Tin
Việt Nam
Tin Biển Đông
Báo
Đất Việt đưa tin: Các ngoại trưởng G7 quan ngại về tình hình Biển Đông.
Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng và An ninh G7 tại Canada: “Chúng
tôi vẫn còn quan ngại về tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Chúng tôi tái
tuyên bố sự phản đối mạnh mẽ của mình đối với bất kỳ hành động đơn phương đẩy
căng thẳng leo thang, phá hoại ổn định khu vực và trật tự dựa trên luật pháp quốc
tế, như đe dọa dùng vũ lực, bồi đắp đất quy mô lớn, xây dựng và sử dụng các tiền
đồn cho mục đích quân sự”.
Trang
VnMedia bàn về tình hình Biển Đông: Không diễn ra sự cố lớn nhưng còn tiếp tục diễn
biến phức tạp. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Singapore ngày
27/4, các Bộ trưởng “nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục đề cao lập trường
và nguyên tắc đã nhất trí về Biển Đông; theo đó, cần đảm bảo an toàn, tự
do hàng hải, hàng không trong khu vực, tự kiềm chế và không có hành động đơn
phương làm phức tạp tình hình”.
Mời
đọc thêm: B-52 của Mỹ thực hiện các chuyến bay huấn luyện quanh Biển
Đông (NV). – Mỏ dầu Bạch Hổ – Kỳ 1: chuyện giờ mới kể
— Kỳ 2: Tìm bể dầu dưới thềm lục địa(TT).
Chiến dịch “đốt lò”
Cơ
quan Điều tra Hình sự, Bộ Quốc phòng vừa mở rộng điều tra vụ án Út ‘trọc’, khởi tố đại tá Phùng Danh
Thắm, theo báo Tuổi Trẻ. Vụ Út “trọc”, cơ quan chức năng đã “khởi
tố vụ án, khởi tố bị can đối với đại tá Phùng Danh Thắm, tổng giám đốc Tổng
công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, về tội ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng’.”
Cơ
quan điều tra còn khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Xuân Sơn, là người được
Thượng tá Đinh Ngọc Hệ, tức Út “trọc”, thuê làm giám đốc chi nhánh Công ty Thái
Sơn tại Bình Dương. Đại tá Bùi Văn Tiệp, cựu sư đoàn trưởng sư đoàn 367, Quân
chủng phòng không – không quân, cũng bị khởi tố bị can và bị cấm đi khỏi nơi cư
trú.
Khúc
củi tươi: Đại tá Phùng Danh Thắm. Ảnh: CKT/ Bộ QP
Những
lời đồn đoán trên mạng xã hội đang dần trở thành sự thật. Ngọn lửa từ chiến dịch
“đốt lò” ở Bộ Quốc phòng đang bắt đầu lan tới những nhân vật cấp cao trong đường
dây. Có thông tin đại tá Phùng Danh Thắm là cháu họ của Đại tướng Phùng Quang
Thanh, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Hôm qua, đích thân TBT Nguyễn Phú
Trọng đã yêu cầu phe “nhóm lò” đẩy nhanh tiến trình xử nhiều vụ trọng án, trong
đó có vụ Út “trọc”.
Mời
đọc thêm: Khởi tố Đại tá Phùng Danh Thắm, TGĐ Tổng Cty Thái Sơn – Bộ
Quốc phòng (VTC). – Mở rộng điều tra vụ án Út “trọc”, khởi tố Đại tá Phùng Danh
Thắm (DV). – Mở rộng điều tra vụ án “Út trọc”: Khởi tố 2 đại tá (NLĐ).
– Mở rộng điều tra vụ Út ‘trọc’, khởi tố Đại tá Phùng Danh Thắm (ANTT).
– Mở rộng điều tra, khởi tố 4 bị can liên quan vụ ‘Út trọc’ (TP).
– ‘Út trọc’ và đồng phạm bị khởi tố về tội gì? (LĐNA).
– Kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, xử lý sai phạm
Dự án Đạm Ninh Bình (VNF).
