NỘI DUNG :
Hàng
ngàn tăng ni, Phật tử dự lễ rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh -
Tuổi Trẻ
.
Hàng
ngàn tăng ni, Phật tử rước xá lợi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Người Việt
====================================================
.
.
Hàng ngàn tăng ni, Phật
tử dự lễ rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh -
NHẬT LINH và 2 tác giả khác
Tuổi Trẻ - 29/01/2024
14:57 GMT+7
Hàng ngàn tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước
đã về chùa Từ Hiếu - Huế, để dự lễ rước xá lợi của thiền sư Thích Nhất Hạnh từ
thiền đường Trăng Rằm qua thất Lắng Nghe vào sáng 29-1.
Đoàn cao tăng rước xá lợi của thiền sư Thích
Nhất Hạnh - Ảnh: BẢO PHÚ
Nghi lễ rước xá lợi nằm trong thời khóa lễ đại tường (2
năm sau ngày mất) của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Từ sáng sớm, hàng ngàn tăng ni Phật tử, người dân từ nhiều nơi tìm về Tổ
đình Từ Hiếu, trên ngọn đồi Dương Xuân (phường Thủy Xuân, Huế) để tham dự nghi
lễ rước xá lợi của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
VIDEO : Hàng ngàn tăng ni, Phật tử rước xá lợi
thiền sư Thích Nhất Hạnh
Xá lợi thiền sư trước đó được đặt tại thiền đường Trăng Rằm.
Tại đây, sau khi thực hiện các nghi lễ, đoàn các tăng ni
đã rước xá lợi từ thất thiền đường Trăng Rằm đi một vòng quanh chùa, ngang qua
chánh điện chùa Tổ, men theo những tán cây xanh cổ thụ - nơi có đông đảo Phật tử
xếp hai hàng chắp tay cầu nguyện, trước khi về đặt tại thất Lắng Nghe, cách đó
không xa.
Hàng ngàn tăng ni, Phật tử, người dân đã có mặt
từ rất sớm để cầu nguyện trong ngày đại tường của thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh:
BẢO PHỦ
Thất Lắng Nghe cũng chính là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh
tĩnh dưỡng từ ngày trở về chùa Từ Hiếu cho đến khi viên tịch.
Tiếp đó diễn ra nghi lễ cung tiến giác linh, thỉnh giác
linh bái yết Phật tổ và nhập tổ đường. Sau khi tăng thân thực hiện nghi lễ, Phật
tử xếp hàng dài, lần lượt đảnh lễ xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Diễn ra theo nghi lễ tâm tang, mọi người đến dự lễ gần
như chỉ im lặng và cầu nguyện. Ngày 30-1 sẽ là lễ tưởng niệm thiền sư Thích Nhất
Hạnh và thiền hành tại công viên Vĩnh Hằng - nơi hỏa táng thiền sư đúng hai năm
về trước.
Lễ đại tường của thiền sư Thích Nhất Hạnh ngoài nghi lễ
rước xá lợi còn có nhiều hoạt động khác như thiền hành, pháp thoại, ngồi thiền,
hướng dẫn thực tập thiền lạy…
Xá lợi của thiền sư Thích Nhất Hạnh tại thất
Lắng Nghe - nơi thiền sư từng an dưỡng cho đến ngày viên tịch - Ảnh: BẢO PHÚ
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh ngày 11-10-1926, quê quán ở
làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
Tên khai sinh là Nguyễn Đình Lang, sau này khi làm lại
khai sinh tại Đà Lạt thì đổi tên thành Nguyễn Xuân Bảo.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào sáng 22-1-2022 tại
chùa Từ Hiếu - nơi ông xuất gia tu tập từ nhỏ.
===============================
Dòng sự kiện:Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Hàng
ngàn tăng ni, Phật tử dự lễ rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh
29/01
Tăng
ni, phật tử tưởng nhớ thiền sư Thích Nhất Hạnh bằng khóa thực tập im lặng
09/01
Triển
lãm 100 tác phẩm thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh tại TP.HCM
27/03
Tìm
được bản in sách Việt ngữ kịch bản Cậu Đồng của thiền sư Thích Nhất Hạnh
08/09
Trong
cái không có gì không? - Ấn phẩm mới của thiền sư Thích Nhất Hạnh
22/05
=================================================
.
