Lê Minh Nguyên
28/04/2018
Armenia
thường hãnh diện là nước đầu tiên chính thức theo Thiên Chúa Giáo vào đầu thế kỷ
thứ tư. Trong lịch sử, dù đôi khi được độc lập nhưng thường bị cuốn hút vào các
đế quốc như La Mã, Byzantine, Arab, Persian và Ottoman.
Trong
Thế Chiến I, phía tây của Armenia bị đế quốc Ottoman cưỡng bức tái định cư để
chiếm đất và áp dụng các chính sách diệt chủng, đưa đến khoảng một triệu người
bị giết chết.
Đế
quốc Ottoman nhượng phía đông của Armenia cho Nga năn 1828, phần đất này tuyên
bố độc lập năm 1918, nhưng bị Hồng Quân Liên Sô chiếm năm 1920.
Các
lãnh tụ Armenia lúc nào cũng bận tâm về sự tranh chấp vùng Nagorno-Karabakh với
nước Azerbaijan, nơi có nhiều dân Armenia cư trú, vùng này Liên Sô giao cho
Soviet Azerbaijan trong những năm 1920s. Armenia và Azerbaijan bắt đầu đánh
nhau vì vùng này năm 1988 và gia tăng cường độ sau khi cả hai độc lập từ Liên
Sô năm 1991.
Tháng
5/1994, khi cuộc ngưng bắn ba bên giữa Armenia, Azerbaijan, và Nagorno-Karabakh
diễn ra thì các lực lượng vũ trang sắc tộc Armenia đã chiếm được chẳng những
vùng Nagorno-Karabakh mà còn thêm 7 vùng chung quanh – khoảng 14% lãnh thổ
Azerbaijan.
Kinh
tế của hai bên đều bị tổn hại, vì họ không đạt được tiến bộ nào để giải quyết
tranh chấp trong hoà bình.
Thổ
Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới chung với Armenia năm 1993 để hổ trợ cho Azerbaijan,
làm tăng thêm thiệt hại cho sự phát triển kinh tế của Armenia.
Năm
2009, các lãnh tụ cao cấp của Armenia theo đuổi chính sách nối lại tình hữu nghị
với Thổ Nhĩ Kỳ với mong muốn mở cửa biên giới, nhưng chính quyền Thổ vẫn chưa
chuẩn thuận Các Thể Thức (Protocols) để bình thường quan hệ hai nước.
Tháng
1/2015, Armenia tham gia cùng với Nga, Belarus, và Kazakhstan làm thành viên của
tổ chức Kinh Tế Á-Âu Thống Nhất (Eurasian Economic Union).
Armenia
là một quốc gia nhỏ bé ở vùng tây-nam châu Á, với Thổ phía tây và Azerbaijan
phía đông. Về địa chính trị, Armenia tự coi mình là một phần của châu Âu. Tuy
nhiên, Armenia có thể được coi là thuộc châu Âu, hoặc thuộc Trung Đông, hoặc
thuộc cả hai.
Armenia
chỉ rộng 29,743 cây số vuông, nhỏ hơn tiểu bang Maryland của Mỹ, tổng sản lượng
quốc gia năm 2017 chỉ có 11 tỷ đôla, và dân số chỉ có 3 triệu người (http://bit.ly/2w42iaT)
Năm
2017 Armenia thay đổi hiến pháp để từ chế độ tổng thống bán phần (có thủ tướng)
sang chế độ đại nghị.
Dân
Armenia bắt đầu biểu tình ngày 13/4/1018 dưới nhiều dạng thức ôn hoà như xuống
đường, bất tuân dân sự, toạ kháng, sinh viên phản đối, vận động trên mạng, tẩy
chay thương mại. Cuộc biểu tình kéo dài đã trên hai tuần tính đến ngày 28/4,
đòi chống tham nhũng và buộc đảng Cộng hòa Armenia phải nhượng quyền lực.
Hàng
chục ngàn người dân Armenia xuống đường biểu tình ngày 22/4/2018. Ảnh: AP
Các
cuộc biểu tình xảy ra ở ít nhất 11 tỉnh thành ở Armenia với khoảng 115,000 người
tham dự ở thủ đô Yerevan hôm 22/4, và nhiều nơi ngoài Armenia như Glendale ở
California với 5,000 người, Moscow, Marseille, Toronto, Montreal, Vancouver.
Những
người biểu tình vỗ tay, huýt sáo, đánh trống, gõ nồi và bấm còi xe hơi để ủng
hộ dân biểu đối lập Nikol Pashinyan, 42 tuổi. Cảnh sát Armenia thì thờ ơ đứng
nhìn mà không can thiệp (https://bbc.in/2HSuIcz).
