Tin
Việt Nam
Tin Biển Đông
Báo
Thanh Niên đưa tin: Tàu cá Quảng Ngãi bị 2 tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa.
Tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 90332 TS đã bị hai tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 45103 và
46001 đâm chìm vào khoảng 8 giờ sáng ngày 20/4. Trước đó, ngày 22/3, con tàu 45103 này, cùng với tàu 46106 của
Trung Quốc đã từng đâm chìm tàu cá QNg 90045 của ngư dân Đặng Tằm và tàu cá QNg
90440 của ngư dân Đặng Bi.
Trong
khi ngư dân VN bị tàu Trung Quốc tấn công, thì hai tàu CSB 8003, CSB 8004 của Bộ
tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1, thuộc Hải quân Việt Nam, đang cùng với Trung Quốc, kiểm tra liên hợp nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ. Cảnh sát
biển hai nước Việt – Trung “kiểm tra, giám sát tàu thuyền của ngư dân khai
thác thủy hải sản, duy trì trật tự trong khu vực đánh bắt
chung; tuyên truyền về quy chế hoạt động, ứng xử trên biển“.
Báo
Giáo Dục Việt Nam có bài: Trung Quốc âm mưu thắt chặt thêm thòng lọng lưỡi bò ở Biển
Đông. Dẫn nguồn từ báo SCMP, cho biết, giới nghiên cứu Trung Quốc đề xuất
đường lưỡi bò mới, nối liền 9 nét đứt, đường này “sẽ bắt đầu từ vị trí
cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, đi về phía Nam vào vùng biển (đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, Indonesia) Malaysia, Philippines và kết
thúc ở phía Đông Nam đảo Đài Loan”.
Trong
cái “lưỡi bò” nhằm mục đích thâu tóm Biển Đông, Trung Quốc “sẽ đòi hỏi
quyền đánh bắt cá, khảo sát và khai thác dầu khí hoặc tài nguyên khoáng sản,
cho đến việc xây dựng các căn cứ quân sự với các cảng nước sâu, sân bay”.
Mời
đọc thêm: Tàu cá Quảng Ngãi bị rượt đuổi, tông chìm ở Hoàng Sa (ĐV). – Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm ở Hoàng Sa (LĐ).
– Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm, cướp tài sản gần
Hoàng Sa (RFA).
Đồng Tâm sau một năm
Thứ
Bảy vừa qua, một nhóm các nhân sĩ, trí thức, về thăm xã Đồng Tâm, tròn một năm
sau sự kiện chấn động: Người dân xã này quyết tâm giữ đất, bắt giữ 38 cán bộ, cảnh
sát cơ động, làm con tin. Nhưng chuyến thăm của họ đã bị cản trở bởi hai vụ tai
nạn, mà các nhân chứng khẳng định, do công an địa phương dàn dựng, nhằm ngăn cản
họ tới Đồng Tâm, theo tin từ bà Hoàng Hà, một người đi cùng phái đoàn cho biết.
Lần
thứ nhất tại địa bàn xã Đồng Tâm, có một xe máy đổ nằm trên mặt đường từ trước.
Khi xe ô tô của họ đi tới thì bị CSGT buộc dừng lại với lý do “được dân báo ở
đây có tai nạn giao thông, đề nghị cho chúng tôi kiểm tra”. Lần thứ 2, vừa
ra khỏi địa phận xã Đồng Tâm, sang xã Phúc Lâm, một xe máy phía sau vượt lên đánh
võng trước đầu xe ô tô của họ, buộc xe của họ phải đi chậm, và dừng lại khi một
xe I10 phía sau vượt trái lên chặn ngang trước đầu xe họ.
Các
nhân chứng trên xe khẳng định, chiếc xe máy đổ nằm trước đầu xe ô tô của họ sau
khi xe họ đã dừng. Mấy phút sau, khi thấy đội dân phòng xuất hiện, chiếc ô tô
chặn ngang đường bỏ đi. Khi những người trong nhóm bị câu lưu ở UBND xã Phúc
Lâm, thì họ phát hiện chiếc xe I10 đó đang đậu trong sân UBND xã.
Facebook
CHTV đưa tin, những người chủ mưu vụ chặn xe của phái đoàn này là nhóm người của
ông Lê Thanh Văn, Trưởng công an huyện Mỹ Đức. Đông đảo người dân Đồng Tâm cũng
đã kéo nhau tới hiện trường để hỗ trợ phái đoàn. Mời xem clip: https://www.facebook.com/CHTVVietnam/videos/429977137414361/
Ông Đào Tiến Thi, một trong những người có mặt trong
chuyến đi này, cho biết, phái đoàn đã bị công an huyện Mỹ Đức câu lưu khoảng 4
tiếng đồng hồ. Ông Thi viết: “Đêm qua, khoảng 21 giờ, sau khi bị công an Mỹ
Đức nhốt trong sân Ủy ban xã Phúc Lâm 4 giờ đồng hồ, bà con Đồng Tâm đã đưa
chúng tôi về nhà ăn tối và ngủ lại tại Đồng Tâm“.