.
Hàng ngàn tăng ni, Phật
tử rước xá lợi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Người Việt
January 29, 2024
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hang-ngan-tang-ni-phat-tu-ruoc-xa-loi-thien-su-thich-nhat-hanh/
THỪA THIÊN HUẾ, Việt Nam (NV) – Hàng ngàn tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước đã về chùa
Từ Hiếu ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, để dự lễ rước xá lợi Thiền Sư Thích
Nhất Hạnh vào sáng 29 Tháng Giêng, theo truyền thông Việt Nam.
Sư cô Chân Không, một trong những đại đệ tử của Thiền Sư
Thích Nhất Hạnh, cùng tăng ni ngoại quốc ở đạo tràng Plum Village (Làng Mai)
cũng về Việt Nam tham dự.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/01/VN-thich-nhat-hanh-1-1536x1024.jpg
Đoàn các tăng ni cung thỉnh, rước xá lợi Thiền
Sư Thích Nhất Hạnh đến an vị tại thất Lắng Nghe. (Hình: Võ Thạnh/VNExpress)
Nghi lễ rước xá lợi là một trong những lễ chính với rất
nhiều hoạt động diễn ra ở chùa Từ Hiếu trong những ngày qua, nhân đại tường tưởng
niệm hai năm Thiền Sư Thích Nhất Hạnh viên tịch.
Theo ghi nhận của báo Dân Trí, ngay từ sáng sớm, tăng ni,
Phật tử đã cùng nhau xếp hàng dài từ thiền đường Trăng Rằm qua tận thất Lắng
Nghe để tham dự nghi lễ với hình thức “tâm tang.”
Báo này tường thuật: “Sau khi hỏa táng, một phần xá lợi cố
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được đặt ở thiền đường Trăng Rằm. Bên trong thiền đường
Trăng Rằm, sau khi thực hiện các nghi thức, đoàn các tăng ni đã cung thỉnh, rước
xá lợi thiền sư rời khỏi thiền đường, ngang qua chùa Tổ, đi theo lối nhỏ dưới
bóng cây xanh trước khi an vị tại thất Lắng Nghe, nơi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
từng an dưỡng từ khi ở ngoại quốc quay về Việt Nam.”
“Nơi đoàn rước đi qua, có rất đông Phật tử xếp hàng dài
hai bên, chấp tay cầu nguyện trong không khí ‘im lặng hùng tráng’ tạo nên khung
cảnh trang nghiêm, nhẹ nhàng.”
Sau khi xá lợi được an vị bên trong thất Lắng Nghe, đại
chúng được đảnh lễ. Dòng người xếp hàng ngay ngắn, chờ đến lượt để được vào bên
trong.
Ngoài nghi lễ rước xá lợi, chương trình đại tường của Thiền
Sư Thích Nhất Hạnh còn có rất nhiều hoạt động dành cho tăng thân Làng Mai cũng
như đại chúng như” pháp thoại, ngồi thiền, hành thiền, thơ – nhạc thiền, lễ tưởng
niệm…
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/01/VN-thich-nhat-hanh-2-1536x1024.jpg
Phật tử chấp tay hộ niệm khi xá lợi Thiền Sư
Thích Nhất Hạnh được cung nghênh sang thất Lắng Nghe. (Hình: Võ Thạnh/VNExpress)
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, một trong những tu sĩ Phật Giáo
nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo,
sinh ngày 11 Tháng Mười, 1926, tại Huế, Việt Nam. Ông viên tịch tại chùa Từ Hiếu,
sáng Thứ Bảy, 22 Tháng Giêng, 2022, (giờ địa phương), trụ thế 95 năm.
Trước lúc viên tịch, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã viết tâm
thư gửi đến các chư tăng, nói rõ ý nguyện sau khi trở về Tổ đình Từ Hiếu.
Ông dặn các đệ tử của mình: “Nếu một ngày thầy mất, đừng
xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo
lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các thiền viện của Làng
Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền
hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung.” (Tr.N) [kn]
No comments:
Post a Comment