Cuộc
biểu tình được vận động bởi ông Pashinyan thuộc đảng đối lập Khế Ước Dân Sự
(Civil Contract party) đòi hỏi thủ tướng đầy quyền lực và cầm quyền liên tục 3
nhiệm kỳ Serzh Sargsyan thuộc đảng Cộng Hoà (Republican Party) từ chức (hai nhiệm
kỳ 5-năm với tư cách tổng thống và nhiệm kỳ thủ tướng bắt đầu hôm 17/4).
Ngày
23/4 ông thủ tướng Sargsyan nhượng bộ và rút lui. Ngày 25/4 đảng Cộng Hoà bị loại
ra khỏi liên minh cầm quyền ARF-Dashnaktsutyun. Ngày 28/4 liên minh cầm quyền
ARF-Dashnaktsutyun ủng hộ đảng Khế Ước Dân Sự.
Đầu
tiên người biểu tình đòi hỏi sự từ chức của ông Sargsyan, sau đó họ đòi bầu lại
quốc hội, kế đến đòi loại đảng Cộng Hoà ra khỏi liên minh cầm quyền, sau đó nữa
là đòi bổ nhiệm ông Pashiniyan làm thủ tướng lâm thời để tổ chức bầu cử lại quốc
hội. Việc bầu tân thủ tướng sẽ diễn ra ngày 1/5 ở quốc hội 105 ghế mà trong đó
đảng Cộng Hoà chiếm 58 ghế. Quốc hội này được bầu cách nay một năm.
Ông
Pashinyan gọi đây là một cuộc cách mạng nhung vì ôn hoà và chỉ có 46 người bị
thương (http://bit.ly/2vWUhnW).
Sau
khi Liên Sô sụp đổ, người dân Armenia xem nước họ là một hãnh diện của mô hình
dân chủ hoá, nhưng sự trì trệ do chế độ quả đầu mọc rễ (oligarchy – quyền lực
và tài sản quốc gia tập trung vào trong tay một nhóm nhỏ) đã làm cho họ thất vọng.
Những
sự phản đối nhỏ và có chiều sâu đã thường xảy ra trong những năm qua với sự
tích cực tham dự của giới trẻ.
Nga
lo ngại “cách mạng màu” đã xảy ra ở Ukraine, Georgia cùng nhiều nơi khác mà bây
giờ là Armenia sẽ lan vào Nga đe doạ chế độ của ông Putin (https://cnn.it/2HTFgIe). Nga
có hai căn cứ quân sự ở Armenia và có các quan hệ kinh tế.
Tổng
thống Nga Putin điện đàm với tổng thống Armen Sarkissian (theo hiến pháp mới
2017 không có thực quyền) của Armenia hôm 25/4, kêu gọi các bên “kềm chế, trách
nhiệm” và giải quyết vấn đề qua “đối thoại xây dựng và TUYỆT ĐỐI TRONG KHUÔN KHỔ
CỦA HIẾN PHÁP”. Theo một số phân tích gia, câu cuối này của ông Putin là một cảnh
cáo rằng cách mạng dân khởi nằm ngoài khuôn khổ của quốc hội hay hiến pháp, sẽ
không được Moscow chấp nhận (http://bit.ly/2I0bUI8).
Chấp
nhận hay không thì yếu tố bên ngoài không phải là yếu tố quyết định, trừ khi
Nga trắng trợn dùng vũ lực để xâm lăng. Hai yếu tố quyết định là lòng dân đã
chán ngấy chế độ và đầu não của chế độ đã mục rữa, nghĩa là thanh gươm lá chắn
công an và quân đội thờ ơ đứng nhìn không can thiệp hay can thiệp để bảo vệ cuộc
biểu tình thay vì đàn áp.
Cộng
Sản Việt Nam sau hơn 70 năm cai trị đất nước đã mọc rễ chế độ quả đầu, gia tộc
hoá chính quyền, tập trung tài sản quốc gia vào trong tay của một thiểu số người.
Tệ hơn nữa, họ còn đi xa hơn chế độ quả đầu để trở thành chế độ đạo tặc
(kleptocracy). Tàn phá Sơn Trà, khai thác Lý Sơn mà FLC đang chiếm đảo là hai
thí dụ điển hình.
Một
đất nước nhỏ bé như Armenia có thể làm cách mạng dân chủ được thì ở Việt Nam tại
sao không?
No comments:
Post a Comment