Tổng thống
Philippines nói hợp tác hàng hải là trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam
BBC News Tiếng Việt
29 tháng 1 2024, 17:50 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c29k3yyej9zo
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/cd42/live/6965c770-be90-11ee-8217-8d44b997a585.jpg
B
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
29 tháng 1 2024
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
hôm 29/1 cho biết các cuộc đàm phán về hợp tác hàng hải giữa nước ông và Việt
Nam sẽ là một trong những trọng tâm trong mối quan hệ đối tác chiến lược với nước
láng giềng Đông Nam Á, Reuters đưa
tin.
“Chúng tôi hy vọng sẽ tăng cường khía cạnh này trong chuyến
thăm nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực,” ông Marcos nói trong một
tuyên bố trước khi lên đường bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày
tới Hà Nội.
Ông Marcos dự kiến sẽ gặp các quan chức chủ chốt của Việt Nam và
bàn về các thỏa thuận liên quan đến hợp tác lực lượng bảo vệ bờ biển và cung ứng
gạo. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn và Philippines là một trong những nước
nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.
·
Việt Nam ký hiệp
định với Philippines khi giá gạo toàn cầu tăng cao8 tháng 9 năm 2023
·
Philippines thuyết
phục Việt Nam, Malaysia soạn thảo quy tắc riêng về Biển Đông21 tháng 11
năm 2023
·
Việt Nam tăng cường
bồi đắp 'ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông'17 tháng 11 năm 2023
Marcos cho biết ông hy vọng chuyến thăm của ông sẽ đưa
quan hệ giữa hai nước lên tầm cao hơn và "mở ra một kỷ nguyên hữu nghị và
hợp tác mới", với các cuộc đàm phán về thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch,
cũng như "các vấn đề khu vực và đa phương đáng quan tâm".
Việt Nam và Philippines cùng có các tuyên bố chủ quyền ở
một số vùng nước trên Biển Đông, nhưng nhìn chung có mối quan hệ thân thiện hơn
so với căng thẳng đang gia tăng giữa Manila và Bắc Kinh trên vùng biển tranh chấp
này.
Mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã xấu đi
trong năm qua, cùng lúc với lập trường cứng rắn của Manila và đề xuất của ông
Marcos nhằm củng cố quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Biển Đông: Biden
nói Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu Trung Quốc tấn công
Biển Đông là tuyến vận tải thương mại bằng tàu biển trị
giá hơn 3 nghìn tỷ USD mỗi năm. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn
bộ biển Đông thông qua đường chữ U được kiểm soát bởi lực lượng hải cảnh đông đảo
của nước này, cắt qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Brunei và Indonesia.
Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay cho biết
tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh đã phủ nhận phán quyết
này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7a40/live/1ec36a90-be92-11ee-8217-8d44b997a585.jpg
Tàu cá Philippines và tàu Hải cảnh Trung Quốc
trên vùng biển tranh chấp. Ảnh chụp tháng 9/2023.
Tuần trước, trang The
Maritine Executive đưa tin Philippines và Việt Nam có thể sẽ ký một hiệp
định hợp tác hàng hải về Biển Đông. Đây là một phần trong cách tiếp cận của
Philippines nhằm tìm kiếm sự hợp tác khu vực rộng hơn trong các tranh chấp ở Biển
Đông.
Năm ngoái, Tổng thống Marcos tiết lộ rằng chính phủ của
ông đã tiếp cận các nước láng giềng Đông Nam Á để thảo luận về một bộ quy tắc ứng
xử riêng trên Biển Đông. Một thỏa thuận khác (Bộ quy tắc ứng xư ở Biển Đông -
COC) được đề xuất trước đó giữa Trung Quốc và ASEAN hiện chỉ đạt được tiến triển
hạn chế.
Cho đến nay, Manila đã làm việc với Việt Nam và Malaysia
để tìm kiếm sự ủng hộ của các nước này cho đề xuất về một bộ quy tắc ứng xử
riêng ở Biển Đông.
No comments:
Post a Comment