BBC
có bài phỏng vấn cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang, một trong những người có mặt
trong đoàn: Đồng Tâm: ‘Tôi khẳng định có một sự dàn dựng’. Ông
Quang nói: “Không có xây xước gì hết và tôi có nói với cảnh sát giao thông
lúc đến sau là chiếc xe của tôi dừng lại trước khi chiếc xe máy này được hai
thanh niên ngồi trên ấy ngã đổ ra phía trước, cho nên xe của tôi không hề có một
vết phanh trên đường đi. Cho nên chúng tôi khẳng định đây là một sự dàn dựng cố
tình để cản trở chúng tôi với một động cơ xấu xa nào đó“.
Facebooker
Lê Đình Công có clip về buổi họp thường kỳ của người dân Đồng Tâm, ngày 22/4/2018:
Báo
Dân Việt có bài: Vụ việc nóng bỏng Đồng Tâm một năm nhìn lại. Bài viết
chỉ điểm qua các sự kiện, cuộc họp xung quanh vụ người dân Đồng Tâm bắt giữ
nhóm CSCĐ, mà bỏ qua chi tiết quan trọng nhất: Chuyện ông Nguyễn Đức Chung hứa
nhưng không giữ lời, ông Chung đã “cam kết” không truy cứu trách nhiệm nhưng
Công an Hà Nội vẫn muốn khởi tố chuyện người dân Đồng Tâm bắt giữ CSCĐ.
Mời
đọc thêm: Các nhà hoạt động dân sự đến Đồng Tâm bị xách nhiễu (RFA).
Công an, quan chức treo cổ tự sát
Báo
Tuổi Trẻ đưa tin: Trung tá công an treo cổ tại khách sạn sau khi đi công tác về.
Trung tá Trần Văn Đông, 45 tuổi, cán bộ Công an tỉnh Bình Dương, đã treo cổ chết
vào lúc 10h30, ngày 21/4 tại một khách sạn tỉnh Bình Dương, sau khi đi công tác
ở Cần Thơ về.
Cũng
tin treo cổ, báo Tuổi Trẻ có bài: Một cán bộ Sở Tài nguyên – Môi trường Nghệ An nghi treo cổ.
Nạn nhân là ông T.K.Q., 41 tuổi, là Trưởng một phòng thuộc Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An. Ông Q đã tử vong trong
tư thế treo cổ tại nhà riêng, chiều 22/4. Đêm 21-4, ông Q cũng đã uống thuốc tự
tử, nhưng gia đình phát hiện, đưa đi cấp cứu và đã cứu sống.
Mời
đọc thêm: Bí ẩn lý do trung tá treo cổ: Những lời phàn nàn (ĐV).
– Một trưởng phòng ở Nghệ An tử vong trong tư thế treo cổ (Zing).
Biệt thự trăm tỉ của GĐ Công an
Mặc
dù thừa nhận căn biệt thự trăm tỉ ở Euro Village là của mình, nhưng đại tá Lê
Văn Tam phủ nhận do Vũ “nhôm” tặng. Báo Lao Động có bài: Đại tá Tam cần minh bạch nguồn gốc căn biệt thự siêu sang.
Cho dù phủ nhận tài sản đó liên quan đến Vũ “nhôm”, Đại tá Lê Văn Tam cần có
câu trả lời về căn biệt thự: Vì sao ông có căn biệt thự này? Mua khi nào? Giá
bao nhiêu? Nguồn tiền từ đâu ra?
Hay
là ông Tam và vợ ông tích cóp được tiền nhờ chăn lợn, buôn chổi đót, chạy xe ôm
như ông Phạm Sỹ Quý, cựu Giám đốc Sở TNMT Yên Bái? Cũng có thể ông lao động thối
móng tay như cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền? Với mức lương và phụ
cấp của ông Tam hiện nay, mỗi tháng hơn 12 triệu, phải mất gần 700 năm làm
việc, để dành toàn bộ số lương, không ăn uống, chi xài bất kỳ đồng nào, thì may
ra ông Tam mới có đủ tiền mua căn biệt thự này.
