Sunday, September 5, 2010

TRUNG QUỐC VỪA DẠY ĐỜI VỪA RĂN ĐE HÀ NỘI

Trung Quốc vừa dạy đời vừa răn đe Hà Nội
Wang Chi-wen

Nguyên Hân lược dịch

05-09-2010

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7746

.

Sự cấu kết của Mỹ - Việt làm gia tăng sự căng thẳng trong vùng biển Nam Hải

"US-Vietnam collusion" behind tension in South China Sea. Bài của tác giả Wan Chi-wen, được đăng trên trang mạng Ta Kung Pao, Hong Kong, ngày 20 tháng Tám năm 2010.
.

Hoa Kỳ và Việt Nam đang cấu kết lẫn nhau một cách khắn khít và gia tăng mối quan hệ quân sự với mũi nhọn chĩa thẳng vào Trung Quốc, từ đó làm phức tạp vấn đề biển Nam Hải, làm trầm trọng chuyện tranh chấp chủ quyền, và biến biển Nam Hải thành thùng thuốc nỗ châm ngòi cho một sự xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trung Quốc nên đối xử những nước liên quan vấn đề biển Nam Hải một cách khác nhau để tìm kiếm một điểm đồng thuận, nhằm giải quyết ý đồ gieo mối bất hoà của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là nước siêu bá chủ trên thế giới, trong lúc Việt Nam không những chỉ luôn muốn thống trị toàn Bán đảo Đông dương mà còn cho rằng họ “làm chủ” toàn bộ tính chủ quyền của hai quần đảo Xisha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) của Trung Quốc. Việt Nam đã thẳng tay trong việc phát triển vũ khí và kéo bè kéo bọn với các cường quốc ngoại quốc trong một nỗ lực hão huyền là chiếm hầu hết các đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Trung Quốc và vùng lãnh hải lân cận đó.

Việt Nam đã chia khu vực biển chung quanh đảo Trường Sa của Trung Quốc mà Việt Nam đang chiếm giữ thành 100 khu vực đấu thầu dầu và khí đốt, và đã ký những hợp đồng khai thác dầu khí liên tục từ hợp đồng này qua hợp đồng khác với Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Đức và những nước khác trong những năm qua, trong một cố gắng dùng lợi ích kinh tế từ dầu và khí đốt để quyến rũ, thu hút và chiếm được cảm tình của những cường quốc nói trên, nhằm hậu thuẩn cho sự chiếm đóng tiếp tục hầu hết các đảo đá ngầm thuộc đảo Trường Sa của Trung Quốc cũng như vùng biển chung quanh đó. Cho đến nay, ngoài Hoa Kỳ là nước đã bắt đầu cấu kết với Việt Nam, thì Nhật Bản và Pháp cũng bày tỏ sự hậu thuẩn của họ dành cho Việt Nam.

Hoa Kỳ đang ve vãn Việt Nam như đồng minh

Ở buổi hội thảo chiến lược giữa Nhật Bản và Việt Nam hôm tháng Bảy năm nay, Nhật Bản hứa giúp Việt Nam xây dựng quân lực, trong lúc Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản ông Katsuya Okada liên tục nhấn mạnh rằng Nhật Bản không thể thờ ơ và tiếp tục duy trì tình trạng dững dưng đối với vấn đề tranh chấp ở biển Nam Hải. Tháng Bảy năm nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố ở Việt Nam là Pháp sẽ thỏa mãn nhu cầu cho tất cả các loại vũ khí cho Việt Nam.

Hoa Kỳ âm mưu dùng vấn đề biển Nam Hải để trở lại Đông Nam Á châu

Hôm 23 tháng Bảy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Clinton tuyên bố ở diễn đàn an ninh vùng Á châu ở Hà Nội là chuyện giải quyết sự tranh chấp chủ quyền của những quần đảo trong vùng biển Nam Hải sẽ đồng nghĩa với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Trong những nước liên quan đến vấn đề biển Nam Hải, Việt Nam có sự mâu thuẫn lớn nhất, rõ rệt nhất và có mối tranh chấp lâu dài nhất với Trung Quốc và về mặt quân sự lại mạnh nhất. Vì lý do này, Hoa Kỳ đã chọn Việt Nam như là bàn đạp cho sự kình chống Trung Quốc và cũng có cớ để quay về lại Đông Nam Á châu. Hoa Thạnh Đốn cho rằng biển Nam Hải là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, mà thực ra đó là những lợi ích bá quyền. Để can thiệp vào vấn đề biển Nam Hải, Hoa Kỳ đã hăm dọa là không loại bỏ sự can thiệp bằng quân sự. Hoa Kỳ đang có ý định phát triển Việt Nam thành một đồng minh mới của họ.

