Hôm
nay là ngày giỗ Vua Hùng. Trưa, bỗng đọc thấy một tin vơ đết (xem ảnh dưới bài)
hơi lạ, ngẫm nghĩ, chắc cũng phải xin ý kiến lâu để đăng cái tin “nhạy cảm”
này. Bản tin viết: Việt Nam lên án Trung Quốc cài thiết bị gây nhiễu sóng ở Trường
Sa…”
Mấy
hôm trước, tôi lưu ảnh những gương mặt ngư dân nhìn rất ám ảnh, nhìn thương ơi
là thương. Đôi lúc, lấy ra nhìn, thở dài, đau cả ngực, rồi lại đem cất vô. Viết
gì bây giờ, nói hoài cũng thế mà thôi. Nhưng những nét mặt đàn ông sạm nắng đó
và cái tên Hoàng Sa vẫn không buông tha tôi. Đây, Lưu văn Lý, người thuyền trưởng
đánh bắt cá trên lãnh hải mình bị Hải quân Inđonesia bắt, ra tòa, anh yêu cầu mở
định vị để chứng minh mình vô tôi thì tòa Inđonesia từ chối. Uất ức, bất lực tận
cùng, anh… xin ở tù ngay cho mau để còn về nhà. Còn đây gương mặt mấy bạn trẻ
ngư dân vừa bị tàu TQ đâm chìm gần ngư trường Hoàng Sa, may còn giữ mạng mà về
với cha mẹ, vợ con. Hội nghề cá kêu la thống thiết không thấy mấy báo đăng. Mạng
XH thì dành hết chú tâm cho ông Trần Khánh Dư và “cà phê pin” (từ đầu mình đã
không tin là có mục đích làm cà phê pin, giờ hiểu để giả hồ tiêu, thiên hạ vui
vì chuyện giật gân chỉ hại tàn đời ngành cà phê).
Mấy
hôm nghe người ta muốn thâu tóm đất dọc bờ biển Quảng Ngãi cả đất đảo Lý Sơn
làm resort với sân golf, thực tình chỉ còn biết kêu trời. Lý Sơn, rốt cuộc,
làm… hết 9 phương cũng không tha cho phương này. Lý Sơn, nơi cha ông mình khai
phá bao đời, bọn họ biết không, đất đó “linh” lắm. Tôi lại lấy bức ảnh những
ngư dân trẻ Lý Sơn trong buổi lễ khao lề thế năm qua, lễ hội nhớ thời tiễn đưa
những binh phu ra đảo Hoàng Sa. Thắt ruột nhớ là một binh phu của đội “hùng
binh Hoàng Sa” khi nhận lịnh triều đình ra đi, mỗi người đều mang theo: một đôi
chiếu, bảy nẹp tre, bảy sợi dây mây để sẵn sàng khi hi sinh thì đồng đội bó xác
thả trôi trên biển. Hồn họ còn trôi quanh quất đảo, tiếp tục giữ đảo, giữ biển
quê hương.
Tôi
ngồi nghĩ miên man. Ai là người khổ nhất hiện nay? Theo tôi là… ngư dân. Nhiều
nước ngần ngại mua thủy hải sản VN sau những đợt thẩm định trực tiếp thấy vẫn
nhiều kim loại năng. EU giơ thẻ vàng, dọa thẻ đỏ nếu không chấm dứt đánh bắt bất
hợp pháp và nhà nước buộc ngư dân ký cam kết. Vừa đọc thấy tin, Trung Quốc cấm
hẳn ngư dân Việt Nam đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa và nhà nước mình thì khuyến
khích ngư dân cứ tiếp tục ra Hoàng Sa mà nhớ đi từng đoàn (chết, chìm người này
còn người khác?).
Những
ngày 30/4, với khả năng hạn chế, chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” tiếp tục giúp
xây nhà cho cựu binh Hoàng Sa, trung sĩ trọng pháo Lê văn Mỹ ở Mỹ Hiệp, An
Giang và anh Mỹ sẽ mừng nhà mới ngày 28/4. Những người hi sinh năm xưa và những
ngư dân dũng cảm ra khơi bây giờ đều sống và bảo vệ Hoàng Sa. Ngày 30/4, ta gọi
là ngày thống nhất đất nước, làm sao quên được Hoàng Sa với Trường Sa, những mảnh
máu thịt của Việt Nam mình vẫn còn đang bị tạm chiếm?
Hình : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10156531465346122&set=pcb.10156531468976122&type=3&theater
No comments:
Post a Comment