Lương
cấp bậc đại tá. Ảnh: FB Đào Tuấn
Cứ
cho là tổng thu nhập của đại tá Lê Văn Tam 30.000 triệu đồng/ tháng, theo báo
Tuổi Trẻ: Lương cán bộ phải đến 277 năm mới có 100 tỉ, tiền đâu
xây biệt phủ? TS Nguyễn Hoàng Chương phân tích: “Xây nhà cửa
tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/ tháng,
nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ
hàng trăm tỉ đồng?”
Mời
đọc thêm: Giám đốc CA không nhận biệt thự Vũ nhôm: Dễ chứng minh… (ĐV).
– Mục sở thị biệt thự trăm tỷ của Giám đốc Công an Đà Nẵng (DT).
Những vụ “ăn đất”
BBC
đưa tin: Vụ
đất Quốc Cường Gia Lai: Thành ủy vào cuộc. Bí thư TU Nguyễn Thiện Nhân
yêu cầu UBKT Thành ủy TP HCM kiểm tra sai phạm trong vụ Công ty Tân Thuận bán rẻ
đất công cho Quốc Cường Gia Lai, LS Đặng Đình Mạnh lưu ý: “Lần này,
truyền thống giữ thông tin ‘mật’ lại được bạch hóa công khai cho công chúng biết
là một động thái khá lạ”.
Ông
Mạnh cho rằng: “Có lẽ, người chủ trương bạch hóa cần sự cổ vũ của công
chúng… Nhất là trong giao dịch mua bán đất đai này đã được cho là làm thiệt hại
cho bên bán (Thành ủy TP.HCM) hàng nghìn tỷ đồng”.
Báo
Dân Việt đặt câu hỏi: Làm rõ Quốc cường Gia Lai có “móc ngoặc” để mua được đất
công giá rẻ? TS Ngô Trí Long, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị
trường giá cả, nhận định: “Nếu như chuyển nhượng sai, dẫn tới làm mất
tài sản quốc gia, trong trường hợp này là tài sản đất đai khi chuyển quyền sử dụng
không qua đấu giá, gây thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ là rất nghiêm trọng”.
Báo
Người Lao Động có bài: Mập mờ dự án khu dân cư ở Tiền Giang. Đó là dự án
khu dân cư dọc sông Tiền, TP Mỹ Tho, do Công ty Tây Bắc làm chủ đầu tư, đã khiến
UBND TP Mỹ Tho thu hồi đất của 134 hộ dân và doanh nghiệp. Phải 2 năm sau khi
được cấp phép, dự án này mới được khởi công. “Lý do là việc giải tỏa, bồi
thường dự án liên tục bị người dân khiếu kiện bởi nó quá bất thường và vô lý”.
Một
người dân kể rằng “hàng trăm gia đình sống ở đây từ hơn nửa thế kỷ giờ
bị buộc phải ra đi để nhường chỗ xây dựng nhà phố, biệt thự để bán. Thậm chí,
dù bị giải tỏa trắng nhưng lúc đầu, những người ở nhà sàn cũng không được bán nền
tái định cư”.
Mời
đọc thêm: Vì sao Quốc Cường Gia Lai nâng giá mua 32ha đất ở xã Phước
Kiển? (Infonet). – Ngoài 32 ha dính lùm xùm, Quốc Cường còn khu đất nào ở
Phước Kiển?(Zing). – Vụ 32,4ha đất Phước Kiển: Quốc Cường Gia Lai nói không phải
đất công (GT). – Vụ bán đất công giá ‘bèo’: Văn phòng Thành ủy chấp thuận việc
mua bán?(TP). – Tiền Giang: Lấy đất vàng “trao tay” cho doanh nghiệp (CL).
– Tây Hồ – Hà Nội: Đất nhà bà Thanh bị ‘ngót’, ai chịu trách
nhiệm? (GĐ&PL).
Dời đồn biên phòng, xây resort
Báo
Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Dự án FLC ở Quảng Ngãi: ‘Cả hệ thống chính trị’ vào cuộc? Trong
công văn hỏa tốc yêu cầu dời vị trí đồn Biên phòng Bình Hải, Chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng “yêu cầu cả hệ thống chính trị quyết tâm đồng hành
cùng doanh nghiệp để giải quyết các khó khăn vướng mắc“.
Trang
Trí Thức Trẻ có bài: Vụ dừng xây đồn Biên phòng để FLC làm dự án: Chờ quyết định từ
Bộ Quốc phòng. Ông Lê Mai, cư dân huyện Bình Sơn, nói rằng, dân ở đây
chủ yếu sống nhờ nghề biển, trong khi dự án bao bọc bờ biển hoàn toàn, làm người
dân lo lắng vì bị chặn đường sống.
