BBC
Tiếng Việt
27/06/2020
Tiếp tục bàn về giải pháp nào trong vấn đề Hoàng
Sa, BBC hỏi hai chuyên gia từ Ireland và Ấn Độ.
Ảnh chụp ở quần đảo
Trường Sa. KIEN PHAM
Trong bài trước, ba
chuyên gia từ Úc, Mỹ và Nga đã nêu quan điểm của họ.
Tiến sĩ Clive
Symmons, Visiting Research Fellow, Trường Luật, Trinity College Dublin
Do Cộng hòa Nhân dân
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực, rõ ràng nước này đóng ở đó bất hợp
pháp. Vì thế Trung Quốc không có quyền về pháp lý để đòi vùng biển tính từ đảo,
mặc dù gần đây họ củng cố đòi hỏi chủ quyền bằng cách công bố đường cơ sở thẳng
quanh Hoàng Sa.
Ngay cả nếu Việt Nam có bằng
chứng tốt hơn Trung Quốc, trong tương lai gần, điều này cũng không an ủi gì Việt
Nam.
Một giải pháp có thể xảy
ra, là hai nước đồng ý đóng băng tranh chấp tại đó.
Nếu hai nước không chịu
cùng nộp đơn cho bên thứ ba giải quyết, thì hai nước có thể đồng ý về mặt ngoạI
giao để có hiệp ước về "khu vực khai thác chung". Trên thế giới đã có
nhiều ví dụ.
Trong trường hợp này, hai
nước có thể đồng ý thành lập cơ chế đánh bắt, khai thác, chia sẻ lợi nhuận
trong khu vực.
Trung Quốc, ở Biển Đông,
cũng đã có một số đề nghị về khai thác chung hạn chế, tuy chỉ mang tính đa
phương, ví dụ trước đây với Brunei.
Ảnh chụp ở quần đảo
Trường Sa. KIEN PHAM
Tiến sĩ Subhash
Kapila, South Asia Analysis Group, Ấn Độ
Trong các bài thuyết
trình của tôi ở Moscow và Việt Nam, trọng điểm tôi nói là Trung Quốc, khi theo
đuổi Đại Mộng Trung Hoa, không chấp nhận hòa giải hay giải quyết xung đột liên
quan việc chiếm Biển Đông bất hợp pháp.
Lựa chọn duy nhất cho Hoa
Kỳ và Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc) là đầu tiên phải khiến cái giá quá cao nếu
Trung Quốc lấn chiếm ở Biển Đông. Sau đó là trừng phạt kinh tế để Trung Quốc ngừng
lại việc lấn chiếm.
Loại bỏ khả năng chiến
tranh, thì chiến tranh kinh tế là điều duy nhất mà Trung Quốc hiểu.
Asean phải có mặt trận thống
nhất chống sự xâm lấn của Trung Quốc. Trước tiên, họ cần chứng tỏ quyết tâm bằng
việc tổ chức tuần tra hải quân chung ở Biển Đông.
No comments:
Post a Comment