Nguyễn Giang - BBC
28
tháng 4 2018
Câu
chuyện hàng chục khu du lịch, khách sạn lớn đã bịt gần hết lối xuống biển dọc
đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa ở Đà Nẵng đã được Bí thư Trương Quang Nghĩa hứa
giải quyết hôm 27/04/2018, theo báo Việt Nam.
Đà Nẵng bùng nổ xây cất
để thành một đô thị hiện đại nhưng đang có vấn đề về quyền ra biển của
dân. YE AUNG THU
Nhưng
câu chuyện này, và những chuyện kỳ quái ở cả Hà Nội và một số đô thị Việt
Nam về chuyện ‘cụ già phải trèo tường vào nhà riêng’ vì hàng xóm bịt lối cho
thấy ở Việt Nam quyền có lối đi chưa được tôn trọng.
Hồi
tháng 07/2015, TS Nguyễn Sĩ Dũng có viết trên báo Việt Nam nói, “quyền tiếp cận
bãi biển là quyền đương nhiên của mỗi người dân Việt Nam”.
“Lý
do đơn giản là vì ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Một quyền như vậy
chưa chắc đã là đương nhiên ở nhiều nước trên thế giới. Lý do cũng đơn giản là
vì quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai được công nhận ở các nước đó.”
Có
thể chuyện “sở hữu tư nhân” gây ra việc chặn lối ra biển mà TS Dũng xảy ra ở
những nước châu Á, châu Phi nào đó mà tôi không rõ.
Lối đi công cộng
Còn
sau nhiều năm sống ở châu Âu, tôi chưa thấy ở một quốc gia nào thuộc EU mà lại
có ai đó dùng quyền chủ đất để chặn lối đi công cộng, gọi là ‘public path’.
Lối qua rừng của chủ
tư nhân tại Kent. Ảnh: Nguyễn Giang
Nói
ngắn gọn thì bạn có thể đi bộ tới mọi ngọn núi, bãi biển, đi xuyên qua tất cả
các cánh đồng, rừng cây, đầm lầy trên cả châu Âu.
Quyền
tự do đi qua (freedom to trespass) không cho chúng ta tự ý leo trèo, dẫm đạp
lên ruộng vườn làm hỏng hoa màu mà chỉ đi trên lối đã quy định.
Ở
Anh, có khá nhiều rừng là của tư nhân, hoặc thuộc các khu bảo tồn do hội đồng
địa phương quản lý, và việc đi xe hơi qua sẽ bị cấm.
Nhưng
mọi cánh rừng ở Anh, của tư cũng như của công luôn có lối đi bộ (public foot
path) được đánh dấu màu trên cây để người dân, du khách qua lại.
Quyền
đi qua của công chúng (public rights of way) có từ luật La Mã và sau sang thời
Anglo-Saxon thuộc phần gọi là ‘Law of Tort’ ở Anh.
Còn
nếu hai mảnh đất cạnh nhau đều của chủ tư nhân cho người hàng xóm hưởng quyền
tiếp cận ruộng đất, điền sản của mình.
Bán
nhà, bán đất cho ai đó mà lại chặn lối vào để họ không tiếp cận nhà đất một
cách an toàn, hợp lý, sẽ vi phạm luật.
Anh
Quốc chỉnh sửa lại luật này năm 1992, gọi là ‘Access to Neighbouring Land
Act’.
Vì
thế, chuyện láng giềng bịt lối ra vào nhà của người khác như ở Việt Nam là
hành vi phi pháp.
Lối đi qua rừng có dấu
trên cây ở Kent, Anh Quốc. NGUYEN GIANG
Nói
riêng đến quyền tiếp cận bãi biển, ngoài quyền tự do đi bộ qua lại mọi mảnh đất
mà không gây phiền nhiễu vốn có từ hàng trăm năm Anh Quốc và EU gần đây ngày
càng tăng quyền cho công chúng hưởng các lợi ích công cộng.