Hôm 5 tháng Tám, Hạm trưởng soái hạm USS Blue Ridge của Đệ thất Hạm đội nói một cách đe dọa: Hải quân Trung Quốc nên ứng xử thận trọng trong việc “tranh chấp” lãnh hải ở biển Nam Hải. Ngày 8 tháng Tám, hàng không mẫu hạm George Washington ghé thăm thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam và đón một phái đoàn quân sự Việt Nam ra thăm tàu trong lúc tàu thảo neo gần Đà Nẵng.
Ngày 10 tháng Tám, khu trục hạm USS John McCain ghé vào cảng Việt Nam. Khi hạm trưởng người Mỹ gốc Hàn ông Jeffery Kim và thủy thủ đoàn vào cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng, họ nhận được sự tiếp đón nồng hậu từ phía Hải quân Việt Nam. Chiến hạm này rời bến sáng hôm sau, cùng với Hải quân Việt Nam, tiến hành bốn ngày huấn luyện trong các lãnh vực phòng không, sửa chữa và bảo trì khẩn cấp, và chống hỏa hoạn. Hàng không mẫu hạm George Washington cũng tham dự trong cuộc huấn luyện này. Phát biểu về cuộc huấn luyện này, một viên chức của Bộ Quốc phòng Việt Nam nói một cách đê mê, ngất ngây: Trong thời gian gần đây, Việt Nam đặc biệt bị quấy rầy bởi “tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc”. “Sự có mặt của chiến hạm Hoa Kỳ ở các hải cảng Việt Nam có một ý nghĩa chiến lược to lớn.” “Tôi tin rằng Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong vùng này.”

Cả hai bên đều có lợi ích chiến lược

Rõ ràng cuộc viếng thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm và chiếc khu trục hạm hôm 8 và 10 tháng Tám cũng như cuộc huấn luyện chung với Hải quân Việt Nam là đang chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc và tung một đòn làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho quan hệ giữa Trung Quốc - Việt Nam và Trung Quốc – Hoa Kỳ.
Hôm 5 tháng Tám, báo Wall Street Journal của Hoa Kỳ tường thuật: Cuộc thương thảo giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về việc chia sẻ kỹ thuật và nhiên liệu hạt nhân đã đi vào giai đoạn cuối. Hoa Kỳ ngay cả cân nhắc đến chuyện cho phép Việt Nam tự làm giàu chất uranium. Bản tường thuật cho hay: Theo sự hợp tác hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, giới doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ được phép bán lò phản ứng và thiết bị hạt nhân cho Việt Nam. Năm 2001, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận cung cấp nhiên liệu hạt nhân và phát triển năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sự. Giám đốc Viện Nguyên tử lực Việt Nam ông Vương Hữu Tấn nói: Hai bên đã đạt được sự thỏa thuận tạm thời về hợp tác hạt nhân trong tháng Ba năm nay, và hy vọng sẽ hoàn tất vào cuối năm. Đây là một bằng chứng cụ thể nữa cho thấy một Hoa Kỳ một mặt hai lòng dành cho những nước tự làm giàu uranium cho chính họ.
Cuộc Chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975. Năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ làm lành và thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Kể từ khi chiếc chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên vào năm 2003, mối quan hệ quân sự giữa hai bên ngày càng sâu đậm, bao gồm những cuộc họp và huấn luyện sĩ quan cao cấp. Năm 2009, hàng không mẫu hạm USS John Stennis và soái hạm USS Blue Ridge của Đệ thất Hạm đội, cùng với khu trục hạm USS Lassan đã lần lược ghé thăm Việt Nam. Hoa Thạnh Đốn muốn biến Việt Nam thành điểm tựa cho việc Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á châu, trong lúc Việt Nam hy vọng dựa dẫm vào sức mạnh của Hoa Kỳ để bành trướng quyền lợi trên mặt biển, và gia tăng sự mặc cả của Hà Nội để được tham dự vào vai trò to lớn hơn trên đấu trường quốc tế. Những lợi ích chiến lược chung như thế đã trở thành động lực chính cho sự phát triển nhanh chóng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những năm gần đây. Trong thời gian đầu khi mối quan hệ song phương mới được thành lập, mối quan hệ này giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ thuần tập chú vào cấp cứu mang tính nhân đạo. Kể từ khi bước vào thế kỷ mới, mối quan hệ song phương đã đi vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Hoa Kỳ giúp Việt Nam vào WTO, mậu dịch song phương tăng 38.5 lần từ 400 triệu đô-la ở thời điểm hai nước thiết lập mối ngoại giao giờ tăng lên 15.4 tỉ trong năm 2009; Hoa Kỳ hiện giờ là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, và số sinh viên Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ con số 800 trong thời gian đầu giờ tăng lên 13.000 hiện nay, tăng 16.25 phần trăm.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa lấy làm thỏa mãn với mối quan hệ song phương chỉ bao gồm trong các lãnh vực kinh tế, mậu dịch, văn hoá và giáo dục. Hơn thế nữa, Hà Nội mong muốn gia tăng sự hợp tác với Hoa Kỳ trong hai lãnh vực quân sự và quốc phòng. Cùng lúc quan đội Hoa Kỳ và Việt Nam thường có những cuộc thăm viếng ở cấp cao, thì quân đội hai nước có kế hoạch nhằm cũng cố sự hợp tác này. Hoa Thạnh Đốn có ý định hổ trợ sự huấn luyện quân sự cho sĩ quan Việt Nam, trong lúc Việt Nam cũng hy vọng gởi sĩ quan đi học ở các học viện quân sự của Hoa Kỳ. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng Bảy năm này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Clinton đã trao đổi quan điểm với giới lãnh đạo Việt Nam về mối hợp tác, trao đổi quân sự trong lãnh vực phòng thủ.