Ông
Mai nói: “Họ làm như thế thì cư dân chúng tôi lấy gì sống? Tôi mới nghe tin
hôm trước trên đài tỉnh mà họ định một tháng nữa khởi công. Chúng tôi chưa có
chuẩn bị gì cả“. Một ngư dân xã Bình Châu lo lắng: “Dân chúng tôi xưa
nay mở mắt là ngó thấy biển. Chừ họ bao vây lại hết, chúng tôi phải đi cả gần
chục cây số mới ra tới biển thì làm ăn chi nữa?”
Mời
đọc thêm: Vì sao phải dời đồn biên phòng để FLC đầu tư quần thể du lịch? (Zing).
Người dân vs dự án khai thác titan
Vụ dân vây UBND xã: Cán bộ bị “giam lỏng” ra ngoài an toàn trong
ngày 22/4, theo báo Giao Thông. Trước đó, người dân huyện Phù Mỹ, Bình Định đã
nhiều lần biểu tình phản đối dự án điện gió mà họ cho rằng bản chất là dự án
khai thác titan. Trong lần biểu tình ngày 18/4, có 14 người dân bị công an bắt.
Ngày 20/4, khoảng 500 người dân huyện Phù Mỹ đã bao vây UBND xã Mỹ Thọ, giam lỏng
các cán bộ ở trong để đòi “đổi con tin”.
Ông
Võ Văn Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định cho biết: “Tình
hình an ninh trật tự tại huyện Phù Mỹ được vãn hồi, người dân đã về nhà. Tuy
nhiên, người dân yêu cầu cơ quan chức năng phải làm rõ lợi ích dự án điện gió
như thế nào”. Trước tinh thần đoàn kết đấu tranh của người dân, Công
an tỉnh Bình Định đã chấp nhận thả hết 14 người nói trên, cuộc biểu tình đòi “đổi
con tin” của người dân đã thành công.
Mời
đọc thêm: Dân vây trụ sở xã, giam lỏng bí thư và chủ tịch, đòi thả người (NV).
– Bình Định: Người dân được giám sát khi triển khai dự án điện
gió (VTV).
Đề xuất đánh thuế nhà ở
Vụ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng một mực khẳng định đề xuất đánh thuế nhà ở
từ 700 triệu trở lên, không ảnh hưởng đến người nghèo, báo Người Lao Động có
bài: Tiếng dân ai thấu! Ông Dũng nói “đánh thuế tài
sản không ảnh hưởng tới người nghèo, người thu nhập thấp” nhưng chỉ riêng 2 TP
lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn, số người sở hữu nhà dưới 700 triệu “cực
kỳ ít ỏi”.
“Liệu
Bộ Tài chính có lắng nghe dân khi tiếp thu ý kiến đóng góp với dự án Luật Thuế
tài sản?… Sẽ rất thiếu thuyết phục và không phù hợp với thực tiễn khi cho rằng
đánh thuế nhà ở từ 700 triệu đồng trở lên không ảnh hưởng tới người nghèo, người
thu nhập thấp”.
Mời
đọc thêm: Ngân sách mỗi năm thu về bao nhiêu từ thuế, phí nhà đất? (TT).
– “Tiền mua nhà là khoản tiết kiệm của người dân, sao lại đánh
thuế?” (BizLive). – Ý kiến nhà văn: Thuế tài sản có phải là một dự án nhân văn? (LĐ).
– Những phát ngôn ấn tượng về Dự luật Thuế tài sản gây bão dư
luận (TTT/ CafeF).
Tận thu ở khắp nơi
“Trâu bò cõng phí”… Chuyện “lạ đời” nhưng không lạ ở xứ
Thanh, theo trang Pháp Luật và Xã Hội. Bên cạnh vụ nông dân xã Thiệu
Dương bị bắt đóng “phí chăn nuôi”, bài báo liệt kê một số trường hợp “tận thu”
khác ở Thanh Hóa, như chuyện “những đứa trẻ mới sinh ra đã phải đóng
hàng loạt các loại quỹ từ thôn đến xã” ở huyện Hậu Lộc; chuyện hộ
nghèo vì nợ các khoản thu mà… bị tước hộ nghèo; chuyện một gia đình “chưa
có tiền đóng thuế bị xã tịch thu…chiếc giường ngủ duy nhất” ở huyện
Nông Cống.
Vụ
chính quyền xã Thiệu Dương ở Thanh Hóa thu “phí chăn nuôi”, hay chính quyền từ
chối làm giấy khai sinh cho trẻ em ở xã Hồng Phong, TP Hải Phòng, trang
VietNamNet có bài: Chính quyền của dân, xin đừng ‘ăn thua’ với dân.
