Trả lời một bạn trẻ
thiện lành thứ ba
Dương
Quốc Chính
30/01/2024
https://baotiengdan.com/2024/01/30/tra-loi-mot-ban-tre-thien-lanh-thu-ba/
Có
một bạn trẻ, chắc là sinh viên hay mới đi làm, hỏi mình như trong ảnh đính kèm.
Câu hỏi không dài, nhưng nó chứa đựng nhiều tâm tư, lo lắng của bạn trẻ, có thể
là giới trẻ, trước tương lai. Thế nên mình phải hẹn bạn ấy là phải viết một bài
riêng. Mình viết bài này là lần thứ ba. Đã có hai bài tương tự về lịch sử và
chính trị.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/01/1-111.jpg
Câu
hỏi của người bạn trẻ
Bạn
hỏi: “Việt Nam” có muốn cường thịnh, giàu mạnh, không phụ thuộc vào nước nào
không?
Bạn
để dấu ngoặc kép, nên mình đoán là bạn ngại nhắc tới khái niệm khác là “Đảng
Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam” hay nói chung là “những nhà lãnh đạo
Việt Nam”, thì mới không bị tối nghĩa. Mình nghĩ là họ, ít nhất là vài người
trong số những người lãnh đạo chóp bu, nhưng không phải đa số, cũng muốn Việt
Nam giàu mạnh hùng cường chứ. Nhưng họ cũng muốn đảng Cộng sản sẽ phải nắm
quyền mãi mãi, quang vinh muôn năm.
Tức
là sự phát triển của đất nước phải gắn liền với sự cai trị của đảng. Đất nước
giàu mạnh sẽ đem lại chính danh cho sự lãnh đạo trường tồn đó. Nếu đất nước
không phát triển được, hoặc tốc độ quá thấp, thì đảng cũng mất uy tín, sẽ rủi
ro mất quyền lãnh đạo. Lúc đó muốn duy trì lãnh đạo thì buộc phải gia tăng sự
chuyên chế, tuyên truyền, như Bắc Triều Tiên, là điều chắc họ cũng không muốn.
Đấy
là mong muốn khá là chính đáng, tử tế, của một số người còn có chút tinh thần
quốc gia, hay gọi là yêu nước kèm với yêu đảng. Mình nghĩ đa số cán bộ công
chức còn lại chỉ coi làm lãnh đạo là một nghề kiếm ăn thôi, muốn kiếm được
nhiều tiền thì cũng phải làm tốt công việc và khéo léo quan hệ nữa. Thì việc đó
cũng vô tình làm cho quốc gia phát triển. Nhưng nhiều người khác muốn kiếm được
nhiều tiền mà không làm tốt được việc (tạm hiểu là ăn nhiều hơn làm) thì sẽ làm
quốc gia chậm tiến.
Bây
giờ bảo đất nước độc lập hoàn toàn, không phụ thuộc vào nước nào khác thì không
thể có, cũng chả có mấy nước làm được thế đâu. Như Nhật, Hàn, Đài… cũng phải
phụ thuộc quân sự vào Mỹ. Bắc Triều Tiên có khi lại độc lập hơn, nhưng đổi lại
là đói nghèo vì bị cô lập (bị cô lập hóa ra lại thành độc lập, không phụ thuộc
được vào ai!). Bắc Triều Tiên bây giờ chủ yếu dựa một phần vào Trung Quốc và
một số quốc gia độc tài khác, nhưng họ cũng ít lệ thuộc.
Vì
thế, cái tiếng độc lập cũng chả nên thành một tiêu chí tuyệt đối cần đạt được.
Đất nước càng giàu mạnh, phát triển cân bằng, tự lực được nhiều mặt, thì sẽ ít
phụ thuộc nước khác. Như Mỹ và Trung Quốc là ít phụ thuộc nhất nhưng họ cũng
vẫn phụ thuộc nhau.
Câu
của chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” nếu xét cụ thể
như trên thì không còn hợp thời nữa, nó phù hợp với năm 45, khi đất nước còn là
thuộc địa thôi, mấy ai hiểu độc lập thực ra cũng không thể tuyệt đối được.
Nhưng bây giờ giá trị tự do lại quan trọng hơn. Cũng chính Chủ tịch HCM nói từ
năm 1945: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Cũng
chính Chủ tịch HCM đã viết trong Tuyên ngôn độc lập: “Mọi người đều có quyền
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, trong đó có các quyền tự do cơ
bản như tự do ngôn luận, tự do kinh doanh, tự do giáo dục, tự do xuất bản…
Những thứ đó hiện tại chúng ta mới được hưởng một phần thôi. Trong khi các
quyền tự do đó chính là những viên gạch và vữa để xây nên ngôi nhà dân chủ. Nó
liên quan đến câu hỏi tiếp theo của bạn.
