xin
được thực phẩm mà họ tránh được nạn đói.
San Antonio Food Bank
-SAFB- gọi những cuộc phát chẩn đó là mega-distribution -cuộc phân phối
lớn. Lớn đến hàng ngàn chiếc xe đậu sẵn đễ chờ xin thực phẩm, do đó
họ phải mượn bãi đậu xe của những vận động trường.
Chỉ trong ba tháng vừa
rồi -tháng Ba, tháng Tư, và tháng Năm, SAFB đã phát ra đến 23.3 triệu
pounds (10.6 triệu kg) thực phẩm cho 240,000 người lái xe đến chờ tại
những địa điểm họ tổ chức phát chẩn, ngoài ra, SAFB còn trực tiếp
đưa thực phẩm đến tận cửa cho 5,800 gia đình.
Tính riêng thành tích
trong tháng Năm -qua tám buổi mega-distribution- SAFB đã phân phối thực
phẩm đến 27,595 chiếc xe tại quận Bexar và thành phố San Antonio; vài
chục người thiện nguyện mặc áo thun có in chữ “San Antonio Strong” làm
việc không lãnh lương.
Người thiện
nguyện mặc áo thun có in chữ SAN ANTONIO STRONG đến từng xe một để
phát thực phẩm. (NY Times)
Cuộc phát thực phẩm
bắt đầu từ 9 giờ sáng, nhưng nhiều xe đã đến sắp hàng từ đêm hôm
trước, chờ đợi hàng chục tiếng đồng hồ.
Gia đình cô
Marissa Hopper
Cô Hopper, 24 tuổi, chở
trên xe cả ba đứa con, chúng còn quá nhỏ, không để ở nhà được vì
không có người lớn chăm sóc; cô làm part time tại một nhà hàng bán
pizza, trong lúc theo học đại học; ước vọng của cô là sau khi tốt
nghiệp sẽ trở thành một cô giáo dạy toán cho học sinh tiểu học.
Marissa Hopper và
bé Lily (NY Times)
Họa COVID-19 làm nhà
hàng ế ẩm, cô bị cắt bớt giờ làm, trong lúc chồng cô, làm việc
trong ngành kiến trúc, không tránh né được việc tiếp xúc với đồng
nghiệp, vướng vào con vi khuẩn corona, phải nằm bệnh viện 14 ngày.
Trả lời cuộc phỏng
vấn của truyền thông, cô Hopper nói, “Tôi hy vọng sẽ không bao giờ
còn phải xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ để xin thực phẩm như thế này
nữa; nhưng ai cũng có lúc khốn cùng. Tôi có con từ lúc chưa đủ tuổi
trưởng thành, và đó cũng là một nguyên nhân của tình cảnh túng
thiếu.”
Gia đình ông Rydy
Riojas
Ông Riojas sống với bà
hôn thê trên chiếc xe minivan, ban ngày họ ngồi trên hai chiếc ghế
trước, ăn uống, nghỉ ngơi, và dẹp bỏ những hàng ghế sau để trải nệm
ngủ mỗi đêm. Job của hai người là cleaning business- họ lau chùi chín
cái vừa văn phòng vừa nhà hàng, sau giờ làm việc của những cơ sở
đó.
Riojas, 66 tuổi, được
hưởng những quyền lợi của người cao niên - Social Security benefits-
nhưng dĩ nhiên không đủ để mướn hay mua nhà, bà bạn gái cũng không có
khả năng đó, nhưng họ cũng vẫn tạm đủ sống, cho đến ngày con vi
khuẩn corona vượt giải trường thành mà tổng thống Mỹ xây để không cho
người Mễ và những sắc tộc khác của những nước Trung, và Nam Mỹ, mà
ông gọi chung là những nước hố cầu (shithole countries), hoành hành
giết hàng chục ngàn người Mỹ, gây bệnh hoạn cho vài trăm ngàn người
Mỹ khác, và tạo tê liệt trong sinh hoạt kinh tế của Hoa Kỳ.
Hàng chục triệu người
Mỹ mất sinh kế, hàng trăm triệu người Mỹ khác lâm vào cảnh thiếu ăn,
và điều đó giải thích hoạt động của những tổ chức như Food Bank,
trong lúc chính phủ vẫn xúc tiến việc giới hạn chương trình Food
Stamp.
Mới tháng trước -ngày
15 tháng 5- bộ trưởng canh nông Sonny Perdue còn tuyên bố là ông sẽ
chống bản án tòa không cho chính phủ đặt thêm những điều kiện quá
khó khăn để cắt bớt 700,000 người đang hưởng chương trình Food Stamp,
đòi họ phải tìm việc làm để có khả năng tự túc thực phẩm.
Phải chăng thái độ
chống án của Bộ Canh Nông là lý do khiến những người như cô Hopper và
ông Riojas phải xếp hàng khất thực?
Và phải chăng chính
phủ coi việc xin ăn của hàng ngàn, của vài ngàn người xếp hàng từ
đêm hôm trước để chờ phiên lãnh thực phẩm là giải pháp thay thế quyền
được ăn no của công dân Mỹ?
Cũng như ObamaCare, Food
Stamp -FS- có giá trị của một đạo luật -do vị tổng thống Dân Chủ
Lyndon Johnson ký ban hành năm 1964- trong chương trình mà ông mệnh danh
là “War on Poverty” -trận chiến chống nạn nghèo - năm đó chính khách
Cộng Hòa lão thành Bob Dole còn là một dân biểu. Mặc dù thuộc đảng
Cộng Hòa đối lập, nhưng ông Dole nhiệt liệt ủng hộ chương trình FS,
và gọi đó là chương trình thực phẩm bảo vệ nhân phẩm của người Mỹ.
Thời điểm thiếu ăn
khiếp đảm nhất của người Mỹ là những năm trong thập niên 1930, trong
cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu; mặc dù chuyện đã cũ đến gần 100
năm, nhưng đang được nhắc lại, vì tính “toàn cầu” của thời đó, và
thời nay.
Bà giáo sư Sara Bleich,
dạy về môn “chính sách y tế quần chúng” tại Harvard, tiên đoán nhu
cầu FS sẽ còn gia tăng, vì nạn thất nghiệp đang gia tăng.
Bà Bleich không tiên
đoán thêm là nạn thất nghiệp gia tăng sẽ làm nạn đói gia tăng, và Bộ
Trưởng Canh Nông Sonny Perdue sẽ phải tiếp tục chống án, tiếp tục đòi
giảm bớt số người “ăn” bằng FS, vì giải pháp chống đói của chính
phủ là ... xếp hàng suốt đêm, chờ xin thực phẩm của Food Bank.
Xin thực phẩm, dù
không giúp ai no, đủ, nhưng dù sao cũng bớt đói.
No comments:
Post a Comment