Dự án dời đồn biên phòng, chiếm biển của
tập đoàn FLC
Báo
Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Ngư dân sẽ ra sao nếu dự án của FLC chiếm hết bờ biển? Dù
dự án chỉ mới đồng ý “chủ trương”, nhưng chuyện giải phóng mặt bằng, bố trí tái
định cư, di dời dân để chuẩn bị giao đất cho chủ đầu tư “gần như đã được
lên phương án kỹ lưỡng”. Chỉ trong giai đoạn 1 của dự án này, có đến 790 hộ
dân phải di dời và “Gần 2.000 hộ dân khác cũng sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng
của dự án”.
Một
người dân cho biết: “Dù cuộc sống đi biển có phần cực nhọc nhưng thu nhập
vẫn đủ nuôi con cái ăn học, không lo thất nghiệp. Nếu bị chuyển đến các khu tái
định cư, chúng tôi biết làm gì để sống?”
Báo
Pháp Luật TP HCM đưa tin: Cử tri chất vấn gay gắt dự án 4.000 ha ở Quảng Ngãi.
Theo đó, Đại tá Bùi Minh Hải, cựu Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng
Ngãi, đã “rất ngỡ ngàng” trước thông tin về vụ UBND tỉnh Quảng
Ngãi “chỉ đạo hỏa tốc” cho Tập đoàn FLC triển khai dự án tại đảo
Bé, huyện đảo Lý Sơn và ba xã của huyện Bình Sơn.
Đại
tá Hải có đặt câu hỏi: “Từ tháng 3-2018 đến nay, chỉ có hai cuộc họp mà
đã quyết định. Công trình của FLC làm đem lại phúc lợi gì cho người dân? Gần
4.000 ha đất giao cho FLC thì có xứng đáng không?… điều này có đúng quan điểm
phục vụ nhân dân không hay phục vụ cho FLC?”
Báo
Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: FLC được ‘trải thảm’ tại các tỉnh như thế nào? Không
chỉ có dự án được cấp phép “thần tốc” ở Quảng Ngãi, tập đoàn FLC “còn được
các địa phương trải thảm mời gọi, ứng tiền trước giải phóng mặt bằng, ở Quảng
Bình, Bình Định”. Nhiều vụ “lấy đất” được hợp thức hóa nhanh chóng nhờ tiền
của FLC.
Đối
với dự án dời đồn biên phòng, tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ Tập đoàn FLC bằng… 12
công văn hỏa tốc chỉ trong vòng 45 ngày! “Tỉnh này cũng dự tính sẽ ứng trước
500 tỉ đồng để đền bù giải hòng mặt bằng”.
Các
con số liên quan đến dự án của Tập đoàn FLC ở Quảng Ngãi. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Mời
đọc thêm: Cử tri Quảng Ngãi: “Cấp đất cho FLC có xứng đáng không?” (ĐV).
– Dự án FLC ở Lý Sơn: Dân vừa mừng vừa lo! (NLĐ).
– Chồng lên 9 dự án, FLC đang vào cuộc đua thần tốc (TT).
– Cử tri Quảng Ngãi yêu cầu làm rõ dự án quần thể du lịch FLC (Zing).
Các vụ “ăn” đất khác
Bài
thứ 9 trong loạt bài trên báo Tài Nguyên và Môi Trường về sai phạm đất đai ở Tây Hồ – Hà Nội: Hàng chục hộ dân kêu cứu vì không được cấp
sổ đỏ – Bài 9: Dân muốn đối thoại với Bí thư Quận uỷ. Bài báo cho biết:
Hành trình đòi quyền lợi của 104 hộ dân thuộc tổ 9 và tổ 19, phường Nhật Tân,
quận Tây Hồ, “đang lâm vào bế tắc khi cả chính quyền quận Tây Hồ và TP.
Hà Nội đều không vào cuộc giải quyết dứt điểm, thậm chí còn né tránh”.
Người
đại diện cho các hộ dân tổ 9 cho biết: “Cuộc đối thoại của chúng tôi với
Bí thư quận Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng và đại diện UBND quận Tây Hồ vào chiều ngày
27/04/2018 đã không diễn ra như đúng kế hoạch khi họ chỉ đối thoại với tôi, bỏ
qua các hộ dân khác”.
Mời
đọc lại: Bài 1: Khốn khổ vì quy hoạch “treo” — Bài 2: Không ai giải quyết cho chúng tôi! — Bài 3: “Treo” đến bao giờ? — Bài 4: Dự án ”ôm đất” biến thành bãi xe, nhà hàng… khiến dân
khốn khổ! — Bài 5: Có hay không việc làm trái chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ? — Bài 6: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật — Bài 7: Chính quyền cố tình ”né” báo chí! — Bài 8: Dân mòn mỏi chờ giải quyết! (TN&MT).
