Việt Nam đẩy mạnh xây
dựng đảo ở Biển Đông -
The Manila Times by Franco Jose C. Baroña – Jan 29, 2024
Ba Sàm lược dịch
29/01/2024
https://anhbasamdotblog.wordpress.com/2024/01/29/284-viet-nam-day-manh-xay-dung-dao-o-bien-dong/
https://anhbasamdotblog.files.wordpress.com/2024/01/image-290.png
Sân bay Trường Sa
GIỮA LÚC Philippines tập trung vào việc ngăn chặn sự xâm
lược của Trung Quốc ở Biển Tây
Philippines, thì Việt Nam lại âm thầm đẩy mạnh các dự án mở rộng đảo tại
các thực thể đang tranh chấp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của
Philippines.
Báo cáo cập nhật của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á
(AMTI) cho biết, từ năm 2022 đến năm 2023, Việt Nam đã cải tạo thêm 133 ha đất
để giúp phát triển các rạn san hô và đảo san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, vốn
nằm dưới sự kiểm soát của họ trong nhiều thập kỷ.
So sánh, trong thập kỷ trước, Hà Nội chỉ tạo được 50 ha đất
ở những khu vực có yêu sách chồng chéo giữa các nước.
Điều này nâng tổng diện tích mà Việt Nam có thể cải tạo
lên 300 ha, khiến nước này trở thành quốc gia có yêu sách duy nhất, ngoài Trung
Quốc, tiến hành mở rộng thêm đảo ở Biển Đông.
Theo báo cáo của AMTI, Việt Nam đang thực hiện công việc
cải tạo ở ít nhất 5 thực thể, tất cả đều nằm trong các khu vực mà Philippines
cũng tuyên bố chủ quyền.
Tại rạn san hô Magsaysay (Barque Canada) [VN gọi là Bãi Thuyền Chài, thuộc Trường Sa], bị Việt Nam chiếm đóng từ
năm 1988, hơn 80 ha đất mới đã được tạo ra. Đây hiện được coi là thực thể lớn
nhất do Việt Nam chiếm đóng ở Biển Đông.
AMTI cho biết, tại rạn san hô Hizon (Pearson) [VN gọi
là Đảo Phan Vinh] và đảo Binago (Namyit) [VN gọi là Đảo Nam Yết] gần đó, lần lượt có khoảng 65 và 49 ha đất đã
được bổ sung.
Đảo Binago là thực thể tự nhiên lớn thứ 12 ở quần đảo Trường
Sa và lớn thứ 5 trong số các đảo do Việt Nam quản lý.
Đảo Bailan (Sand Cay) [VN gọi là Đảo Sơn Ca],
bị Việt Nam chiếm đóng từ năm 1974, và bãi đá Lopez-Jaena (Tennent) [VN gọi
là Đá Tiên Nữ] cũng được mở rộng lần lượt thêm 33 ha và 25 ha.
Báo cáo của AMTI cho biết, vào tháng 10/2023, Việt Nam bắt
đầu hoạt động nạo vét tại 2 tiền đồn bổ sung trên Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật, Chủ tịch Viện
Nghiên cứu Chiến lược Thế kỷ của Philippines (ACPSSI) có trụ sở tại Manila,
Herman Tiu Laurel, cho biết Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường
Sa và đã xây dựng cơ sở tại ít nhất 25 hòn đảo, bãi đá và thực thể, gấp ba lần
so với những gì Philippines chiếm giữ ngày nay.
Laurel cho biết khu vực do Việt Nam kiểm soát bao gồm đảo
Pugad [VN gọi là Đảo Song Tử Tây], nơi từng do Philippines nắm giữ nhưng đã
bị Việt Nam “ngược ngạo chiếm giữ” vào năm 1971.
Ông nói: “Theo truyền thống, Việt Nam là đối thủ cạnh
tranh hiếu chiến nhất của Philippines ở quần đảo Trường Sa”.
Laurel cho biết, sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực
đã trở thành trọng tâm chủ yếu sau chiến lược “Xoay trục sang châu Á” của Hoa Kỳ
vào năm 2011, dẫn đến việc Bắc Kinh xây dựng 7 cơ sở trên đảo.
Nội dung bình luận, về những gì ông nói, là các hành động
khiêu khích chống Trung Quốc do Washington dẫn đầu và gây ra bởi việc Hải quân
Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc, cuộc xung đột ở bãi cạn Scarborough
(Bajo de Masinloc) đã xảy ra năm 2012.
Laurel cho biết, điều này đã dẫn đến việc Philippines sử
dụng “pháp luật” vào năm 2013 bằng cách đệ đơn kiện quốc tế chống lại Trung Quốc
lên tòa án trọng tài ở The Hague, Hà Lan.
Năm 2016, tòa án đã vô hiệu hóa yêu sách đường chín đoạn
của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông, trong khi vẫn bảo vệ quyền chủ quyền
của Philippines trong khu vực.
Laurel nói: “Sau đó, Việt Nam chỉ đứng nhìn và tận
hưởng sự căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong khi âm thầm đẩy nhanh
các dự án xây dựng đảo và mở rộng tiền đồn của mình”.
Các quốc gia khác có yêu sách ở Biển Đông là Brunei,
Malaysia và Đài Loan.
===============================================
·
99. Philippines trong vòng xoáy căng thẳng Mỹ-Trung trên vấn đề
Đài Loan
·
155. Bộ quy tắc ứng xử mới ở Biển Đông của Marcos không có triển
vọng thành công
·
163. Biển Đông: Trung Quốc gia tăng căng thẳng với Philippines
và thông điệp cho khu vực
·
197. Biển Đông : Khi con tàu hỏng của Philippines trở thành biểu
tượng chống Trung Quốc
·
260. Việt Nam liệu có tham gia cùng Philippines xây dựng Quy tắc
ứng xử Biển Đông riêng?
·
276. Trung Quốc chia rẽ Philippines và Việt Nam, Biển Đông năm
2024 sôi sục
No comments:
Post a Comment