Chọn
lựa của Nhíp và tâm tư của Pavel…
Nguyễn Hoàng Văn | Báo Tiếng Dân
17/06/2025
https://baotiengdan.com/2025/06/17/chon-lua-cua-nhip-va-tam-tu-cua-pavel/#google_vignette
Chọn
lựa “Hãy nhằm hướng phương Đông mà tiến” của Nhíp, nói theo thơ Tố
Hữu, vậy mà cũng trùng hợp với “tâm tư” sâu kín của Pavel Korchagin, anh đảng
viên cộng sản nòi trong Thép đã tôi thế đấy [1].
Nhíp
là Cao Thị Nhíp, tức Nguyễn Thị Trung Kiên, là “khủng bố danh”. Tôi gọi thế bởi
đó là cái tên cô sử dụng khi còn là một đội viên “biệt động thành”, cái đội ngũ
mà theo diễn ngôn của xứ sở hiện đang là quê hương của cô, chính là
“terrorists”.
Nếu
người làm nghệ thuật như ca sĩ hay kịch sĩ ai cũng có “nghệ danh” thì thứ
“danh” mà Nhíp áp dụng trong cái “nghề” cài chất nổ, ném thủ pháo hay thổi B-40
giữa phố xá đông người là gì nếu không là “khủng bố danh”?
Tôi
biết Nhíp vào năm 1976 từ những tấm lịch treo tường, với cảnh cô ôm AK-47 đứng
cười bên chiếc xe tăng T-54 ngay giữa Sài Gòn. Rồi, cũng năm đó, tôi biết thêm
chút ít về cô từ phim Cô Nhíp khi đời cô được nhà biên kịch
Nguyễn Trí Việt và đạo diễn Khương Mễ tái hiện với không ít mắm muối, gia vị.
Và cũng năm đó, lần đầu tiên tôi động mắt đến Thép đã tôi thế đấy,
cuốn tiểu thuyết được giới thiệu như là tự truyện của Nikolai Ostrovsky, trong
đó những gì mà tác giả từng trải qua hay nung nấu đều được ký thác hết vào nhân
vật Pavel.
Lúc
đó tôi chỉ nhận ra điểm chung giữa Pavel và Nhíp qua cái… khủng bố danh, là sự
“trung kiên”. Cả hai cùng xuất thân từ thành phần nghèo khó. Nhíp từng đi ở đợ,
còn Pavel thì bị đuổi học, phải đi rửa bát thuê. Như là thành phần “cốt cán” nhất
của đội quân vô sản, họ luôn tin rằng “chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân
loại”.
Nhưng
thật mỉa mai, phải mất tới gần nửa thế kỷ sau, từ những ồn ào quanh chọn lựa
sau già nửa người của Nhíp, tôi mới nhận ra rằng cả hai còn có điểm chung khác
là sự… phản trung kiên khi, sâu trong đáy lòng, đã thầm hiểu rằng chủ nghĩa tư
bản mới là mùa xuân mơ ước ấy.
Nhưng
cũng phải nhắc qua câu thơ Tố Hữu đã dẫn ở trên, trong bài “Có thể nào yên?”:
Miền
Nam đó, ngọn đèn mặt biển
Giữa đêm giông, đỏ lửa đưa đường
Hãy nhằm hướng phương Đông mà tiến
Hỡi những tàu trên các đại dương!
Lòng
thì hướng về miền Nam trong khi khẩu khí lại là … Đông tiến, nghe thật mỉa mai,
trớt quớt. Bài thơ viết vào năm 1962, thời điểm mà chủ nghĩa Mao đang ngự trị
trong con tim và khối óc những nhà cai trị cộng sản trên đất Bắc nên tác giả,
phải chăng, bị ám bởi hình tượng Mao Chủ tịch “Đông phương hồng”? Hay nhà thơ
nhắm tới kẻ thù đế quốc, tiến về phương Đông là tiến về nước Mỹ với sứ mạng nhuộm
đỏ thành trì tư bản chủ nghĩa này?
Khác
tọa độ nhưng cùng hướng là Bóng cây Kơ-nia, của Ngọc Anh, viết
về cô gái H’re, được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, được đưa vào chương
trình trung học:
Trời
sáng em lên rẫy
Thấy
bóng cây Kơ nia
Bóng
ngả che ngực em
Về
nhớ anh, không ngủ…
Buổi
chiều mẹ lên rẫy
Thấy
bóng cây Kơ nia
Bóng
tròn che lưng mẹ
Về
nhớ anh mẹ khóc…
Em
hỏi cây Kơ nia:
– Gió
mày thổi về đâu?
– Về
phương mặt trời mọc,
Mẹ
hỏi cây Kơ nia:
– Rễ
mày uống nước đâu?
– Uống
nước nguồn miền Bắc.
