26/04/2018
Người
ta nói thời gian là liều thuốc nhiệm mầu sẽ làm lành mọi vết thương.
Nhưng
có vết thương nào có thể lành được khi mỗi năm ngày 30/4 cộng sản lại cào cấu vết
thương cho thêm chảy máu ? Cứ sau mỗi khi thời gian vừa làm vết thương nguôi
ngoai đau đớn thì đến ngày 30/4 cộng sản lại hể hả cào lên. Và đến nay, cũng với
sự vô cảm sắc lạnh của một lực lượng chính trị đã cướp được chính quyền, qua những
dịp lễ lạc ăn mừng đại thắng mùa xuân hàng năm cho thấy cơn xuất huyết nội vẫn
chưa dừng lại. Người vui vẫn cứ vui đại thắng người buốn cứ buồn ngày quốc hận
không nguôi.
Có
vết thương nào có thể lành được khi mỗi năm ngày 30/4 cộng sản lại cào cấu vết
thương cho thêm chảy máu ?
Với
phe chiến thắng, ngày 30/4 vẫn tiếp tục là ngày kỷ niệm mùa xuân đại thắng và với
phe chiến bại là ngày quốc hận đau thương. Thời gian nhiệm mầu đã mất đi tính
năng hàn gắn những đau thương đổ vỡ. Sự chia rẽ và hận thù giữa những người con
dân trong một nước lớn dần theo năm tháng sẽ phá hủy mọi tiềm năng hòa giải dân
tộc để mọi công dân có thể đóng góp nhân tài vật lực cùng xây dựng một tương
lai chung đáng mơ ước với nhau. Những người cầm quyền có trách nhiệm với tương
lai đất nước và những người có lòng yêu nước hẳn phải nghĩ đến một phương cách
để nhìn lại, xét lại và suy nghĩ lại vì sao đất nước đến nông nổi này trong
ngày 30/4. Mọi người dù thắng hay bại trong cuộc chiến vừa qua đều có lỗi như
nhau nếu biết tự xét mình nghiêm khắc.
Phải
thấu hiểu những người cộng sản với chiến thắng ngày 30/4 nếu không ăn mừng,
không diễn binh, không liên hoan, không diễn văn kể lể chiến công hiển hách và
không nhục mạ người đầu hàng… thì đảng cộng sản mất đi một dịp để củng cố niềm
tin của những người vẫn tin vào đảng như là một lực lượng chính trị bất khả
thay thế. Người cộng sản không có chính danh nên đã khỏa lấp khoảng trống mênh
mông này bằng sự chính đáng của các chiến thắng chống Pháp, chống Mỹ…
Không
phải họ đã ngạo mạn ghi vào hiến pháp Việt Nam họ là lực lượng lãnh đạo duy nhất
của Việt Nam vì họ đã đánh thắng được các đế quốc trong đó có cả ‘đế quốc’ Miền
Nam Việt Nam ? Và nếu chỉ viện ra được cái lý do duy nhất biện minh cho sự cầm
quyền của họ là thắng trận thì rõ ràng họ không có lý do chính đáng để lãnh đạo
trong hòa bình. Hòa bình không phải là chuyện của họ. Vì họ đã bại trận thê thảm
trong hòa bình.
Cộng
sản đã hứa hẹn Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc như là tương lai của đất nước trong
hòa bình nhưng đến nay sau hơn 40 năm cộng sản thực hiện lời hứa hẹn, người dân
Việt Nam đã thấy gì ? Độc Lập thì phải hỏi lãnh đạoTrung quốc xem họ cho độc lập
đến mức nào để khỏi mất thêm lãnh thổ và bớt áp lực chiến tranh. Tự do ? Chế độ
cộng sản tiêu diệt mọi quyền tự do của con người. Và hạnh phúc ? Người ta chỉ
thấy được ở những cấp lãnh đạo cộng sản đang nắm quyền. Xã hội văn minh phát
triển ? Không còn xã hội nào bát nháo, tan nát về mọi mặt như xã hội Việt Nam
hiện nay. Sự thất bại trong tương lai hứa hẹn đã lấy mất tính chính đáng của Đảng
cộng sản Việt Nam. Vì thế ngày 30/4 không thể tiếp tục lấy làm ngày vui mừng mà
phải là ngày được xét lại, trầm tĩnh xét lại vì sao nông nổi.
Với
người chiến bại, đảng cộng sản đã là đảng độc quyền lãnh đạo, chuyện đảng cộng
sản ra sức củng cố niềm tin của đảng viên cộng sản qua chiến thắng 30/4 là chuyện
bình thường nhưng qua hành động này đảng cộng sản đã tỏ rõ sự vô cảm của họ đối
với những người Việt Nam đã bị thiệt hại nghiêm trọng trong chiến tranh. Thậm
chí họ còn dùng bạo lực cấm cản người thảm bại được khóc cho nỗi mất mát của
mình mà phải nuốt hận hòa mình ăn mừng chiến thắng với người đã sát hại mình.