Bài
viết thừa nhận: “Những chuyện tưởng đã cũ rích lại đang diễn ra ở năm
2018”, những cảnh “tận thu” từ thời phong kiến, Pháp thuộc đang tái diễn
trong “thiên đường XHCN” ở Việt Nam. Bài viết kết luận: “Chính quyền
của dân, do dân mà cứ tìm mọi cách ‘ăn thua’ với dân là một chính quyền thất bại.
Chí ít cũng là thất bại trong mắt dân!”
Mời
đọc thêm: Sao cấm “trâu ta ăn cỏ đồng ta”? (NĐT). – Gặm cỏ phải đóng phí, chia buồn với trâu bò… (ĐV).
Kinh tế Việt Nam
Thời
báo Kinh Tế Sài Gòn bàn về tình hình tăng trưởng GDP: thống kê cao hơn thực tế.
Theo đó, “có một vấn đề trong thống kê, Việt Nam cần lý giải. Đó là tốc
độ phát triển rất cao của hoạt động dịch vụ hành chính nhà nước (dịch vụ Đảng,
Nhà nước, an ninh quốc phòng), giáo dục và y tế, trong khi lao động trong các
hoạt động này (trừ y tế) giảm”.
Bài
báo phân tích: “Chính vì tính không đúng GDP theo giá cố định từ khu vực
dịch vụ hành chính nhà nước… mà trong khoảng thời gian 2010-2016 năng suất lao
động của khu vực dịch vụ nhà nước tăng 40,3%, của giáo dục tăng 35%, cao hơn mức
tăng năng suất lao động của khu vực công nghiệp chế biến (32,9%)… một điều rất
phi lý!” Phi lý nhưng vẫn được hợp thức hóa, vì các quan chức CSVN chấp
nhận nói dối bằng mọi cách để tô hồng “tính ưu việt” của nền kinh tế thị trường
“định hướng XHCN”.
Mời
đọc thêm: Rủi ro từ biến động giá dầu thế giới (DĐDN).
Kiếp làm nông
Báo
Người Lao Động có bài: “Thủ phủ” heo tung cờ trắng!Các huyện Thống Nhất, Trảng
Bom ở tỉnh Đồng Nai từng được xem là thủ phủ chăn nuôi heo của miền Nam, nhưng
giờ chỉ còn rất ít hộ dân tiếp tục nuôi heo. Ở xã Bắc Sơn, “trước đây
có hàng trăm hộ nuôi heo nhưng nay chỉ còn vài hộ”.
Bài
báo phân tích: “Vòng luẩn quẩn tăng đàn – rớt giá, giảm đàn – giá tăng
đã lặp đi lặp lại nhiều năm nay… cơn lũ ‘giải cứu heo’ thời gian qua đã cuốn
phăng chuồng trại, tiền bạc và khả năng tái đàn của đại đa số hộ dân”.
Mời
đọc thêm: Nông dân Bình Định nhận đường để… trừ nợ tiền mía (MTG).
– Câu chuyện “thương lái” (TBKTSG). – Giá heo hơi mới nhất 22/4: Nhiều nơi về dưới 4 triệu/tạ, người
nuôi “nín thở” chờ giá lên (DV).
Hải sản nhiễm độc và thực phẩm bẩn
Thời
báo Kinh Tế Sài Gòn đặt câu hỏi: Hải sản bị nhiễm kim loại nặng: nguyên nhân từ đâu? Bài
viết lưu ý: Ngày 23/10/2017, Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản thuộc Ủy
ban châu Âu (EC) “đã rút thẻ vàng đối với ngành đánh bắt hải sản Việt
Nam”. Hôm nay, “nếu cảnh báo của EC không được nước ta khắc phục hoặc
triển khai không hiệu quả, EC sẽ ban hành biện pháp thẻ đỏ, khi đó lệnh cấm xuất
khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ được áp dụng”.
Người đầu độc người, theo báo Tuổi Trẻ. Khi người
dân buông xuôi, không biết làm gì trước vấn nạn thực phẩm bẩn, “chúng ta
đang bị đầu độc với đủ thứ độc chất vây quanh và điều đó đã khiến người dân
luôn lo lắng, không biết phải ăn gì, mua gì, mua ở đâu… cho an toàn”. Không
ăn thì chết đói, ăn thì cũng chết vì bệnh. Trong bối cảnh kiếm tiền khó
khăn, người ta bất chấp tính mạng người khác, để giành giật miếng ăn cho mình.
