Nguyên
Đại
27/04/2020
Tại sao lại có quá
nhiều sự việc liên quan đến quần đảo Trường Sa nơi mà tổng diện tích
đất đảo chỉ bằng khoảng một phần tư (1/4) diện tích Quận 1, Saigon?
Một vài câu trả lời như sau:
Trung Cộng
Toàn bộ quần đảo
Trường Sa dù tổng diện tích đất đảo khoảng 2 km2 nhưng trải rộng trên
một vùng biển có diện tích 425.000 km2, gần bằng tổng diện tích của
Việt Nam và Cambodia. Chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bao gồm
quyền hạn quốc gia trên địa phận, hải phận và không phận của toàn
bộ khu vực này.
Một con tem cổ của tôi
có lẽ không có mấy giá trị, nhưng nếu bạn đã có 5 trong số 6 con tem
trong bộ sưu tập, bạn sẵn sàng trả giá cao để mua con tem của tôi. Ví
dụ đơn giản đó làm dễ hiểu quan điểm: Quần đảo Trường Sa là “con
tem” rất quan trọng đối với Trung Cộng (TC) trong “bộ sự tập tem”, lúc
mà họ đã có: Hải Nam, Hoàng Sa, sự thuần phục của Việt Cộng (VC),
quan hệ giữa Duterte và ĐCS TQ, và người Malaysia gốc Hoa chiếm gần ¼
tổng dân số Malaysia và kiểm soát 70% nền kinh tế của nước này.
Nếu TC thiết lập chủ
quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa, họ có thể khống chế hoàn
toàn vùng biển Đông Nam Á, đường “lưỡi bò” coi như định vị và vươn
tới điểm xa nhất.
TC cần dự trữ một
cuộc chiến tranh để tìm kiếm sự ổn định nội bộ, bảo đảm thế độc
trị của ĐCS TQ, triệt tiêu những phe nhóm chống đối, duy trì sự lãnh
đạo của họ Tập sau những thay đổi, thất bại kinh tế, xung đột, và
đổ vỡ tham vọng “con đường tơ lụa” tiếp theo đại dịch từ virus Vũ
Hán.
Song song với việc
thành lập các huyện đảo Tây và Nam Sa, các công hàm chuyển đến Liên
Hiệp Quốc, có vẻ như TC đang chuẩn bị khung pháp lý, cho dù rất yếu
ớt và khiên cưỡng, cho một cuộc tấn công bất ngờ vào các đảo ở
Trường Sa vẫn còn nằm trong sự tranh chấp chủ quyền, nhất là các
đảo hiện do VN kiểm soát hiện nay.
Hoa Kỳ
Vấn đề là biển, không
phải đảo.
Các chiến lược gia Hoa
Kỳ, dĩ nhiên không đến nỗi quá diều hâu, hoặc “điên khùng”, để chiếm
cho bằng được một vùng đất đảo còn nhỏ hơn công viên Mile Square Park
thuộc quận Cam, California, chỉ có một vài nơi có nước ngọt, và giá
trị kinh tế trên đảo chủ yếu là… phân chim.
Hoa Kỳ sẽ không dính
tới tranh chấp giữa VC và TC về các đảo ở Trường Sa, chừng nào mà
hải phận và không phận quốc tế liên quan đến khu vực này không bị TC
lấn chiếm. Mục tiêu của Hoa Kỳ và Đồng Minh là bảo vệ sự bất khả
xâm phạm của vùng hải phận và không phận quốc tế như trong tình
trạnh hiện nay. Tranh chấp về các đảo đất, đá, cát, và rạn san hô
thuộc quần đảo Trường Sa là chuyện “16 chữ vàng và 4 tốt” của hai
đảng TC và VC.
Tuy nhiên, hiện Đài
Loan đang kiểm soát đảo Ba Bình, có diện tích nguyên thủy lớn nhất
trong số tất cả các đảo thuộc quần đảo Trường Sa; và Malaysia hiện
kiểm soát 5 cụm đảo khác ở đây. Trong khi, Đài Loan là đồng minh quân
sự với Hoa Kỳ; và Malaysia là đối tác chống khủng bố với Hoa Kỳ,
việc TC tấn công các đảo ở Trường sa không loại trừ khả năng xảy ra
một cuộc hỗn chiến tại đây khi các tàu chiến TC va chạm với các tàu
của Malaysia và Đài Loan trong cùng một khu vực.
Điều đó có vẻ như là
điều mà TC phải cân nhắc hiện nay, khi muốn chiếm toàn bộ các đảo ở
Trường Sa, chứ không phải là phản ứng của VC trên các đảo đang chiếm
giữ, trước một cuộc tấn công bất ngờ của TC.