Con
giun sống nhờ đất
Chim
phí sống nhờ rừng
Em
và mẹ nhớ anh
Uống
theo nguồn miền Bắc
Như
bóng cây Kơ nia
Như
gió cây Kơ nia.
Tuổi
thiếu niên, đang là học sinh trung học, tôi băn khoăn mãi về cái bóng mát nửa vời
kia bởi, để trọn vẹn cái sự mát, bóng cây kia phải che phủ cả mái đầu chứ? Sao
lại “ngả” ngay vào vùng da thịt nhạy cảm “Bóng ngả che ngực em” để, sau
đó, là cái cảnh như là thèm khát, phải trằn trọc suốt đêm: “Về nhớ anh,
không ngủ”?
Nhưng
quan trọng hơn, trong đề tài đang bàn, là cái hướng nhìn trớt quớt, cũng giống
như Tố Hữu: Dẫu đã nhấn mạnh đến “nước nguồn miền Bắc” thì, cả hai nhân vật, chẳng
nhân vật nào tha thiết động mắt về phương Bắc.
Buổi
sáng bóng ngả “che ngực em”, nghĩa là đang hướng mặt về hướng Đông.
Buổi
chiều bóng tròn “che lưng mẹ”, nghĩa là cũng cùng nhìn về một hướng.
Tha
thiết với “nước nguồn miền Bắc” nhưng tại sao cả hai, cả mẹ lẫn con, chẳng ai
thèm quay mặt về phương ấy mà chỉ “đón gió” từ “phương mặt trời mọc?
Và
bây giờ, mấy chục năm sau ngày lên lịch, lên phim, Nhíp cũng “đón gió” như thế.
Như thể đã cạn kiệt lòng tin, đã không thể kiên nhẫn nổi nữa với cái “chủ nghĩa
cộng sản – mùa xuân nhân loại” không bao giờ đến, thôi thì tìm đến vùng đất hứa
của đế quốc – tư bản và khi làm như thế, Nhíp đã biến tâm tư sâu kín của Pavel
thành… hiện thực. Nhân vật chính kiên cường và khắc kỷ trong cuốn sách từng làm
gối đầu giường của bao thế hệ đoàn viên thanh niên cộng sản kia, vậy mà, đã có
lần hớ hênh bộc lộ những khát thèm vật chất tư bản khi thề thốt với mẹ:
“Mẹ
ơi, con đã thề không nghĩ gì đến gái, nếu ta chưa diệt hết bọn tư sản trên khắp
thế gian này. Chắc mẹ lại bảo như thế thì phải chờ lâu lắm phải không? Không
đâu, mẹ ạ, bọn tư sản chẳng đứng được lâu nữa… Rồi tất cả loài người sẽ là một
nước cộng hòa. Và các cụ ông, cụ bà già như mẹ đã suốt đời làm lụng thì sẽ được
sang nghỉ bên Ý, ở đấy ấm áp, chung quanh toàn là biển cả. Ở bên nước Ý, không
bao giờ có mùa đông, mẹ ạ. Chúng con sẽ đưa mẹ, những người già như mẹ, đến ở
trong những dinh cơ của bọn tư sản, và mẹ sẽ ngồi sưởi nắng ấm. Còn chúng con,
chúng con sẽ đi sửa nốt bọn tư sản bên Mỹ” [2].
Nghĩa
là, ngay từ đầu, Pavel đã thể hiện những mầm mống của cái sự “biến chất”, “hủ
hóa” hay “tự diễn biến”. Thì cứ cho là Pavel bày tỏ lòng hiếu với mẹ, muốn dành
những gì cho là “tốt nhất”, “xứng đáng nhất” cho mẹ nhưng một khi đã nghĩ đến
điều như thế cho người thân yêu nhất thì cũng sẽ có lúc nghĩ đến điều đó cho
mình.
Như
vậy, khi chạy vạy và, rất có thể, tốn kém rất nhiều để được được đưa thân sang
Mỹ cho tư bản Mỹ… sửa, Nhíp đã thể hiện sự “hiếu thảo” đó cho mình, cho chồng,
cho con. Cũng như bao nhiêu đồng chí khác của Nhíp đã và đang cố để được “hiếu
thảo” như thế với mình hay với vợ, với con, như những nhân vật nổi bật trên
truyền thông, nào là Nguyễn Công Khế, nào là Vũ Hạnh v.v…
Nhìn
bề ngoài thì Vũ Hạnh – kẻ sống ở Sài Gòn mấy chục năm mà không “thấm” được một
tí ti nét nhân văn và hào sảng của đất Sài Gòn – đã “trung kiên” cho tới cuối đời.