“Giàu
mạnh theo kiểu gì, dân chủ hay có kiểm soát hoàn toàn?”
Có
thể thấy, Việt Nam đang đi theo hình mẫu Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo (đảng
Cộng sản Việt Nam) muốn đất nước giàu mạnh theo kiểu có sự kiểm soát càng nhiều
càng tốt của nhà nước hay nói cách khác là theo mô hình kinh tế thị trường định
hướng XHCN, Trung Quốc gọi là CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.
Tức
là Trung Quốc, mà cụ thể là Đặng Tiểu Bình, đã vạch ra con đường theo CNXH theo
kiểu Trung Quốc, độc lập với con đường của Liên Xô và các nước Đông Âu hay
chính Mao Trạch Đông đã đi. Trung Quốc đã có những tiến bộ lớn về tăng trưởng
kinh tế với tốc độ 2 con số trong gần 40 năm qua nên Việt Nam cũng muốn học
theo mô hình đó nhưng thường hiếm khi công nhận mình là một bản sao lỗi của
Trung Quốc. Cũng là do ngại tiếng “mất độc lập” nói trên.
Đó
là do Trung Quốc (Đặng Tiểu Bình) đã nhận thấy những khiếm khuyến của mô hình
kinh tế kế hoạch hóa tuyệt đối mà Liên Xô hay Trung Quốc thời Mao đã trải qua.
Ông ta cũng chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu khi cải cách (tự do
hóa) kinh tế kèm theo dân chủ hóa chính trị, nên đã xác lập một con đường riêng
và trở thành kim chỉ nam cho sự tăng trưởng của Trung Quốc. Đó là tự do hóa
kinh tế MỘT PHẦN, nhưng siết chặt chính trị.
Cụ
thể là, Trung Quốc cho phép tư nhân hóa một số ngành kinh tế, nhưng nhà nước
vẫn kiểm soát một số ngành mũi nhọn, liên quan nhiều tới an ninh quốc gia như
năng lượng, sản xuất vũ khí, viễn thông, ngân hàng… Một số ngành thì hỗn hợp có
cả tư nhân lẫn nhà nước, nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm thị phần lớn,
mang tính kiểm soát (kiểu ngân hàng hay viễn thông).
Về
mặt chính trị, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận, cấm mạng xã hội
nước ngoài, duy trì tường lửa, kiểm soát tôn giáo, giáo dục, xuất bản, lập hội,
hạn chế quyền bầu cử và ứng cử… Tức là có nới rộng chút ít so với thời Mao
nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ, kiềm chế tự do ở mức độ tuyệt đối an toàn cho sự
lãnh đạo của đảng Cộng ản. Điển hình là vụ thảm sát Thiên An Môn, là sự cảnh
cáo của đảng đối với dân chúng đặc biệt là giới trí thức (sinh viên).
Tóm
lại, mô hình Trung Quốc là cố gắng phát triển kinh tế nhưng kiểm soát chính
trị, không hoàn toàn như thời Mao hay Liên Xô trước Gorbachev. Công bằng mà
nói, Trung Quốc có nới rộng tự do, dân chủ nhưng ở mức hạn chế, đủ để duy trì
sự độc đảng và không còn là toàn trị tuyệt đối nữa. Việt Nam cũng đang theo con
đường đó nhưng mức độ thành công thì thua xa Trung Quốc, nên mới gọi là bản sao
lỗi.
Như
đã viết ở trên, doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc cũng đã được tự do kinh doanh
ở mức tương đối cao, tùy ngành, nhưng nguyên tắc chung là nhà nước phải kiểm
soát được họ. Tức là tự do trong khuôn khổ.
Với
mô hình kinh tế kiểu Trung Quốc hay Việt Nam, nửa dơi nửa chuột, nên doanh
nghiệp muốn giàu nhanh và rất giàu thì buộc phải cấu kết với quan chức chính
quyền. Do chính quyền độc đảng nó vậy. Vì thế doanh nghiệp càng giàu thì càng
có rủi ro vi phạm pháp luật, do sự cấu kết đó. Tất nhiên là cũng tùy ngành kinh
doanh mà cần cấu kết nhiều hay ít, kiểu như bán lẻ thì ít cần cấu kết hơn khai
khoáng hay bất động sản.