Mời
đọc thêm: Nhiều địa phương nỗ lực lấy lại ‘thẻ xanh’ cho ngành thủy sản (TBTC).
– Vấn nạn thực phẩm bẩn: Muôn kiểu người Việt hại người Việt (KT&ĐT).
– Khắc phục tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm trường học(NĐ&ĐS).
– Nguy cơ ung thư vì lạm dụng phụ gia natri nitrit (TH&PL).
Bê bối trong ngành y
Báo
Lao Động đưa tin: Sở Y tế TPHCM lên tiếng về trường hợp một bệnh nhân nữ tử
vong tại bệnh viện. Sở Y tế ra quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn
và tổ chức họp để xác định nguyên nhân tử vong của bệnh nhân. Gia đình bệnh
nhân cho biết: “Sau tiêm 3 liều thuốc, chị T. xuất hiện nôn ói, khó thở,
trào bọt hồng qua miệng, ngưng hô hấp tuần hoàn, được chuyển đến BV Nhân Dân
115”.
Theo
báo cáo ban đầu của bệnh viện 115, bệnh nhân được bệnh viện An Sinh đưa đến cấp
cứu trong tình trạng “ngưng hô hấp tuần hoàn, sốc phản vệ, tổn thương đa cơ
quan, viêm phổi, phù phổi tổn thương”. Gia đình yêu cầu làm rõ nguyên nhân
dẫn đến sốc thuốc.
Báo
Người Lao Động có bài: Vụ bệnh nhân tử vong bất thường: Sao lại có thuốc an thần
trong cơ thể em dâu tôi!Gia đình cho biết, bệnh nhân đến bệnh viện An
Sinh để điều trị dị ứng ngứa, nổi mề đay. Sau đó, bác sĩ hai lần thông báo bệnh
nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, và tử vong. Người nhà bệnh nhân phẫn nộ: “Em
dâu tôi tử vong bất thường, không thể do sốc thức ăn được. Em ấy còn khỏe, có bệnh
tình gì đâu. Chính sự tắc trách, thiếu trách nhiệm từ 2 bệnh viện khiến em ấy tử
vong”.
Báo
Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương để lấp ‘chỗ trống’? Liên
quan đến sự cố chạy thân làm chết 8 người giữa năm 2017, LS Nguyễn Kiều Hưng
cho biết: “Thiếu trách nhiệm, nếu có thì thuộc về lãnh đạo bệnh viện, Phòng
VT đã không kiểm soát đơn vị thực hiện sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị lọc
nước RO, không kiểm tra chất lượng nước trước khi bàn giao cho bác sĩ ra y lệnh”.
Theo LS này, bác sĩ Lương đang bị lấp vào “chỗ trống” và phải chịu tội thay cho
người có trách nhiệm thật sự.
Báo
Tiền Phong có bài: Vinh danh thuốc ung thư giả còn tệ hơn cả tội ác. Sản
xuất thuốc trị ung thư giả từ bột than tre đã là tội ác, nhưng vinh danh, tiếp
tay cho sản phẩm này lừa đảo, còn hơn cả tội ác. Sau khi bị dư luận chỉ trích
vì vinh danh thương hiệu thuốc giả, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu
Việt Nam đổ lỗi cho lực lượng quản lý thị trường không kiểm tra, xử lý cơ sở
trên. Trái bóng trách nhiệm đang được đá qua lại, còn tội ác, sự vô cảm của cán
bộ đang dần hiện rõ.
Mời
đọc thêm: Đi tiêm phòng dại bị thu tiền vắc xin phòng sởi: Sở Y tế Thừa
Thiên – Huế yêu cầu họp kiểm điểm(VTC). – Thực hư ca tử vong sau điều trị dị ứng thức ăn tại Bệnh viện
An Sinh (NLĐ). – Vụ bán thuốc hết hạn: Quản lý quầy thuốc lỏng lẻo như thế
nào? (MTG). – Không để thuốc kháng sinh, giảm đau giả, kém chất lượng ‘lộng
hành’ (ANTĐ/VNM).
Giáo dục Việt Nam
Báo
Giao thông đưa tin: Cô giáo lùi xe làm học sinh tử vong: Chưa khởi tố vụ án.
Cô giáo gây ra cái chết của học sinh vẫn đi dạy bình thường. Cơ quan công an
cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra, chưa biết đến khi nào khởi tố vụ án. Trưởng
phòng giáo dục huyện thì tránh mặt, không trả lời báo chí.