– Hoài Đức (Hà Nội): La liệt nhà xưởng “mọc” trái phép trên đất
nông nghiệp — Phú Thị (Gia Lâm): Người dân kêu cứu vì trúng thầu đấu giá
nhưng không được nhận đất (XD).
Tham nhũng, lạm quyền ở địa phương
Chuyện
ở Sở Y tế Cà
Mau: Nguyên Giám đốc Sở bị kỷ luật vì để cấp dưới chiếm dụng tiền, theo
báo Đời Sống và Pháp Luật. Ông Huỳnh Quốc Việt đã bị UBKT Tỉnh ủy Cà Mau kỷ luật
bằng hình thức cảnh cáo Đảng, vì đã để kế toán và thủ quỹ Sở Y tế Cà Mau chiếm
dụng khoảng 3 tỷ đồng của sinh viên.
Bài
báo cho biết: Năm 2011, chính quyền Cà Mau “đặt hàng” Đại học Y dược Cần Thơ
đào tạo theo địa chỉ cho 252 sinh viên, “với cam kết phục vụ địa phương ít
nhất 5 năm sau khi ra trường”. Thủ quỹ và kế toán Sở Y tế Cà Mau đã tiến
hành thu học phí của sinh viên, nhưng không nộp về Đại học Y dược Cần Thơ, mà
chiếm dụng để chi xài cá nhân.
Báo
Giao Thông đưa tin: Bộ
CA điều tra vụ “Chủ tịch xã dọa giết dân” ở Thạch Thất. Ông Trần Đức
Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, Hà Nội xác nhận, UBND huyện đã giao
Công an huyện phối hợp với lực lượng CSĐT Bộ Công an làm rõ vụ ông Nguyễn Trung
Chi, Chủ tịch UBND xã Canh Nậu, dọa giết ông Nguyễn Trung Dật, do trước đó ông
Dật có đơn tố cáo tiêu cực ở địa phương.
Mời
đọc thêm: Để
cấp dưới chiếm đoạt 3 tỷ đồng, nguyên Giám đốc Sở Y tế Cà Mau bị kỷ luật (VTC).
– Kỷ
luật cảnh cáo nguyên Giám đốc Sở Y tế Cà Mau (MTG). – Kiểm
điểm cán bộ tỏ thái độ không đúng mực với công dân (TN).
Tiếp tục vơ vét
Ăn
từ trên xuống dưới, “ăn của dân không từ thứ gì”. Báo Người Lao Động đưa
tin: Chuyện lạ: Vịt ăn mót trên đồng lúa của dân, xã thu phí tiền
triệu. Người dân huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, cho biết, nhiều năm qua
họ phải nộp lệ phí hàng triệu đồng cho xã để được thả vị ăn mót lúa trên chính
cánh đồng của mình.
Một
nông dân than thở: “Sau khi nông dân gặt lúa xong, người nuôi vịt trong xã
phải nộp cho UBND xã 1 triệu đồng mới được lùa vịt xuống đồng ăn. Đây gọi là
phí “công đồng lạc túc” có từ nhiều năm trước, do xã đặt ra. Hiện nay, người
nuôi vịt gặp nhiều khó khăn nên chúng tôi muốn được giảm loại phí này nhưng vẫn
chưa được xem xét”.
Chủ
tịch xã cho rằng, quy định đóng tiền, trên có từ rất lâu, được người dân thống
nhất và “mục đích của việc thu phí này là tạo điều kiện để xã dễ quản lý, điều
tiết nước thủy lợi”, trong khi huyện khẳng định không chủ trương thu phí… vịt thả đồng.
Chủ tịch huyện ngụy biện: “phí ‘công đồng lạc túc’ từ các hộ thả vịt chạy đồng
này không phải chính quyền xã tự đặt ra và cũng không phải chủ trương của huyện
mà có nguồn gốc từ xa xưa đến bây giờ”.
Mời
đọc thêm: Oái ăm chuyện vịt thả rông nhặt lúa ngoài đồng “cõng” phí (DV).
– Lạ lùng phí “nhặt thóc” để được thả vịt ra đồng ở Bình Định (GT).
Vụ bắt gỗ lậu ở Đắk Lắk và các vụ khác
Báo
Công An TP HCM đặt câu hỏi: Quy mô vụ gỗ lậu do Bộ Công an bắt ở Đắk Nông lớn thế nào? Vụ
Bộ Công an bắt gỗ lậu ở Đắk Lắk, bài viết lưu ý chi tiết: “Lãnh đạo
Đồn biên phòng 747 cũng khẳng định vào ngày hôm qua (27/4), các lực
lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra trong khu vực Đồn quản lý và
không phát hiện một dấu vết nào liên quan đến việc phá rừng ở đây”.
Báo
Người Đưa Tin có bài: Đắk Nông: Phát hiện nhiều tài liệu mua bán gỗ của Phượng
‘râu’. Lán trại của trùm buôn gỗ lậu Phượng “râu” ở gần khu vực biên giới
và chỉ cách đồn biên phòng 747 khoảng 500m. Thậm chí chính đồn biên phòng này
đã cho phép lán trại của Phượng “râu”… kéo điện và nước về để sinh hoạt.
Báo
Lao Động dẫn lời lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, đại tá Phạm Quang
Hùng nhận định, vụ gỗ lậu sát Đồn Biên phòng: Nếu lực lượng biên phòng có
dính dáng, xử lý nghiêm, không bao che. Ông Hùng nói thêm: “Tôi
vẫn đang đi kiểm tra dọc tuyến biên giới (ranh giới Đắk Lắk (Việt Nam) –
Campuchia). Hiện chưa xác định được số gỗ đó (các bãi tập kết của Phượng ‘râu’)
lấy ở đâu, khai thác thế nào, bây giờ vẫn chưa có cơ sở để kết luận”.
VTC
có bài: Trùm buôn lậu gỗ Phượng ‘râu’ bị bắt: Làm rõ trách nhiệm đồn
biên phòng. Theo đó, đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk
đã vào đồn biên phòng 747 và yêu cầu đồn này “báo cáo, tường trình cụ thể,
chính xác toàn bộ vụ việc do liên quan đến vụ vận chuyển gỗ vừa bị Bộ công an
phát hiện đi qua đồn biên phòng”.
Sở
NN&PTNT tỉnh Kon Tum đề nghị điều tra Công ty tự ý vận chuyển gần 85m3 gỗ ra khỏi
rừng, theo VOV. Trong quá trình vận chuyển gỗ tang vật ra khỏi rừng,
Công ty lâm nghiệp Đắk Tô “đã tự ý kéo thêm 85m3 khối gỗ không thuộc diện
được giao mà không thông tin, báo cáo”. Số gỗ này được xác định là do Công
ty Đắk Tô “kéo gom từ 12 gốc chặt tại hai tiểu khu: 274, 275 và đều là
gỗ khai thác trái phép”.
Trang
Đại Đoàn Kết có bài: Máu rừng vẫn chảy. Các vụ phá rừng liên tiếp diễn
ra, thậm chí lãnh đạo càng chỉ đạo bảo vệ rừng thì… rừng càng bị phá. Bài viết
đặt câu hỏi: “Kiểm lâm ở đâu, chính quyền địa phương ở đâu, liệu có ai
trong cơ quan chức năng tiếp tay cho lâm tặc hay không mà rừng bị tàn phá
nghiêm trọng?”
Mời
đọc thêm: CA tỉnh Đắk Nông tiếp nhận hồ sơ vụ bắt trùm buôn gỗ Phượng
“Râu” — Bắt “trùm” gỗ lậu Phượng “râu”: Làm rõ trách nhiệm đồn biên
phòng (DV). – Vụ gỗ lậu ở Đắk Lắk: Bắt khẩn cấp trùm Phượng ‘râu’ và đồng
phạm (VNN). – Bộ đội Biên phòng lên tiếng vụ Bộ Công an bắt trùm gỗ lậu (NLĐ).
– Cảnh sát khám nhà riêng trùm buôn gỗ lậu Phượng ‘râu’ (VTC).
– Phát hiện một vụ “xẻ thịt” rừng Phước Sơn (CAND).
– Lợi dụng ngày lễ, lâm tặc “xẻ thịt” hàng chục khối gỗ khủng (DV).
