Viễn Đông Daily
Thursday, 26/04/2018 - 08:09:30
HOA
THỊNH ĐỐN - Ủy Hội Hoa Kỳ Bảo Vệ Tự Do Tôn giáo Trên Thế Giới (USCIRF) đã đề
nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn
giáo CPC vì những đàn áp tôn giáo xảy ra trong năm 2017.
Bà
Kristina Arriaga (ngồi giữa), Phó Chủ Tịch Ủy Hội Hoa Kỳ Bảo Vệ Tự Do Trên Thế
Giới (USCIRF), nêu lên trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thượng Đỉnh
USCIRF ở Hoa Thịnh Đốn ngày 18 tháng 4, 2018. (Hình do VCHR - Ủy Ban Bảo Vệ Quyền
Làm Người Việt Nam - cung cấp)
Việt Nam đã từng bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC vào năm 2004 dưới thời Tổng Thống George W. Bush nhưng vào năm 2006 Hoa Kỳ đã rút Việt Nam khỏi danh sách này vì một số những cải thiện về nhân quyền mà Việt Nam đạt được trong quá trình đàm phán WTO.
Bản phúc trình về tự do tôn giáo do USCIRF công bố nhìn nhận Việt Nam đã có những mở tiến về mặt kinh tế tuy nhiên chính phủ lại thường dùng các biện pháp đàn áp với các hoạt động dân sự ôn hòa, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Bìa
tập phúc trình về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới năm 2018.
Theo
phúc trình được công bố ngày thứ Tư, 25 tháng Tư, 2018, trong năm qua nhà cầm
quyền Việt Nam đã gia tăng việc dùng công an mặc thường phục và côn đồ để sách
nhiễu những người theo các tôn giáo không được nhà nước cộng sản công nhận. Mặc
dù Hà Nội nói là công nhận sự đa dạng của tôn giáo nhưng lại chỉ chấp nhận những
tôn giáo nào đã được “đăng ký” với chính phủ.
Cũng theo phúc trình, việc đàn áp nhắm đến nhiều nhóm tôn giáo khác nhau bao gồm Cao Đài, Hòa Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Khmer Krom, Tin Lành của người Thượng và người Hmong, Pháp Luân Công và những người theo đạo ông Dương Văn Mình.
Trong phúc trình lần này, USCIRF cũng đề cập đến hiện tượng CSVN thành lập các nhóm hội Cờ Đỏ để sách nhiễu các tín đồ Công Giáo từ Nghệ An đến Đồng Nai.
Sự việc nhà cầm quyền chiếm đoạt đất đai của các tôn giáo cũng được đề cập trong phúc trình lần này. Theo USCIRF, việc nhà nước cướp đất của Công Giáo và phá sập chùa chiền Phật Giáo đã ảnh hưởng đến việc thực hành tín ngưỡng. Những trường hợp điển hình được nêu bao gồm tu viện Thiên An ở Huế, chùa Liên Trì ở Sài Gòn, vân vân.
Từ Paris, Pháp, Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VHCR) đã hoan nghênh quyết định của Ủy Hội Hoa Kỳ Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới về việc đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc bệt quan tâm. Năm nay, ngoài Việt Nam, USCIRF cũng đề nghị đưa 15 quốc gia khác vào danh sách CPC.
Tuần trước đây, USCIRF đã tổ chức kỷ niệm 20 năm hoạt động. Kể từ năm 2002, mỗi năm USCIRF đều đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào danh sách CPC. USCIRF tỏ ý tiếc là Hoa Kỳ đã rút Việt Nam khỏi sổ đen quá sớm, đưa đến hậu quả Cộng Sản Việt Nam tiếp tục cuộc đàn áp tự do tôn giáo và càng mạnh tay hơn.
Theo phúc trình của USCIRF, Việt Nam “luôn luôn kiểm soát gắt gao báo chí, kiểm soát Internet và các mạng xã hội” dẫn đến trong năm 2017 “điều mà những nhà hoạt động nhân quyền xem như cuộc tấn công kịch liệt vào tự do và nhân quyền phổ cập tại Việt Nam”.