Đắk Lắk cử công an giám sát kỳ thi giáo viên tại Krông Pắk,
theo Tuổi trẻ. Tiếp tục vụ 500 giáo viên dư tại Đắk Lắk: Ngày 22/4 hơn 400 giáo
viên sẽ tham gia kỳ thi xét tuyển dưới sự giám sát của công an. Công an sẽ giám
sát “từ khi ra đề, thi cho đến quá trình chấm thi, công bố kết quả để đảm bảo
tính minh bạch, công bằng, không để xảy ra tiêu cực trong thi cử”. Đơn vị
giám sát được thành lập sau bê bối “chạy biên chế” hàng trăm triệu đồng. Việc
chạy biên chế từ lâu ai cũng biết, và diễn ra ở tất cả các ngành.
Mời
đọc thêm: Hướng đến một nền giáo dục mở (GD&TĐ).
– Trường ‘ma’ liên kết ở VN: Phụ huynh có thể kiện trường, Bộ,
Sở GDĐT đòi bồi thường (LĐ). – Quy tắc ứng xử nào trong nhà trường? (TT)
***
Thêm
một số tin Việt Nam: Thưa các bác, dân xót lắm ạ!(PLVN). – Sống mòn trên di sản (GD&TĐ). – Khách hàng lo bị khoá thuê bao sau ngày 24.4: Nhà mạng chưa
có câu trả lời rõ ràng! — Nhân viên thu thuế khiếu nại làm việc 168 tháng không lương (LĐ).
– Sông Thị Tính… “hấp hối”(TP). – Ngày 30
tháng Tư từ ‘một góc nhìn khác’ (BBC). – Trường ma: Xung
quanh vụ trường GWIS ‘bám rễ ở Việt Nam’ (BBC).
Tin
thế giới
Dân Hungary xuống đường biểu tình
Reuters
đưa tin, hàng chục ngàn người Hungary xuống đường biểu tình chống sự
cai trị của Thủ tướng Orban. Hàng chục ngàn người Hungary xuống đường
biểu tình hôm thứ Bảy, chống lại sự kiểm soát của chính phủ đối với giới truyền
thông, điều mà họ nói rằng đã giúp Thủ tướng Viktor Orban giành chiến thắng
trong cuộc bầu cử ngày 8/4 vừa qua.
Viktor
Orban là nhà lãnh đạo độc tài của Hungary, đã từng bị ông Jean-Claude Juncker,
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, gọi là “nhà độc tài” tại hội nghị thượng đỉnh của
Liên minh châu Âu hôm 22/5/2015. Ông Orban từng giữ chức thủ tướng từ năm
1998-2002, và liên tục ngồi ghế thủ tướng từ năm 2010 đến nay.
Kênh
Timisoara TV có clip, hàng chục ngàn người xuống đường chống thủ tướng Orban ở
thủ đô Budapest: https://www.youtube.com/watch?v=zZqCcYWOTow
Đây
là đợt xuống đường rầm rộ của người dân Hungary, liên tiếp vào hai dịp cuối tuần,
kể từ khi ông Orban trở thành thủ tướng hôm 8/4. Kênh Euronews có clip: https://www.youtube.com/watch?v=Ue3Oy7YwQhI
Mời
đọc thêm: Hàng chục ngàn người Hungary biểu tình chống thủ tướng (VOA).
Myanmar: Gài bẫy, bắt nhà báo
Liên
quan tới vụ hai phóng viên của hãng tin Reuters là Wa Lone và Kyaw Soe Oo bị
gài bẫy và bị bắt giữ ở Myanmar hồi tháng 12/2017, khi họ đưa tin về cuộc khủng
hoảng ở bang Rakhine của Myanmar, đã khiến khoảng 700.000 người Hồi giáo
Rohingya chạy sang nước láng giềng Bangladesh tị nạn, VOA đưa tin: Myanmar đuổi gia đình viên cảnh sát khai 2 nhà báo Reuters bị
gài bẫy ra khỏi nhà.
Dẫn
tin từ Reuters cho biết, thứ Sáu vừa qua, cảnh sát trưởng Moe Yan Naing khai
trước một tòa án rằng, cấp trên của ông đã sắp xếp cho hai viên cảnh sát gặp gỡ
các phóng viên tại một nhà hàng, giao các tài liệu được mô tả là “giấy tờ mật
quan trọng” để đánh lừa hai phóng viên Reuters và bắt giữ họ.
Sau
lời khai của ông Naing, ngày hôm sau, vợ ông, bà Daw Tuu, cho biết bà và
con gái của bà đã được lệnh phải dọn ra khỏi khu nhà của cảnh sát ở thủ đô
Naypyitaw. Bà Daw Tuu nói với AP: “Một viên cảnh sát gọi điện thoại cho
chúng tôi sáng nay và bảo chúng tôi phải dọn ra khỏi nhà ngay lập tức và đó là
lệnh từ cấp trên“.
