NGÀY
28/04/2020
BÀI MỚI
*
*
·
Đồng bằng sông Cửu Long chống chọi với hạn, mặn và đập thủy điện
Trung Quốc (RFI) -
Thu Hằng - Do dịch Covid-19, sự chú ý của công luận đối với tình trạng hạn hán và nước biển xâm lấn ở đồng bằng sông Cửu Long (Mêkông) đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Theo báo mạng Le Courrier du Vietnam (14/02), vào tháng 02/2020, khoảng 79.700 hộ trong khu vực không có nước sạch sử dụng hàng ngày. Nhiều xe bồn đã được huy động chở nước cung cấp cho khoảng 40.000 hộ dân ở những khu vực xa xôi nhất thuộc các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau và Trà Vinh.
Thu Hằng - Do dịch Covid-19, sự chú ý của công luận đối với tình trạng hạn hán và nước biển xâm lấn ở đồng bằng sông Cửu Long (Mêkông) đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Theo báo mạng Le Courrier du Vietnam (14/02), vào tháng 02/2020, khoảng 79.700 hộ trong khu vực không có nước sạch sử dụng hàng ngày. Nhiều xe bồn đã được huy động chở nước cung cấp cho khoảng 40.000 hộ dân ở những khu vực xa xôi nhất thuộc các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau và Trà Vinh.
·
Trung Quốc vi phạm luật quốc tế khi đặt tên cho các thực thể ở
Biển Đông (RFI) - Thanh Phương - Trong
cuối tuần qua, Trung Quốc đã đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông, vùng biển
đang tranh chấp nhưng Bắc Kinh khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ. Theo các nhà
phân tích được tờ South China Morning Post trích dẫn hôm nay, 27/04/2020, việc
đặt tên này có thể là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế và sẽ gặp sự chống
đối mạnh từ phía các nước ASEAN. Theo nhật báo Hồng Kông, việc các nước hay các
nhà hải dương học đặt tên cho những thực thể địa lý là chuyện hoàn toàn có thể
chấp nhận được. Nhưng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển quy định là các quốc
gia không thể đòi chủ quyền trên các thực thể dưới đáy biển, trừ phi những thực
thể đó nằm trong phạm vi 12 hải lý của một thực thể đất liền.
·
Philippines: Bắc Kinh dùng viện trợ chống dịch Covid-19 để
ngăn chặn các chỉ trích về Biển Đông? (RFI) - Trọng Nghĩa - Một chuyên gia về luật hàng hải
Philippines, vào hôm nay 27/04/2020, cáo buộc Trung Quốc sử dụng việc trợ
giúp các nước khác chống dịch Covid-19 để tránh né việc họ bị chỉ trích về
những hành động lấn lướt liên tục ở Biển Đông. Lời cáo buộc đã lập tức
bị ngoại trưởng Philippines đã bênh vực Trung Quốc và bác bỏ cáo buộc
này. Theo ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng Hải và Luật Biển
Philippines, Bắc Kinh đã lợi dụng lúc các quốc gia tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông phải đối phó với dịch bệnh để liên tiếp tung ra những thủ đoạn gia
tăng quyền kiểm soát Biển Đông.
·
Biển
Đông: VN đã biết được 'ai là bạn thân, ai là đối tác' (BBC) - Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói
VN đã nhận thức rõ ràng về ‘bạn, bạn thân’ qua những gì xảy ra trên Biển Đông
trong đại dịch Covid-19.
·
'Công hàm
1958 không công nhận chủ quyền TQ với Hoàng Sa và Trường Sa' (BBC) - Nhà nghiên cứu Raul Pedrozo, chuyên gia luật
quốc tế từng làm việc cho Hải quân Mỹ, nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958
không cho thấy Việt Nam từ bỏ Hoàng Sa và Trường Sa.
·
Cuộc chiến chấm dứt 45 năm trước qua cái nhìn của du học sinh!