Cũng theo phúc trình, việc đàn áp nhắm đến nhiều nhóm tôn giáo khác nhau bao gồm Cao Đài, Hòa Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Khmer Krom, Tin Lành của người Thượng và người Hmong, Pháp Luân Công và những người theo đạo ông Dương Văn Mình.
Trong phúc trình lần này, USCIRF cũng đề cập đến hiện tượng CSVN thành lập các nhóm hội Cờ Đỏ để sách nhiễu các tín đồ Công Giáo từ Nghệ An đến Đồng Nai.
Sự việc nhà cầm quyền chiếm đoạt đất đai của các tôn giáo cũng được đề cập trong phúc trình lần này. Theo USCIRF, việc nhà nước cướp đất của Công Giáo và phá sập chùa chiền Phật Giáo đã ảnh hưởng đến việc thực hành tín ngưỡng. Những trường hợp điển hình được nêu bao gồm tu viện Thiên An ở Huế, chùa Liên Trì ở Sài Gòn, vân vân.
Từ Paris, Pháp, Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VHCR) đã hoan nghênh quyết định của Ủy Hội Hoa Kỳ Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới về việc đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc bệt quan tâm. Năm nay, ngoài Việt Nam, USCIRF cũng đề nghị đưa 15 quốc gia khác vào danh sách CPC.
Tuần trước đây, USCIRF đã tổ chức kỷ niệm 20 năm hoạt động. Kể từ năm 2002, mỗi năm USCIRF đều đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào danh sách CPC. USCIRF tỏ ý tiếc là Hoa Kỳ đã rút Việt Nam khỏi sổ đen quá sớm, đưa đến hậu quả Cộng Sản Việt Nam tiếp tục cuộc đàn áp tự do tôn giáo và càng mạnh tay hơn.
Theo phúc trình của USCIRF, Việt Nam “luôn luôn kiểm soát gắt gao báo chí, kiểm soát Internet và các mạng xã hội” dẫn đến trong năm 2017 “điều mà những nhà hoạt động nhân quyền xem như cuộc tấn công kịch liệt vào tự do và nhân quyền phổ cập tại Việt Nam”.
“Việc
sử dụng bọn côn đồ ăn mặc thường phục, đa số bọn này làm việc cho công an, bạo
hành các tín đồ tôn giáo và những nhà hoạt động khác nở rộ trong năm 2017.”
Bản phúc trình cho biết thêm rằng “một cách có hệ thống, tiếp diễn, vượt mức thái quá những vi phạm tự do tôn giáo, minh chứng rằng các biện pháp đề ra qua hiến pháp hay pháp luật ngầm nói như bảo vệ tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đành phải bó tay khi chính quyền hay các diễn viên không chính thức vi phạm pháp quyền nhưng chẳng sợ bị trừng phạt, hoặc xem thường các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.”
Bản phúc trình cho biết thêm rằng “một cách có hệ thống, tiếp diễn, vượt mức thái quá những vi phạm tự do tôn giáo, minh chứng rằng các biện pháp đề ra qua hiến pháp hay pháp luật ngầm nói như bảo vệ tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đành phải bó tay khi chính quyền hay các diễn viên không chính thức vi phạm pháp quyền nhưng chẳng sợ bị trừng phạt, hoặc xem thường các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.”
Nhiều cá nhân hay nhóm đoàn bị CSVN làm bia nhắm, chỉ vì họ sống theo đức tin riêng, thuộc nhóm thiểu số, hay kêu gọi cho dân chủ, tự do tôn giáo hoặc không chấp nhận sự kiểm soát của nhà chính quyền, như trường hợp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, các tôn giáo độc lập Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo Khmer-Krom, đồng bào Thượng, người Hmong, Pháp Luân Công, và nhóm tín đồ theo giáo phái Dương Văn Mình.
Ủy Hội Hoa Kỳ nói lên sự quan tâm đối với trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ “còn bị quản chế suốt 19 năm qua. Trước đó, gần 30 năm Ngài trải qua các nhà tù, lưu đày nơi quê quán. Gần đây nhà cầm quyền cấm Ngài về Huế tịnh dưỡng.”
(Nguồn RFA, VCHR)
No comments:
Post a Comment