Biển Nam Hải trở thành thùng thuốc nỗ

Tóm lại, Hoa Kỳ và Việt Nam đang cấu kết lẫn nhau một cách khắn khít và gia tăng mối quan hệ quân sự với mũi nhọn chỉa thẳng vào Trung Quốc, từ đó làm phức tạp vấn đề biển Nam Hải, làm trầm trọng chuyện tranh chấp chủ quyền, và biến Biển Nam Hải thành thùng thuốc nỗ châm ngòi cho một sự xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Chiến lược mới của Hoa Kỳ nhằm bao vây Trung Quốc, gia tăng nỗ lực ngăn chận sự phát triển của Trung Quốc, và lợi dụng vấn đề tranh chấp ở biển Nam Hải hòng gây chia rẽ mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trong Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN). Cùng lúc với việc giải quyết ý đồ gây nên mối bất hoà của Hoa Kỳ và bảo vệ quyền lãnh hải ở biển Nam Hải, Trung Quốc nên duy trì mối quan hệ hợp tác và hữu nghị với ASEAN, đây là một thử thách cho sự khôn khéo của giới lãnh đạo Trung Quốc. Khối ASEAN bao gồm những nước quan trọng đối với Trung Quốc, cả Trung Quốc lẫn khối ASEAN nên gìn giữ, ấp ủ mối quan hệ hợp tác và thân hữu này.
Sự mong muốn làm con lính tốt cho Hoa Kỳ của Việt Nam sẽ đưa Việt Nam vào một tình huống bội phản. Mời một ông thần vào nhà thì dễ nhưng mời ông ta ra đi thì khó. Sẽ quá trễ để hối tiếc khi nền độc lập bị đánh mất. Nếu (Việt Nam) nhớ “vừa là đồng chí vừa là anh em,” thì không nên đáp lại cái ơn (của Trung Quốc) bằng một thái độ vô ơn bạc nghĩa.
Các nước liên quan đến vấn đề tranh chấp ở biển Nam Hải không phải là một khối thuần nhất. Khi Việt Nam thúc đẩy tính quốc tế hoá vấn đề biển Nam Hải, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân ông Romulo đã công khai phải đối sự can thiệp của Hoa Kỳ và vấn đề biển Nam Hải. Trung Quốc nên đối xử các nước liên quan đến vấn đề tranh chấp này khác nhau để tìm kiếm một sự đồng thuận nhằm hoá giải ý đồ gây chia rẽ của Hoa Kỳ.

© DCVOnline

.

Nguồn:
(1) "US-Vietnam collusion" behind tension in South China Sea. Bài của tác giả Wan Chi-wen, được đăng trên trang mạng Ta Kung Pao, Hong Kong, ngày 20 tháng Tám năm 2010.
(2) Tựa đề do NH đặt.

.

.

.

No comments: