BTV
Tiếng Dân
20/06/2020
Tin Biển Đông
Cập nhật tin tàu Hải
Dương 4 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, cho biết, sau 13 tiếng tắt
tín hiệu, cuối cùng Hải Dương 4 cũng đã mở lại tín hiệu lúc 18h46′ ngày 19/6 “khi
đang di chuyển theo hướng xa vùng biển Việt Nam, cách xa vị trí trước đó 13 tiếng
khoảng 62 hải lý, cách đảo Phú Quý khoảng hơn 200 hải lý, với tốc độ từ 0,7 đến
2,5 hải lý/ giờ. Đến 19h37, tàu cách Phú Quý 202 hải lý, cách Đá Chữ Thập 45 hải
lý”.
Vị trí Hải Dương 4
và các tàu khác ở Biển Đông. Ảnh: Đức Tâm/ DA ĐSKBĐ
Tin này cũng cho biết
thêm: “Hiện giờ tàu được cho là kiểm ngư Việt Nam vẫn luôn theo rất sát tàu
Hải Dương 4. Tàu hải cảnh 5202 đang trên đường trở về Hải Nam. Tàu Hướng
Dương Hồng 14 vẫn đang neo đậu ở Đá Chữ Thập. Có lẽ nó đang tạm nghỉ sau khi
hoàn thành một chuyến đi quanh một số thực thể ở quần đảo Trường Sa.”
BBC đưa tin: Repsol
nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông? Tập
đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đã ký thỏa thuận với PetroVietnam, chuyển
nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN, trong
đó có dự án Cá Rồng Đỏ, bởi không khai thác được suốt ba năm qua, do sức ép từ
Trung Quốc.
BBC dẫn lời bình luận
trên trang Archyde: “Bằng cách này, Repsol được cho là đã hóa
giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng
của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, “một quốc gia được
coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng
bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông”.
Báo South Morning China
Post có bài: Biển Đông: nếu Việt Nam nộp đơn kiện, Trung Quốc có thể tham
gia tố tụng. Những người trong cuộc nói rằng, Bắc Kinh đang cân nhắc
tham gia vào quá trình tố tụng nếu Việt Nam đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, là
điều mà trước đây Trung Quốc đã không làm đối với vụ kiện của Philippines hồi bốn
năm trước.
Ông Wu Shicun, Chủ tịch
Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc nói: “Tôi nghĩ rằng
việc chuẩn bị đang được tiến hành. Không có khả năng chúng tôi nhắm mắt làm ngơ
trong khi Việt Nam đang chuyển sang hành động pháp lý”.
Theo GS Carl Thayer của Đại
học New South Wales ở Úc, nhận định, Hà Nội có thể đưa tranh chấp chủ quyền lên
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, nhưng Trung Quốc có quyền phủ quyết ở đó. Do
đó, tìm kiếm một hội đồng trọng tài theo UNCLOS dường như là một lựa chọn ưu
tiên, mặc dù nó không có cơ chế thực thi.
Ông Thayer nói: “Nếu
Việt Nam có hành động pháp lý và giành chiến thắng, kết quả này sẽ giáng một
đòn nặng nề vào uy tín và vị thế quốc tế của Trung Quốc, đặc biệt nếu Trung Quốc
tham gia tố tụng. Sau đó, Việt Nam có thể gây áp lực chính trị và ngoại giao đối
với Trung Quốc bằng cách khẳng định phán quyết trọng tài phải được tuân thủ”.
Mời đọc thêm:
Giữ gìn di sản Trường Sa (NLĐ).
Tin nhân quyền
Hôm qua, vợ thầy giáo
Nguyễn Năng Tĩnh bị an ninh gửi giấy mời lên làm việc, do bà kể về chuyến thăm gặp chồng đầu tiên ở trại giam trên facebook.
Bà Nguyễn Thị Tình thuật lại chuyến thăm gặp chồng đầu tiên tại Trại giam số 5 ở
Thanh Hóa hôm 12/6, cho biết, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị giam giữ trong tình
trạng gần như “biệt giam” đã gây ra sự trầm cảm cho thầy Tĩnh. Khẩu phần ăn thì
mỗi tuần chỉ 2 bữa có chút thức ăn, còn lại không có gì. Ngoài ra, Thầy Tĩnh
đang bị đau răng và đau lưng rất nặng do sỏi thận từ lâu nhưng vẫn chưa được
khám và điều trị.
Giấy mời bà Nguyễn
Thị Tình, vợ của nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh đến phòng An ninh chính trị để “trao
đổi vụ việc”. Ảnh: FB
Nguyễn Thúy Hạnh
Thầy giáo Nguyễn Năng
Tĩnh bị bắt vào ngày 29/5/2019 và bị kết án 11 năm
tù giam và 5 năm quản chế hồi tháng 11/2019, tội danh “tuyên truyền
chống nhà nước”. Phiên tòa phúc thẩm diễn ra chớp nhoáng ngày 20/4/2020, cũng
đã tuyên y án sơ thẩm dù “tội” thật sự của thầy tĩnh là dạy học
trò hát bài hát ‘Trả lại cho dân’.
Cũng tin nhân quyền, kênh
Tibet Post International có clip ghi lại cảnh, người dân Tây Tạng và người Ấn Độ
hôm 18/6 đã biểu tình ở Dharamshala, Ấn Độ, phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng
Tây Tạng, cũng như vụ gây hấn ở biên giới Trung – Ấn.
VIDEO :
Những người biểu tình đã
đốt cờ Trung Quốc, như một phản ứng mạnh mẽ trước hành động của Trung Quốc. Họ
cũng kêu gọi tẩy chay Trung Quốc, không mua hàng “Made in China”, ngưng các dịch
vụ giao thương với Trung Quốc.
Trước tình trạng “tin giả”
đang tung hoành trên mạng xã hội, đặc biệt sắp tới ngày bầu cử ở Mỹ, tạp chí Luật
Khoa tuyển dụng vị trí Quản lý Nhóm kiểm tra Thực tế nhằm vạch trần các tin tức giả mạo và nâng cao tính chính trực của
truyền thông. Bạn đọc muốn ứng tuyển vào vị trí này có thể gửi đơn ứng
tuyển tại địa chỉ: luatkhoa.org/job-application.
Chống tham nhũng
Liên quan tới vụ Tenma Việt
Nam đưa hối lộ hơn 5 tỷ đồng của công ty Nhật Bản Tenma, mà công ty Tenma Nhật
Bản đã khai với công tố viên ở Tokyo, hôm qua VOA đưa tin: Chưa có căn cứ nhận hối lộ từ công ty Nhật, phục hồi công tác
cán bộ.
Nguồn tin dẫn lời lãnh đạo
hải quan Việt Nam cho biết, cơ quan điều tra “vẫn chưa có căn cứ” để xác định
có hối lộ hay không như thông tin cáo buộc từ phía Nhật Bản. Do vậy, 11 cán bộ
hải quan Việt Nam vừa được phục hồi công tác sau khi bị tạm đình chỉ công việc
vì liên quan đến vụ nhận hối lộ.
Hôm 18/6, Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam đưa tin: Lãnh đạo Hải quan: Chưa có căn cứ xác định vi phạm ở công ty
Tenma. Ông Nguyễn Dương Thái, phó tổng cục trưởng Hải quan, nói rằng, “nếu
chưa có kết quả và không có gì vướng mắc trong quá trình điều tra, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ phục hồi chức vụ sau 15 ngày“.
Mời đọc thêm:
No comments:
Post a Comment