Họ
còn dùng bạo lực cấm cản người thảm bại được khóc cho nỗi mất mát của mình
Trong
tâm lý học, phải để cho người bị thiệt mất được khóc, được kêu gào cho vơi bớt
đau thương thì mới mong hòa giải với chính mình mà chấp nhận thực tế. Dùng sức
mạnh cấm họ kể lể đau thương , đè nén những đau khổ, nó sẽ ẩn khuất vào góc sâu
thẳm của tâm hồn và nó sẽ bộc phát dữ dội khi có cơ hội thuận lợi.Nó có khác gì
đâu với việc Thúy Kiều bị buộc phải gảy đàn ăn mừng Hồ Tôn Hiến đã sát hại chồng
mình.
Một
cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.
Ve kêu vượn hót nào tày…
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.
Ve kêu vượn hót nào tày…
Với
sự tương phản giữa hai đối cực trong ngày 30/4, để lấp bớt khoảng cách chia rẽ,
có lẽ chúng ta cần nghĩ đến một ngày thay thế ngày ăn mừng hay ân hận.
Ngày
Thương Tiếc hoặc Trầm tư Mặc tưởng trong ngày 30/4 sẽ giúp giảm bớt phần nào sự
chia rẽ. Từ sự suy nghĩ lương thiện vì sao đất nước đến nông nổi này sẽ là bước
sơ khởi mời gọi mọi người điềm tĩnh suy nghĩ đến ngày Hòa Giải Dân Tộc.
Hòa
giải dân tộc là chìa khóa duy nhất mở ra một tương lai tươi sáng phải đến với
người Việt Nam.
Cũng
cần trầm tĩnh để hiểu rằng sự tưởng tiếc không có hàm ý gia tăng/nuôi dưỡng căm
thù. Tưởng tiếc là sự trầm tư mặc tưởng để phân tích ta đã làm gì đúng/sai/ để
đất nước đến nông nổi này như hôm nay ? Biết thương tiếc những người đã hy sinh
vì một chính nghĩa và thương xót những người đã hy sinh vì bị phỉnh gạt là biết
thương đến chính mình và tương lai của mình. Sự Tưởng tiếc hy vọng sẽ đưa đến
chấp nhận thực tế và để nếu có thể, tha thứ kẻ thủ ác. Phải suy nghĩ để cùng chấp
nhận nhau là anh em, cùng phải chia sẻ một tương lai Việt Nam chung với nhau.
Ở
các nước dân chủ văn mình giàu có, dù mâu thuẫn trong xã hội không đến mức nghẹt
thở như ở Việt Nam người ta luôn có ngày Hòa giải (Reconliation Day), ngày
Thương Tiếc/Tưởng tiếc/Trầm tư Mặc tưởng (Remembrance Day), thậm chí ở Úc còn
có thêm ngày Xin Lỗi (Sorry Day).
Ở
các nước dân chủ văn mình giàu có người ta luôn có ngày Thương Tiếc/Tưởng tiếc/Trầm
tư Mặc tưởng (Remembrance Day),
Dù
nguyên nhân, hậu quả và đối tượng của những ngày này tại các quốc gia tiên tiến
có khác nhau đôi chút nhưng triết lý/ giá trị Hòa giải, Thương tiếc và Xin Lỗi
đã làm nền tảng thành công cho sự tập trung nhân tài vật lực xây dựng một tương
lại chung với nhau. Đất nước phải là của chung với nhau trong đó mọi người đều
có trách nhiệm xây dựng một tương lai chia sẻ chung với nhau.
Ngày
Hòa giải Dân tộc chắc chắn phải đến như đã được ghi rõ trong Dự án chính trị
Khai Sáng Kỷ Nguyên Dân chủ Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa nguyên. Dù đảng cộng
sản Việt Nam khi ấy còn là lực lượng cai trị, họ có thể là tác nhân cho một
ngày cảm động như thế hoặc không còn, họ sẽ là ‘nạn nhân’ của một ngày như thế,
nhưng trong hiện tại, bước đầu để đi đến ngày cảm động ấy phải là ngày Thương
Tiếc/Trầm Tư Mặc Tưởng/ Suy nghĩ vì sao đất nước đến nông nổi này.
Đất
nước con người Việt Nam đã trải qua những mâu thuẫn khủng khiếp đã bị giải quyết
bằng hàng triệu mạng sống của con người vẫn không có được một ngày cảm động nào
trong ba ngày đáng vinh danh tại các nước tiên tiến phải là nỗi niềm của mọi
người Việt Nam thực sự có lòng yêu nước.
Sơn
Dương
Úc,
26/04/2018
No comments:
Post a Comment