(RFA) - Đã 45 năm đi qua kể từ
khi Việt Nam kết thúc chiến tranh; thế nhưng những tranh cãi về bản chất của
ngày 30/4/1975 vẫn chưa có hồi kết. Có người gọi đó là ngày “mất nước”, bên thì
hân hoan ăn mừng kỷ niệm ngày “giải phóng miền Nam”.
·
30/04: Trí
thức HN nói 'Làm gì viết gì cũng phải nghĩ đến miền Nam' (BBC) - Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn nghĩ về
vai trò và giá trị của văn hóa miền Nam trước 1975 cho tương lai Việt Nam.
·
Phóng
viên Đằng Giao: '30/4 nhắc nhở tôi là không bao giờ tuyệt vọng' (BBC) - Phóng viên Đằng Giao, hiện ở Nam
California, nói không thể nào quên được những gì xảy ra ngày 30/4, và cái ngày
lịch sử này nhắc anh 'là không bao giờ tuyệt vọng.'
·
30/04:
Người Chăm, người sắc tộc miền Trung và Cuộc chiến VN (BBC) - Ý kiến nói trong lịch sử, những người chiến
thắng luôn nhanh chóng lãng quên quyền lợi của các sắc dân thiểu số, hoặc ban
phát với thái độ kẻ cả.
·
Facebooker bị án 18 tháng với cáo buộc xuyên tạc vụ Đồng Tâm
(RFA) - Một trong những cáo buộc
là ông này ‘xuyên tạc làm mất uy tín của cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang’
trong vụ đụng độ giữa công an và người dân tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội ngày 9 tháng 1 vừa qua.
·
Quyền tự do biểu đạt tại Việt Nam bị giằng co giữa chính phủ Hà
Nội và Facebook! (RFA) -
Thời gian qua, chính quyền Việt Nam liên tục dùng nhiều biện pháp, và đã thành
công trong việc buộc Facebook hợp tác ngăn chặn các tiếng nói đối lập. Người
dùng Việt Nam sử dụng Facebook bị tác động thế nào khi tìm đến nguồn tin độc lập
hay lên tiếng bày tỏ chính kiến của họ? Liệu chính phủ Việt Nam có đủ khả năng
thay thế Facebook bằng một mạng xã hội do trong nước phát triển?
·
Yêu cầu nhân sự Trung ương khóa XIII của ông Trọng: “Sự chỉ đạo
cũ rích!” (RFA) - Bài viết của Tổng Bí
thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội
XIII của Đảng CSVN được truyền đi vào ngày 26/4. Một số những người quan tâm
chính trường Việt Nam nhận xét gì về nội dung bài viết mới nhất này của ông Trọng?
·
Sẽ không tham nhũng tiền hỗ trợ dịch vì sợ ‘nhục’? (RFA) - Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội cảnh
báo cán bộ đừng tham nhũng gói cứu trợ 62 ngàn tỷ. Theo lời ông này vì làm như
thế là nỗi nhục của cán bộ.
·
Không khởi tố vụ Giám đốc BV Gò Vấp bị tố đầu cơ khẩu trang
trong mùa dịch (RFA) -
Công An quận Gò Vấp ngày 27/4 ra thông báo không khởi tố vụ án hình sự vụ giám
đốc Bệnh viện quận Gò Vấp bị cho là gom khẩu trang bán kiếm lời trong mùa dịch.
·
Thầy trợ bị phạt 5 triệu
đồng (BoxitVN) - Đỗ Thành Nhân - I. Thầy
Trợ Tôi xin được gọi thầy Trợ với một sự kính trọng, chân tình của thầy trò; mặc
dù Thầy chưa dạy tôi một tiết học nào. Đó là thầy giáo nghỉ hưu Trần Đình Trợ ở
thị trấn Phổ Châu, huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; trong bài viết này từ
“Thầy” viết hoa là nói về thầy Trần Đình Trợ.