Chính trường Mỹ
Trang
Cali Today có bài lược dịch từ báo Newsweek: Rắc rối pháp lý của công ty gia đình con rể Tổng thống Trump.
Tòa án liên bang gửi trát đòi đến công ty bất động sản của gia đình Jared
Kushner, con rể và cố vấn cao cấp của Tổng thống Trump, vì tội giả mạo giấy tờ
và một số cáo buộc khác.
Thêm
tin nước Mỹ: Quốc Hội New York đưa dự luật vô hiệu hóa lệnh ân xá của TT
Trump (NV). – Bốn cựu tổng thống Mỹ dự tang lễ cựu Đệ nhất Phu nhân
Barbara Bush (VOA). – Barbara Bush: ‘Đệ Nhất Phu Nhân của thế hệ vĩ đại nhất’ nước
Mỹ (NV). – Ivana Trump: Donald Trump không cần tái tranh cử Tổng thống (Cali
Today). – Macron-Trump : Mount Vernon chọi lại với Tháp Eiffel? (RFI).
– Mỹ: Tay súng khỏa thân bắn chết 4 người (VOA).
– NYC: Truy lùng người đàn ông đội nón “Make America Great
Again” (Cali Today). – Mỹ giữ tàu sân bay ở Địa Trung Hải để “dằn mặt” Nga? (DV).
Cuộc chiến thương mại: Xung khắc thương mại: Mỹ-Trung đối thoại? (RFI).
– Bộ trưởng Mỹ sẽ đến Trung Quốc đàm phán (PLTP).
– TQ hoan nghênh quan chức Mỹ tới xử lý tranh cãi thương mại (VOA).
– Căng thẳng thương mại đe dọa tăng trưởng toàn cầu (RFI).
– IMF hối thúc Mỹ và Trung Quốc giải quyết căng thẳng thương mại (Tin
Tức).
Tin Trung Quốc
VOA
có bài: Tập Cận Bình kêu gọi kiểm soát chặt Internet để giữ ổn định.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình, nói rằng: “Không có an ninh mạng thì
không có an ninh quốc gia, không có sự ổn định kinh tế và xã hội, và khó đảm bảo
được lợi ích của quần chúng rộng lớn hơn“.
Thêm
tin Trung Quốc: Mỹ – Trung đối mặt hai ngòi nổ về Đài Loan (NLĐ).
– SCMP: TQ và Mỹ chuẩn bị gây chiến về vấn đề Đài Loan? (Zing).
Bán đảo Triều Tiên: Tổ Chức Cấm Thử Nghiệm Hạt Nhân kêu gọi Bình Nhưỡng phê chuẩn
hiệp ước (RFI). – Thế giới hoan nghênh loan báo của Triều Tiên dừng thử hạt
nhân, phi đạn (VOA). – Ông Trump ‘thận trọng’ với tuyên bố của Bắc Hàn (VOA).
– Ông Trump sẽ gặp Kim Jong Un ở đâu?(VNN).
Tình hình Trung Đông: Syria:
Các chuyên gia vũ khí hóa học đến Douma (BBC). – Các thanh sát viên thu thập mẫu ở Douma sau mấy ngày bị trì
hoãn (VOA). – Syria: Chuyên gia hóa học vào Douma sau một tuần chờ đợi (RFI).
– Afghanistan: IS đánh bom tự sát khiến hơn 80 người thương
vong (NĐT). – Mỹ -Iran: Teheran làm giàu uranium nếu Trump bỏ hiệp định
2015 (RFI). – Thành viên cao cấp Hamas bị bắn chết ở Malaysia (NV).
***
Thêm tin thế giới: Nghi phạm vụ đầu độc Sergei Skripal là một cựu điệp viên người
Nga (CL). – Đối đầu với Nga, trọng tâm cuộc họp cấp ngoại trưởng G7 (RFI).
– LHCÂ- Mêhicô, hiệp định tự do mậu dịch mới (RFI).
– Cuba đang hướng tới giai đoạn đổi mới mạnh hơn (TVN).
– Nhiều tiếng nổ lớn làm rung chuyển thành phố Timbuktu của
Mali (TTXVN). – Đại nhạc hội mừng nữ hoàng Anh 92 tuổi(RFI). – Tham quan cung điện Vesailles trong khuôn viên bảo tàng MET
New York (RFI). – Ấn Độ: Án tử hình cho kẻ hiếp dâm các bé gái dưới 12 tuổi (VOA).
– Cụ bà già nhất thế giới qua đời (VOA).
No comments:
Post a Comment