Vấn nạn “đất tặc”, “cát tặc”
VTV
đặt câu hỏi về nhiều bến vật liệu không phép ở Tiền Giang: Trách nhiệm thuộc
về ai? Theo đó, bờ Đông kênh Năng, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang có đầy “những chiếc sà lan nối đuôi nhau trên bến. Vật liệu đá,
cát, sỏi nhanh chóng được chuyển lên bãi, lên xe tải”.
Nhiều
năm qua, người dân ở đây đã phản ánh lên các cấp chính quyền về các bến bãi vật
liệu trái phép này, nhưng không có gì thay đổi. Bài báo cho biết: “Chủ
trương của tỉnh Tiền Giang là không cấp phép bến thủy nội địa cho các doanh
nghiệp này… Chỉ đạo là vậy, nhưng thực tế các bến bãi này vẫn ‘vô tư’ hoạt động
mà không chịu sự giám sát nào”.
Mời
đọc thêm: Cát tặc quần thảo sông Lam, đất của dân sạt lở từng ngày (TT).
– Phát hiện nhiều điểm khai thác đá trái phép ở Gia Lai (SGGP).
– Bắt quả tang cát tặc cày xới sông Tiền trong đêm (TN).
Trạm BOT, móc túi dân
Báo
Pháp Luật TP HCM có bài: Trạm BOT đặt ‘nhầm’, thu sai hơn 10 năm. Bài báo đưa
tin, Tổng TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT làm rõ các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm tại dự án đầu tư hầm đường bộ đèo Phước
Tượng, Phú Gia ở tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Nguyên
do trạm BOT đặt nhầm vị trí, Bộ GTVT và nhà đầu tư đã ký phụ lục điều chỉnh nội
dung hợp đồng, bổ sung “vị trí trạm thu phí ngoài phạm vi dự án (Bắc hầm
Hải Vân), nhưng không điều chỉnh phương án tài chính của hợp đồng tương ứng nội
dung bổ sung về vị trí đặt trạm thu phí ngoài phạm vi dự án”.
Mời
đọc thêm: Trạm thu phí Long Phước ùn tắc kéo dài hàng cây số (KTĐT).
– Đề xuất phương án với dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới (ANTV).
Ô nhiễm môi trường
Báo
Thanh Tra có bài: Chủ tịch huyện Hoài Đức buông lỏng quản lý về bảo vệ môi trường.
Cơ quan thanh tra kết luận, huyện Hoài đức có ban hành các kế hoạch, chương
trình về quản lý ô nhiễm môi trường, nhưng không thực hiện. Chủ tịch huyện bỏ mặc
tình trạng ô nhiễm, có dấu hiệu tiếp tay cho các cá nhân, doanh nghiệp bức tử
môi trường. Huyện Hoài Đức là điểm đen ô nhiễm của Hà Nội, với hàng loạt các
công ty, làng nghề.
Báo
Pháp Luật TP HCM đưa tin: Cơ sở tái chế nhựa chui xả thải ra môi trường. Cơ
quan chức năng huyện Tân Thành vừa phát hiện một cơ sở sản xuất nhựa tái chế hoạt
động trái phép, xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. “Nước rửa bịch
nylon chảy trực tiếp tràn qua sàn nhà xuống hố rộng khoảng 100 m2 nằm cạnh xưởng
sản xuất; ruồi, bọ và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc” gây hại trực tiếp
đến đời sống người dân xung quanh.
Mời
đọc thêm: Choáng với danh sách “điểm đen” ô nhiễm bao quanh Hà Nội (TT/DV).
– Ô nhiễm, bát nháo – Danh thắng Hải Vân Quan bị “quá tải” (VTV).
– Dân “kể tội” nhà máy đường xả thải ra sông (DT).
Giáo dục Việt Nam
Báo
Giáo Dục Việt Nam đưa tin: Hiện có 40.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp. Quan chức
ngành giáo dục luôn hô hào “đào tạo gắn với thực tiễn”, nhưng số sinh viên sư
phạm ra trường năm 2018, 2019 sẽ không có việc làm là hơn 40.000. Trong đó, chỉ
có 50% chờ đợi cơ hội làm giáo viên. Năm nay, chỉ tiêu ngành sư phạm hơn 35.500
sinh viên, giảm 38% so với năm 2016, theo Bộ Giáo dục.