Về
mặt ngôn luận, các đại gia phải ngoan ngoãn ngậm mồm, nếu bi bô phê phán chính
quyền thì sẽ bị phong sát. Năm 2020, tỷ phú Jack Ma có cú “vạ miệng” đi vào
lịch sử. Tỷ phú này đã công khai chỉ trích hệ thống ngân hàng Trung Quốc là
“tiệm cầm đồ” tại Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Thượng Hải lần thứ 2. Jack Ma
là người có ảnh hưởng lớn mà dám phát ngôn như vậy là rủi ro tới quyền lực nhà
nước chuyên chế Trung Quốc. Cho nên đế chế của Jack Ma phải bị sụp đổ, cũng như
thảm sa’t Thiên An Môn, là sự răn đe của chính quyền với giới đại gia định ngo
ngoe lấn sân sang chính trị.
Phương
Tây, chủ yếu là Mỹ, cho rằng sự phát triển kinh tế ắt sẽ kéo theo sự nới rộng
dân chủ, vì thế nên họ đầu tư mạnh vào Trung Quốc và hy vọng điều đó sẽ diễn ra
ở Trung Quốc. Nhưng thực tế cho thấy rằng Trung Quốc có thể phát triển mà không
cần, hoặc ít cần nới rộng dân chủ. Việc phong sát Jack Ma là một dấu hiệu rõ
ràng.
Quay
lại câu hỏi của bạn: “Muốn cống hiến cho đất nước, nhưng khi phát triển lại
sợ có thế lực nào đó gây khó khăn… sợ như Jack Ma”.
Các
bạn sợ là đúng đó, nhưng nếu giàu có mà lại “không ngoan” như Jack Ma. Các bạn
xem anh Vượng có dám nói gì phê phán bộ máy đâu, dù chắc chắn phải có nhiều bức
xúc. Ngoài ra, doanh nghiệp hay doanh nhân còn một rủi ro khác là bị “đốt lò”
do cấu kết với quan chức, sẽ bị chết chung với quan chức bị thanh trừng. Vì thế
để hạn chế rủi ro, các bạn nên chọn những ngành kinh doanh ít phải cấu kết nhất
có thể như bán lẻ, làm thuê cho Tây kiểu outsource, FDI… nhưng sẽ vất vả và
không giàu nhanh được như các ngành cần cấu kết nhiều.
Còn
nếu các bạn muốn cống hiến trực tiếp hơn như tham gia bộ máy công quyền thì là
một câu chuyện khác, cần tố chất khác và đương nhiên là ở vị trí tốt, thăng
tiến nhanh, kiếm được tiền nhanh và nhiều (cả chìm lẫn nổi) thì sẽ đi kèm với
rủi ro “vào lò” cao, còn hơn cả Jack Ma!
Với
hiểu biết còn hạn chế của mình, thì bức tranh tương lai của Việt Nam là như
vậy. Có thể người khác, với tư tưởng khác, sẽ vẽ nên bức tranh khác, đẹp hơn,
thơ mộng hơn, bạn có thể lựa chọn hướng đi của mình cho phù hợp.
Với
những gì đã và đang diễn ra thì bạn có thể nhìn Trung Quốc để đoán ra tương lai
Việt Nam, độ trễ tầm 5-10 năm. Kinh tế Trung Quốc hiện tại đang có rủi ro suy
trầm, tập đoàn bất động sản Evergrande vừa bị tòa Hong Kong tuyên phá sản, sau
khi tập đoàn này phá sản tại Mỹ (đó là hai nơi mà Evergrande niêm yết cổ
phiếu). Nhưng Trung Quốc vẫn chưa cho phép họ phá sản tại đại lục, có lẽ sợ sự
đổ vỡ dây chuyền.
Hi
vọng bằng một phép màu nào đó, Việt Nam có được những sáng tạo riêng, mà tránh
được những đổ vỡ có thể xảy ra tại Trung Quốc! Nhưng nói gì nói, Việt Nam vẫn
còn ít bị siết ngôn luận và chính trị hơn Trung Quốc, bởi các bạn còn được dùng
Facebook, X… còn được hóng những dòng này. Thường quy luật là, sự chuyên chế
của nhà nước sẽ càng cao nếu dân trí chính trị càng thấp. Do đó nếu đa số các
bạn trẻ có hiểu biết và quan tâm đến chính trị hơn, thì sự chuyên chế sẽ giảm
bớt, đơn giản là do đông quá, đàn áp không xuể!
Đến
ngày nào đó, câu nói vạ miệng của Jack Ma lại trở nên quá bình thường, bởi vì
có triệu người nói và hiểu điều tương tự. Điều đó phụ thuộc vào chính các bạn
mà thôi.
No comments:
Post a Comment