Nguyễn
Sài Gòn/Người Việt
April
26, 2018
SÀI
GÒN, Việt Nam (NV) – Hừng hực như lửa, kéo dài như dung nham, phủ chụp
xuống mặt đất như một chiến trường bốc khói, bao trùm hết phận người, chia đều
cơn nóng, mọi thứ đều sôi lên không chừa một thứ gì ngoài đôi mắt nhìn để biết
là Tháng Tư đang về.
Đường
phố Sài Gòn ngày nay đông nghịt người, trong cái nắng dường như suốt năm.
(Hình: Getty Images)
Đâu
đó trên TV của nhà nước người ta đang phát hình chương trình ca nhạc đặc biệt
“Giai điệu tự hào Tháng Tư về” như là một lời chào mừng hân hoan, không biết
chúng hát cái gì nhưng chắc cũng không ngoài những bài nhạc đỏ được trộn lẫn
cùng với những ca khúc… trữ tình vui tươi ân ái.
Nó
cho thấy Tháng Tư không còn khô khốc máu lửa nữa nhưng đừng lầm tưởng họ đã
quên đi, khi mà những khẩu hiệu vẫn đỏ lừ trên khắp mọi nẻo đường và âm nhạc ca
tụng xiển dương vẫn là một thứ tiếng động không thể thiếu trên từng cây số.
Không
ai quên khi mà những cơn mộng vẫn đêm đêm quay về trên những tấm lưng mồ hôi
nhơm nhớp ướt, khi mà giấc ngủ vẫn bất an trên từng thân phận, 43 năm đủ cho một
thế hệ khác lớn lên trong nhà tù mới.
Tưởng
là họ sẽ quên đi những gì mà cha ông họ hứng chịu, nhưng những “kẻ thắng cuộc”
thì không bao giờ. Họ kỷ niệm chiến thắng, họ ăn mừng những chiến công, cả guồng
máy thông tin báo chí truyền hình cùng một lúc – thêm một “cuộc tổng tấn công”
lần nữa.
Những
đứa trẻ 40 tuổi “thua cuộc” bỗng nhiên thức giấc trong tiếng hò reo của những kẻ
“thắng trận,” họ bỗng ý thức rằng mình đang ở trong một cuộc chiến khác, một cuộc
chiến mà cha ông họ đã cay đắng bị ép giải giáp quy hàng.
Không
ai chọn cửa để sinh ra nhưng Tháng Tư, năm 1975, vẫn là nỗi buồn kinh khiếp của
những người ra đi và vẫn là cay đắng của kẻ ở lại và đương nhiên nó là niềm vui
bất tận của kẻ chiến thắng, một thứ chiến thắng của kẻ “được bạc” mà có người
đã viết lại nó như là những “kẻ thắng cuộc” khéo léo đến mức mà kẻ thua cuộc
cũng phải méo miệng cười chấp nhận.
Tháng
Tư với những cơn nắng quái kéo dài như một cơn bão lửa, ngày cũng như đêm dội
xuống những hồi ức khốn cùng của một thế hệ khốn cùng, nó làm cho sự thù hằn
ngày càng khoét sâu, làm cho những giấc mơ “hòa hợp hòa giải” trở nên dối trá
xa vời, cho dù hai kẻ cựu thù Mỹ-Cộng đã quay lại bình thường quan
hệ.
Nhưng
những “kẻ thua trận Việt Nam Cộng Hòa” thì sao? Không thấy ai nói đến ngay cả
người bạn Mỹ cùng chiến đấu với mình, trong khi những “kẻ thắng trận” thì ra sức
rêu rao chảnh chọe ngồi vào đàm phán chiến lược và xem họ những người lính chế
độ cũ là một đội quân ngoài lề cuộc chiến. Họ bị gọi là “Ngụy quân, Ngụy quyền”
trong chiến dịch tẩy não của chế độ.
Nắng
như điên, nắng như có mùi thuốc súng, nắng như chảy mỡ, nắng với những cuộc “ra
đi” bao năm rồi vẫn còn vang bi khốc, chạy trên đường quốc lộ, chạy trên đồng,
bơi trên biển mênh mông vô định không biết bến bờ.
Những
cuộc tha hương lưu lạc như thế cứ kéo dài hết thập niên qua thập niên khác, thế
hệ này chưa kịp chết đi thế hệ khác đã lớn dậy, mỗi một thời đại có một đố kỵ
thù hằn khác. Lòng người càng ngày càng ly tán, dân Việt càng ngày càng hoang
vu cách xa nguồn cội.
Có
người nói tuổi trẻ Việt Nam bây giờ đã không kịp nhìn mặt nhau nữa và “Quốc-Cộng”
muôn đời vẫn còn phân cách, khi mà những kẻ giàu sụ mới toanh của đất nước này
bây giờ lại chính là Cộng Sản – những “kẻ thắng cuộc.”
Chúng
đang bòn rút hút cạn hết tài nguyên của tổ quốc để rồi tháo chạy sang Mỹ, nơi
mà một thời chúng đã từng gào lên “Đánh cho Mỹ cút…” như một định mệnh không đội
trời chung của Tháng Tư nắng lửa bạo tàn… (Nguyễn Sài Gòn)
No comments:
Post a Comment