·
Có phải tin tặc Việt Nam đã nhắm vào chính phủ Trung Quốc để lấy
thông tin về COVID-19? (RFA) - Bài viết này tìm hiểu sự phát triển lịch sử của nhóm hacker APT32 và
những cáo buộc nhóm này có liên quan đến chính phủ Việt Nam.
·
Nhiều địa phương đón khách du lịch trở lại (RFA) - Nhiều địa phương tại Việt Nam bắt đầu cho
phép tổ chức đón khách tham quan, du lịch trở lại sau thời gian phải ngưng hoạt
động vì dịch COVID-19.
·
Sắp mở phiên xử sơ thẩm các cựu lãnh đạo, cán bộ Thành phố Đà Nẵng
(RFA) - Toà án Nhân dân Cấp
cao tại Hà Nội sẽ mở phiên xử phúc thẩm 21 bị cáo gồm hai cựu Chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân Thành phố Đà Nẵng và ông Phan Văn Anh Vũ trong vụ án "Vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và
"Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” vào ngày 4/5 tới đây.
·
Nguyên Chủ tịch Petroland Ngô Hồng Minh bị truy nã (RFA) - Cơ quan An ninh điều tra ra quyết định truy
nã đối với ông Nguyễn Hồng Minh, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần
Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland).
·
Bắt đầu phiên xử Hà Văn Thắm trong vụ án thứ ba liên quan đến
Oceanbank (RFA) - Ông Hà Văn Thắm,
nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank và 7 đồng phạm hôm 27/4, vừa bị Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm về tội “Vi phạm quy định về
kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
·
Đôi khi ta lắng nghe ta
(Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 90) (BoxitVN) - Tương Lai “Ngày tháng nào đã ra đi khi ta
còn ngồi lại”*. Vâng, ngồi lại để tự nhốt mình tĩnh lặng trong căn phòng vắng vẻ
thoáng đãng giừa mùa đại dịch, để mà mông lung suy nghĩ về “nỗi buồn đang bay
đi theo cánh của thời gian” từ sự chiêm nghiệm của La Fontaine trong “Con cáo
và chùm nho” từng in đậm trong tuổi thơ tôi. Bỗng thoáng gợn lên một ám ảnh từng
chìm sâu trong tâm tưởng từ sức huyễn hoặc của giai điệu Trịnh “Ôi tiếng buồn
rơi đều, Nhìn lại mình, Đời đã xanh rêu” để rồi viết trong lời cám ơn bạn bè
thân quý về những lời chúc mừng nhân sinh nhật thứ 85
·
Cục Di sản đề nghị Hà Nội tìm cổ vật bị mất trộm (RFA) - Cục Di sản , Bộ Văn hóa đề nghị Sở Văn hóa
Hà Nội truy tìm một loạt cổ vật bị mất cắp ở 4 di tích tại huyện Thanh Oai và
tăng cường phương án bảo vệ tại các di tích này.
·
PV Oil lỗ hơn 500 tỷ trong quý I (RFA) - Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) vừa công
bố quý I với khoản lỗ hơn 530 tỷ đồng do bị ảnh hưởng bởi biến động giá xăng dầu
thế giới.
·
Việt Nam sắp xuất khẩu vải thiều sang Nhật (RFA) - Việt Nam dự kiến xuất khẩu lô vải thiều
tươi đầu tiên sang Nhật Bản vào cuối tháng 5 năm nay.
·
Tổ chức Y tế Thế giới lo ngại tình trạng trẻ em không được tiêm
chủng đầy đủ do dịch bệnh COVID-19 (RFA) - Theo số liệu được UN công bố, trên cả thế giới hiện có hơn 117 triệu
trẻ em có nguy cơ bị bỏ lỡ tiêm phòng sởi do đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng
không phải là ngoại lệ khi tỷ lệ tiêm chủng đã bắt đầu sụt giảm
·
Thomas Friedman: ‘Trung
Quốc vớ phải Trump là đáng đời’ (BoxitVN) - Donald Trump không phải là Tổng thống Mỹ đáng có nhưng chắc chắn ông
ta là Tổng thống Mỹ mà Trung Quốc đáng phải chịu", nhà bình luận Thomas
Friedman của The New York Times viết. Trần Mạnh Hà dịch - Dưới đây là bài bình
luận của Friedman đăng trên New York Times ngày 21/5 với nhan đề “China
Deserves Donald Trump” (Trung Quốc gặp Donald Trump là đáng đời). Người đồng
hành xin đăng bản dịch bài bình luận.