Cũng là dân nằm vùng nhưng ít ra Phạm Xuân Ẩn đã hết lòng vì bạn cũ, tìm cách cứu
người mình từng thọ ơn là Trần Kim Tuyến vào giờ phút cuối, giúp cựu trùm mật vụ
này di tản trót lọt vào ngày 30/4/1975.
Vũ
Hạnh thì ngay hôm đó đã xông xáo chỉ điểm, làm hại bao nhiêu văn nghệ sĩ miền
Nam, trong đó có những người từng đấu tranh cho Hạnh, ký tên đòi trả tự do khi
Hạnh lúc bị chính quyền miền Nam bỏ tù vì tội danh hoạt động có lợi cho cộng sản.
Thậm chí, mấy chục năm sau đó, năm 2007, khi Công ty văn hoá Phương Nam và Nhà
xuất bản Văn nghệ TPHCM in lại 4 tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu, và truyện
dài Nguyệt Đồng Xoài của Lê Xuyên, Vũ Hạnh vẫn chưa hết… trung
kiên, hằn học nhảy ra đấu tố.
Nhưng
cũng ông Vũ Hạnh “trung kiên” này lại cày cục đưa con đến Mỹ, rồi cày cục xin
visa đi Mỹ thăm con và, lại cạy cục xin gặp nhà văn Võ Phiến, người mà theo
ngôn ngữ của Hạnh là một “biệt kích văn hóa”, sẽ bị Hạnh đấu tố thẳng tay nếu kẹt
lại trong nước [3].
Hán
vương còn mặt mũi nào,
Nhổ
rồi lại liếm làm sao cho đành
Với
thứ hạng này thì mặt mũi chẳng là cái gì, cần nhổ thì nhổ, cần liếm thì liếm.
Sang hèn hay cao thấp, đội ngũ từng xem Pavel là thần tượng hiện đang đầy rẫy
thứ hạng này. Nhưng sự đời luôn phức tạp, nó không rạch ròi như thế mà còn rối
tung lên với hạng rất muốn “liếm” nhưng vì không thể nên mới ra vẻ ta đây không
thèm “liếm” và, như để giải tỏa ẩn ức, mới càng “nhổ” tợn.
Loại
này thì rất nhiều, trong đội quân nhặng xị gốc gác từ “đảng năm hào”, hỗn danh
của “binh chủng tuyên truyền” hình thành đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2004
khi, với mỗi ý kiến phản hồi từ dư luận mạng, người viết sẽ được thưởng cho năm
hào [4]. Sang Việt Nam thì “ngũ mao quân” trở thành “dư luận viên”, tập trung
những kẻ thi nhau nhổ để lãnh tiền cũng có, để giải tỏa ẩn ức cũng có và, cũng
có khi là cả hai, một công đôi chuyện…
__________
Chú
thích:
1. https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/nhung-that-bai-nhin-thay-tu-dai-le-50-nam-giai-phong/
Chuyện
mỉa mai là trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 tháng 4 vừa qua, chính quyền ở Sài
Gòn quảng bá hình ảnh cô ôm súng AK-47 chỉ đường cho xe hem, trong khi cô đã định
cư ở Mỹ từ lâu.
Có
thể xem hem thông tin này:
https://www.facebook.com/ethongluan.org/posts/696842230745305
2. https://file.nhasachmienphi.com/pdf/nhasachmienphi-thep-da-toi-the-day.pdf
3.
Võ Phiến đã từ chối thẳng tay, không tiếp Vũ Hạnh:
https://www.diendantheky.net/…/ngo-vinh-gia-inh-bach…
4.“Wu
Mao Party” hay “Fifty Cent Party”, bắt đầu từ “sáng kiến” của chính quyền thành
phố Trường Sa (Chang-sha), thủ phủ tỉnh Hồ Nam (Hu-nan) vào năm 2004.
Để
tô vẽ uy tín của các nhà lãnh đạo địa phương, Sở thông tin thành phố thuê một đội
quân bút chiến chuyên viết các bài tuyên truyền trên mạng (blog, Facebook,
Twitter), cứ “comment” mà người đọc đưa ra thì sẽ được thưởng năm hào. Vài
tháng sau chính quyền tỉnh Giang Tô (Jiangsu) bắt đầu tuyển mộ “ngũ mao quân”
tương tự thành phố Trường Sa.
Đầu
năm 2007 Hồ Cẩm Đào ra lệnh “tăng cường mặt trận xây dựng ý thức hệ và dư luận
quân chúng để tạo nên một hình ảnh tích cực” cho đảng, “Ngũ mao đảng” càng phát
triển mạnh hơn.
Tại
Việt Nam nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi công
khai thừa nhận trong “Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc” ngày 9/1/2013 là
cơ quan ông đã tổ chức đội ngũ “900 dư luận viên”.
https://gking.harvard.edu/files/gking/files/50c.pdf
No comments:
Post a Comment