Nguyện vọng vào sư phạm giảm sâu, theo báo Thanh
Niên. Lương lèo tèo không đủ sống, tỉ lệ thất nghiệp cao, định hướng giáo dục
sai lầm khiến cho số học sinh né sư phạm ngày càng tăng. Nguyện vọng vào sư phạm
năm nay giảm 29% so với năm ngoái. Bộ Giáo dục chống chế, cho rằng những học
sinh đăng ký vào sư phạm năm nay là những người “thật sự tâm huyết” với nghề.
Khoái Châu (Hưng Yên): Gần thập kỷ vẫn chưa xây xong ngôi
trường, báo Tài Nguyên và Môi Trường đưa tin. Trường mầm non xã Liên
Khê, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) xây dựng hơn 7 năm, nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Người dân cho biết, cứ vài năm, trường lại xây một ít, đến khi được 1/3
thì trường ngưng thi công cho đến nay. Cỏ mọc um tùm, xuống cấp trầm trọng.
Chưa
xây xong, học sinh ở xã phải học ở những nơi tạm bợ, điều kiện tồi tàn. Trường
mầm non Liên Khê hiện có 384 cháu, phòng học mượn hội trường thôn. Mỗi phòng
chưa đầy 15m2 nhưng 35 – 37 em chen chúc, ăn ngủ sinh hoạt. Người dân kiến nghị,
xã đùn đẩy trách nhiệm lên huyện, huyện báo cáo nhà thầu hết vốn. Trường bỏ
hoang và không ai bị truy cứu trách nhiệm.
Mời
đọc thêm: Tội quá, học trò ước mong được giảm tải(TT). – Đích đến của giáo dục là gì? (Vnexpress).
– TPHCM bàn giải pháp khôi phục hình ảnh người thầy (SGGP).
– ‘Thầy cô không đạt chỉ tiêu, tôi đi họp chẳng ngẩng đầu lên
nổi’ (TT). – Giáo viên môn phụ như ‘mớ cá bán chợ trưa’? (TT).
***
Thêm
một số tin Việt Nam: Trần Đức
Thảo nghĩ gì về đế quốc và 30/04? (BBC). – Cha và con Đại Úy Quách Vĩnh Trường ‘còn sống là còn phục vụ’ (NV). – Đăng ký thông tin cá nhân: hé lộ sự luồn lách nhà mạng (RFA).
– Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Bộ Xây dựng giải quyết
vụ cư dân Bright City kêu cứu (TN&MT). – Trung tâm điều dưỡng người có công đón khách sai quy định (CAND).
Tin
thế giới
Thượng đỉnh liên Triều
Tối
27/4, sau khi ký tuyên bố chung với TT Nam Hàn Moon Jae-in, ông Kim Jong-un có bài phát biểu, trong đó có đoạn: “Đứng
mặt đối mặt (với Tổng thống Hàn Quốc Moom Jae-in) tôi đã rất xúc động khi nhận
ra rằng Hàn Quốc và Triều Tiên không phải là những nước láng giềng sống tách biệt
nhau, mà là 1 gia đình. Chúng ta, sống rất gần nhau, không phải là kẻ thù để
chiến đấu chống lại nhau. Chúng ta là những gia đình có cùng dòng máu và nhất định
phải đoàn tụ.
Nếu
người dân Triều Tiên và Hàn Quốc có thể tự do đi đi, về về giữa đường ranh giới
mà tôi vừa mới bước qua ngày hôm nay và Panmunjom – biểu tượng của sự chia cắt
đau lòng trở thành biểu tượng của hòa bình, thì Triều Tiên và Hàn Quốc, 2 miền
có chung dòng máu, 1 ngôn ngữ, 1 lịch sử, 1 văn hóa, sẽ được thịnh vượng mãi
mãi”.
Lãnh
đạo hai miền trồng cây lưu niệm. Ảnh: Internet
Mời
đọc thêm: Hội đàm liên Triều: Thông điệp từ cà vạt tới chiếc ghế ngồi (Zing).
– Xem bài phát biểu ‘gan ruột’ của ông Kim Jong-un (VNF).
– Phụ nữ duy nhất trong thượng đỉnh liên Triều là ai? (NV).
– Truyền thông Triều Tiên nói gì về cuộc gặp thượng đỉnh Liên
Triều? (Infonet). – Truyền
thông Bắc Hàn ca ngợi ‘cuộc gặp gỡ lịch sử’ (BBC). – Kim Jong-un bất ngờ tiết lộ điều thầm kín này với TT Hàn Quốc (DV).