Hồi
2015, EU ra luật làm sạch các bãi biển, và theo đó, gây ô nhiễm biển tức là
xâm hại đến lợi ích công cộng của người dân vốn có quyền ra biển, tắm biển, sưởi
nắng, chơi thể thao không phải trả tiền.
Cao
hơn nữa về nhân quyền và các quyền hưởng lợi ích công, gồm thiên nhiên, rừng,
biển là quy định về người khuyết tật.
Ngay
từ 2005, EU đã ra quy định quyền của du khách khuyết tật (Rights of Tourists
with Disabilities), trong đó ghi rõ các chủ sở hữu công và tư của các điểm du lịch,
gồm bãi biển, rừng cây, danh lam thắng cảnh phải cung cấp lối đi vào các nơi đó
cho người ngồi xe lăn.
Xin
nhắc đây là lối đến các điểm đó (access to the sites), chứ không phải là lối đi
qua cả một vùng núi non. có thể trắc trở.
Lối
đến tất nihên phải đủ điều kiện an toàn để xe chở người khuyết tật tới được.
Hướng
dẫn có hình xe lăn cần được để ngay lối vào các khu rừng, lối xuống bãi biển.
Trong
một văn bản của Liên hiệp châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh Gothenburg tháng
2/2018, người ta nhấn mạnh lại quyền tiếp cận “các dịch vụ giúp có cuộc sống
tốt, gồm nguồn nước, vùng núi có không khí trong lành, bãi biển, sông hồ”, bất
kể sở hữu của ai.
Điều
này không chỉ hạn chế hơn nữa quyền sử dụng toàn bộ của các chủ xây dựng những
công trình có thể chắn lối, mà còn buộc họ phải tạo điều kiện để có lối đi an
toàn tới các địa điểm đó.
Tôi
không sống ở Mỹ nhưng biết rằng về cơ bản, quyền đi qua còn gọi là ‘quyền tung
tăng chạy nhảy’ (rights to roam) bên đó có cùng gốc với Anh.
Bãi biển Đà Nẵng.
HOANG DINH NAM
Hồi
2017, một tòa ở California ra lệnh cho tỷ phú Vinod Khosla không được chặn lối
ra bãi biển Martins Beach sau khi ông ta mua bất động sản ở đây.
Việc
ông Khosla tự dựng lên biển ‘cấm đi qua’ bị tòa cho là bất hợp pháp, trái với
luật của tiểu bang California vốn đã ghi rằng công chúng luôn có quyền ra bãi
biển câu cá, tắm và nghỉ ngơi ở diện tích ‘tới bề rộng của ngấn thủy triều
lên’.
Câu
chuyện khách sạn xây bịt lối ra biển ở Đà Nẵng, Phú Quốc hay nơi khác cho thấy
việc diễn giải và áp dụng luật tại Việt Nam đang có vấn đề.
Chưa
cần nói đến luật Việt Nam thì Điều 13 của Hiến chương Nhân quyền LHQ ghi rõ
quyền đi lại, di chuyển tự do của mọi con người, miễn sao không ảnh hưởng đến tự
do của người khác.
Nhân
quyền về cơ bản cần được hiểu là quyền quan trọng giúp cho cuộc sống có chất
lượng hơn, chứ không phải lúc nào cũng là chuyện chính trị.
Vì
thế, nếu cấp phép cho các cơ sở kinh doanh xây cất bịt lối như vậy, chính quyền
địa phương hẳn đã vô tình tiếp tay cho việc hạn chế nhân quyền của dân.
Trước
khi nhắc đến quyền tiếp cận biển của ‘toàn dân’, ta thấy các cá nhân, gồm cả
du khách, cả người khuyết tật, có thể kiện các ‘chúa đất’ chắn biển.
Đà
Nẵng đang trên đà phát triển tốt nên việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về
bãi biển sẽ chỉ giúp thành phố có tiếng tốt trong nước và trên trường quốc tế.
Chính
quyền cần giải quyết vụ ‘bịt lối’ này trước khi nó bị đưa vào các guidebook như
Lonely Planet.
No comments:
Post a Comment