·
Điều tra độc lập về Covid-19 : Trung Quốc dùng đòn kinh tế dọa
Úc (RFI) - Thanh Hà - Đại sứ
Trung Quốc tại Canberra, Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) cảnh báo : Du khách
và sinh viên Trung Quốc sẽ tẩy chay Úc nếu chính quyền Canberra yêu cầu mở điều
tra về Covid-19. Cảnh báo trên được đưa ra khi đại sứ Trung Quốc tại Úc trả lời
phỏng vấn của báo tài chính Australian Financial Review ngày 26/04/2020. Đây là
dấu hiệu mới nhất cho thấy quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra tiếp tục xấu đi.
Hôm 19/04/2020, trên đài truyền ABC, ngoại trưởng Marise Payne tuyên bố
Canberra tán đồng kêu gọi của Washington về một cuộc điều tra độc lập liên quan
đến nguồn gốc virus corona và cách Bắc Kinh xử lý khủng hoảng khi dịch bệnh vừa
bùng phát
·
Virus corona : Các nước có thể kiện Trung Quốc ra tòa ?
(RFI) - Thụy My - Giấu diếm thực
tế về khả năng giết người hàng loạt của virus corona chủng mới, Bắc Kinh phải
chịu trách nhiệm rất lớn trong việc để cho đại dịch lan ra toàn thế giới. Nhưng
làm thế nào buộc được Trung Quốc bồi thường thiệt hại ? Hơn 200.000 người trên
thế giới đã thiệt mạng vì con virus xuất phát từ Vũ Hán, những cái chết tức tưởi
trong cô đơn, đau đớn…trong đó có những tài năng còn có thể cống hiến cho đời.
·
Bị chỉ trích, Trung Quốc thông báo tịch thu 89 triệu khẩu trang
kém chất lượng (RFI) -
Minh Anh - Chính quyền Bắc Kinh ngày 26/04/2020 cho biết đã tịch thu khoảng 89
triệu khẩu trang không đúng tiêu chuẩn. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh
chính sách « ngoại giao khẩu trang » của Trung Quốc bị sứt mẻ vì tai tiếng khẩu
trang xuất khẩu kém chất lượng.
·
Virus
corona: Các thuyết âm mưu 'chọi nhau' từ Mỹ và TQ (BBC) - Các thuyết âm mưu về Covid-19 đã lan truyền
trên mạng kể từ những ngày đầu của đại dịch.
·
Boris
Johnson kể lại trải nghiệm 'vật lộn với Covid-19' (BBC) - Trở lại làm việc ở London, Thủ tướng Anh
kêu gọi dân tuân thủ phong tỏa và kể trải nghiệm cá nhân vật lộn với virus
corona.
·
Covid-19
ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ? (BBC) - Tại sao trong đại dịch virus corona, nam giới
lại chết nhiều hơn phụ nữ và phụ nữ bị tác động về kinh tế nặng nề hơn đàn ông?
·
Virus
corona: Nhiều tiểu bang Mỹ bắt đầu dỡ lệnh phong tỏa (BBC) - Từ tuần này, một số người dân ở Mỹ có thể
đi đến nhà hàng, rạp chiếu phim và tiệm nail.