– Tổng thống Trump nói sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên, đang
xem xét nhiều địa điểm tổ chức (VTC). – Ông Trump tiết lộ 2 địa điểm tiềm năng tổ chức hội nghị Mỹ –
Triều Tiên (ĐS&PL). – Mỹ sẽ bàn việc rút binh sỹ khỏi bán đảo Triều Tiên nếu có
yêu cầu (TTXVN). – Theo gương Triều-Hàn, bà Thái Anh Văn ngỏ ý muốn gặp Chủ tịch
Trung Quốc (MTG).
Chính trường Mỹ
ABC
đưa tin: Vụ kiện dân sự của ông Manafort, chống lại ông Mueller, Bộ
Tư pháp và Rosenstein đã bị bác bỏ. Ông Paul Manafort, cựu Chủ tịch chiến
dịch tranh cử của ông Trump, là người đang bị Công tố viên đặc biệt Robert
Mueller điều tra và khởi tố. Hôm 3/1/2018, ông Manafort nộp hồ sơ kiện Bộ Tư
pháp Mỹ, Công tố viên Mueller và Thứ trưởng Rosenstein, cho rằng hai người này
và Bộ Tư pháp đã lạm quyền trong cuộc điều tra.
Nhưng
theo phán quyết của thẩm phán Amy Berman Jackson, cho rằng nguyên tắc pháp lý
đã chỉ rõ, bị đơn không thể đệ đơn kiện kiểu này nhằm phá vỡ các thủ tục hình sự.
Thẩm phán Jackson viết: “Một vụ kiện dân sự không phải là cách thích hợp để
giải quyết những gì mà công tố viên đã làm trong quá khứ hoặc có thể hướng tới
trong tương lai. Nên Tòa thấy rằng vụ kiện dân sự này phải bị hủy bỏ“.
Mời
đọc thêm: Thẩm phán bác đơn kiện của Manafort liên quan tới cuộc điều
tra Nga (VOA). – Quan tòa liên bang bác đơn kiện dân sự của ông Paul Manafort (Cali
Today). – Phe Cộng hòa Hạ viện: Nga can thiệp bầu cử, Trump không thông
đồng (VOA). – Nga quyết đòi lại 6 cơ sở ngoại giao bị Mỹ tịch thu (PLTP).
– Dù nồng ấm, Merkel và Trump nêu ra khác biệt về thương mại,
NATO (VOA). – Hội đàm Đức- Mỹ: “Kế hoạch thuyết khách phá sản”(VOV).
– Lục Quân Mỹ thu nhận hơn 1,500 tân binh có bệnh trầm cảm
– Mỹ mất dấu 1,475 trẻ nhỏ từng bị phát giác vào Mỹ bất hợp
pháp — Hàng trăm người từ Trung Mỹ trên đường đến biên giới Mỹ xin
tị nạn (NV). – Hàng trăm di dân Trung Mỹ chuẩn bị ‘xâm nhập’ vào Hoa Kỳ (Cali
Today).
Tin Trung Đông: Đặc phái viên Trung Quốc tới Nga để thảo luận hợp tác về
Syria (VOV). – Israel cảnh báo Iran hỗ trợ 80.000 “kẻ cực đoan” ở Syria (GD&TĐ).
– Israel và Iran có thể nổ ra xung đột tại Syria (Ngày
Nay). Clip: Hàng trăm người Palestine tiếp tục biểu tình phản đối Israel
tại dải Gaza (LĐ). – Đang giãy chết, phiến quân IS vẫn ôm gia tài 3,6 tỷ USD (DV).
***
Thêm tin thế giới: Thủ tướng Romania cho rằng ‘không thấy có lý do gì’ để phải
từ chức (Tin Tức). – Tổng thống Putin đưa ra lời khuyên về khủng hoảng ở Armenia (NLĐ).
– Thủ tướng Đức Merkel sẽ bị quở trách vì Dòng chảy phương Bắc
2? (Infonet). – Tổng thống Brazil Michel Temer bác bỏ những cáo buộc tham
nhũng mới (TTXVN). – Nga: Không cần thiết phải mời, ai muốn dự duyệt binh 9.5 cứ
đến (LĐ).
No comments:
Post a Comment