Việt Nam
Tổng diện tích đất
đảo do Việt Nam kiểm soát là nhiều nhất so với các quốc gia khác
hiện tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Vùng biển nơi đây nơi
có nhiều cá, có nơi đã được khai thác du lịch, và được cho là có
trữ lượng về dầu khí.
VC không muốn mất luôn
các đảo ở đây, sau khi đã có những nhượng bộ đáng kể ở vịnh Bắc
Bộ, vui mừng khi TC chiếm Hoàng Sa năm 1974, và buộc các bộ đội làm
bia thịt khi TC chiếm đảo đá Gạc Ma. Tuy nhiên, họ đang gặp bế tắt
trong việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu để có thể bảo vệ các đảo
này, nếu như TC quyết định mở một cuộc tấn công đơn phương vào các
đảo hiện do VN kiểm soát.
Cũng nên nói một chút
về công hàm do Phạm Văn Đồng (PVĐ) ký năm 1958. Dù đã lan truyền trên
mạng xã hội nhiều năm, VC chưa bao giờ chính thức công nhận công hàm
này trước khi TC gởi văn bản này lên LHQ.
Tài liệu này được
khai sinh như thế nào? Tại sao cả VC và TC đều giữ tài liệu này trong
vòng bí mật, cho đến thời điểm hiện nay? Tại sao TC viện dẫn tài
liệu này 62 năm sau khi nó được ký? Tài liệu này có chút giá trị
pháp lý nào hay không, khi mà vào thời điểm PVĐ ký, ông và tổ chức
mà ông đại diện không có bất cứ một quyền hạn nào trên vùng biển
đảo được nói tới trong văn bản đó và đang trong sự tranh chấp hiện
nay?
Dù vậy, bất luận nội
dung các phán quyết như thế nào và được đưa ra vào lúc nào, vấn đề
đất đai biển đảo chưa bao giờ được giải quyết rốt ráo thông qua các
tổ chức của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Có quá nhiều bằng chứng về sự
bất khả của tổ chức này. Chỉ tính riêng trong quan hệ giữa TC và VC
thôi, LHQ đã có biện pháp gì khi TC bất ngờ tấn công VC vào năm 1979
và tàn sát nhiều người VN vô tội? LHQ đã giải quyết như thế nào khi
VC đem quân sang Cambodia và trú đóng ở đó trên 10 năm? LHQ đã giải
quyết như thế nào, khi TC chiếm Gạc Ma, thảm sát 64 binh sĩ VN ở đây?
Câu hỏi tự nó phẳng mặt như câu trả lời.
Ngay cả các tòa án
quốc tế cũng không có khả năng bảo đảm các phán quyết của họ phải
được thực thi. TC hiện vẫn đang kiểm soát bãi cạn Scarborough nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines và cách TQ hơn
800 Km, bất chấp phán quyết vào tháng 7-2016 của Tòa Trọng tài Quốc
tế, bác bỏ các yêu sách của TC trên biển Đông về đường chín đoạn.
Chỉ có một cách duy nhất để giữ biển đảo và chủ quyền đất
nước VN là trở thành đồng minh của Hoa Kỳ, như cách mà người Nhật,
Đài Loan, Nam Hàn đã và đang làm. Tuy nhiên, cần nhiều năm chuẩn bị cho lộ trình này. Việt Nam
cần 7 năm cho Hiệp Định Thương Mại Việt Nam và Liên Minh Âu Châu (EVFTA),
ít nhất VN cần gấp đôi thời gian đó để trở thành một đồng minh quân
sự toàn diện với Hoa Kỳ. VC đã bỏ lỡ nhiều cơ hội cho việc này, ít
nhất là một vào năm 1995, khi hiệp ước bình thường hóa quan hệ
Việt-Mỹ được ký kết.
Virus Vũ Hán đẩy TC
vào sự chọn lựa phải thực hiện giấc mơ Đại-Hán, bây giờ hoặc là
không bao giờ. Tương tự, VC cũng phải quyết định trở thành đồng minh
của Hoa Kỳ, bây giờ hoặc là không bao giờ.
Tuy nhiên, VC lại không
quyết tâm chọn lộ trình đó, vì muốn vậy, hệ thống chính trị phải
được cải tổ có thể làm ảnh hưởng tới vị thế độc trị của ĐCS VN.
Mặt khác, với “chiếc gậy và củ cà rốt”, vừa xâm lấn vừa “bốn
tốt”, vừa phá hoại kinh tế vừa cho vay làm dự án, vừa “đấm mõm”
các quan chức VC, vừa thiết lập các bẫy nợ, TC đẩy “con thỏ VC” sâu
vào chiếc rọ có dán nhãn “chư hầu”.
VC dường như đã quá
trễ cho một lộ trình bình an đưa đất nước thoát ra khỏi sự kiềm chế
và uy hiếp của TC, đang lẩn quẩn trong bế tắt và chờ đợi một cơn
sóng thần.
No comments:
Post a Comment