·
VNTB – Ngoại giao Trung Quốc nhe nanh bảo vệ phản ứng với virus
corona (VNTB) - Anh Khoa dịch (VNTB) –
Từ châu Á đến châu Phi, từ London đến Berlin, bất cứ khi nào bị buộc tội không
hành động nhanh chóng để ngăn chặn đại dịch virus corona, Trung Quốc luôn có phản
ứng ngoại giao nảy nửa. Họ thuộc thế hệ ngoại giao “Chiến binh sói” mới, được đặt
tên theo một bộ phim bom tấn yêu nước có đặc công Trung Quốc tay không tiêu diệt
các nhân vật phản diện Mỹ ở Châu Phi và Đông Nam Á
·
VNTB – Mục tiêu Tập Cận Bình trong đại dịch: kiểm soát tất cả?
(VNTB) - Diễm Mi (VNTB) – Chế độ
do Tập Cận Bình lãnh đạo tìm cách tăng cường chiến lược tại các quốc gia bị suy
sụp kinh tế sau đại dịch Covid-19. EU chịu áp lực từ Trung Quốc và buộc phải bớt
gay gắt trong bản báo cáo về Covid-19. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng thương mại
mà Bắc Kinh áp đặt lên các nước. Tập Cận Bình tận dụng đại dịch Covid-19 như là
cơ hội để định hình các hình thức quan hệ với các quốc gia mà nền kinh tế đang
suy yếu. Với ngoại giao khẩu trang, đã khiến kế hoạch gây ảnh hưởng của Bắc
Kính đối các quốc gia trở nên đơn giản, giá rẻ và hiệu quả hơn. Rõ ràng nhất là
giúp Tập Cận Bình xoa dịch chỉ trích trong nước và làm sạch lại hình ảnh sau những
sai lầm trong xử lý dịch bệnh thời kỳ ban đầu
·
VNTB – Tổ chức y tế Trung Quốc – CHO? (VNTB) - Ngân Bình dịch (VNTB) – Nếu Tổ chức Y tế Thế
giới là mũi nhọn trong chính sách y tế quốc tế và ứng phó với dịch bệnh một
cách hiệu quả, thì tổ chức này phải theo đuổi cải cách sâu rộng nhằm mục đích mở
rộng quyền tài phán và quyền hạn. Điều đó không xảy ra trừ khi và cho đến khi
WHO xây dựng lại uy tín của mình, bắt đầu với lãnh đạo mới
·
Bắc Kinh tung video khen việc giúp Manila chống Covid-19:
Dân Philippines giận dữ (RFI) - Trọng Nghĩa - Để ca ngợi sự giúp đỡ mà Trung Quốc đã dành
cho Philippines trong công cuộc chống dịch Covid-19 và tình hữu nghị
đoàn kết giữa hai nước, đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã cho
thực hiện và công bố hôm 24/04/2020 một videoclip âm nhạc bằng tiếng
Hoa và tiếng Tagalog, ngôn ngữ chính của Philippines. Thế nhưng clip
video tuyên truyền mang tựa đề song ngữ Iisang Dagat (Hải Đích Na Biên),
tạm dịch là “Một biển”, đã bất ngờ bị rất nhiều người Philippines
phản đối và đả kích, xem đấy là một âm mưu của Bắc Kinh nhằm khẳng
định chủ quyền Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông trong đó có các
vùng biển của Philippines
·
Bắc Triều Tiên: Em gái Kim Jong Un có khả năng kế nhiệm anh
trai ? (RFI) - Mai Vân - Theo những
tin đồn đoán càng lúc càng nhiều từ vài ngày nay, tình trạng sức khỏe của
lãnh đạo Bắc Triều Tiên rất nghiêm trọng và vấn đề thừa kế đang được đặt ra.
Ngay từ hôm 23/04/2020, khi các thông tin về sức khỏe của Kim Jong Un mới
xuất hiện trên báo chí Mỹ và Hàn Quốc, nhật báo Công Giáo Pháp La
Croix đã đặt ngay câu hỏi « Ai có thể kế nhiệm Kim Jong Un ? » và cho
rằng hiển nhiên đó là cô em gái 33 tuổi Kim Yo Jong của đương kim lãnh
đạo Bắc Triều Tiên
No comments:
Post a Comment