‘Thuyền’ của Nguyễn
Đức Tùng: Đi và về, ở giữa là khoảng trống của mất mát
Nguyễn Viện
Gửi cho
BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
25
tháng 6 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4g2pdjq928o
Thuyền.
Không chỉ là một phương tiện di chuyển trên sông biển, mà "thuyền"
còn là một ám thị về sự lênh đênh hay một bến bờ. Xưa đã thế, bây giờ vẫn thế.
Trong thời đại chúng ta, cả thế giới đã chứng kiến một bi kịch nhân loại gọi là
"thuyền nhân", để chỉ những người đi tìm tự do bằng thuyền trong giai
đoạn từ sau 1975 đến 1990.
Thuyền cũng là tên và nội
dung cuốn tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Đức Tùng vừa được Nhà xuất bản Phụ Nữ
Việt Nam ấn hành. Một bất ngờ can đảm của những người thực hiện. Bởi đây là lần
hiếm hoi một tác phẩm đề cập đến một trong những vấn đề "nhạy cảm" nhất
của Việt Nam được cho ra mắt công chúng, những người vượt biên, cho dù đề tài
này đã rất cũ trong văn chương hải ngoại.
Việc
được phép xuất hiện của Thuyền trong nước sau 50 năm chấm dứt
chiến tranh, vì thế, có thể còn một ý nghĩa khác ngoài văn chương.
Nhà
văn Nguyễn Đức Tùng (bìa trái) trong buổi giao lưu ra mắt sách tại Sài Gòn
Thuyền gồm 55 chương. Mỗi
chương có một đề tựa như những tùy bút riêng, rời rạc… kể về hành trình của một
người vượt biên tìm đường sống ở một nơi xa lạ rồi trở về, luôn luôn trở về, bằng
những ký ức vừa ngọt ngào vừa xót xa, đau đớn.
Từ
chương 1 mang tên Thày bói và chương cuối 55 Gọi hồn cho
thấy con người không còn niềm tin vào chính mình hay cuộc sống. Tuyệt vọng và mất
phương hướng. Thần linh không phải trên trời, mà thần linh trú thân nơi một cô
xào bài bói toán, một bà đồng cốt ấm ớ. Niềm tin được phó thác vào những kẻ
mông muội. Số phận con người được định đoạt bởi những kẻ khác, ở đây là những
cô du kích, những anh biên phòng, những tên cướp biển, những tài công, những
người thiện tâm cứu vớt, những nhân viên tị nạn… Sự may mắn và bất hạnh lúc nào
cũng liền kề nhau, những cái chết vì đói khát, bị giết, bị hãm hiếp, bị bán đi…
Những lo âu triền miên, những đau đớn và nhục nhã bất tận.
Thế
thì:
"Tại
sao tôi phải đi?"
Có
thể là:
"Không
ai muốn sống quá lâu những ngày bị săn đuổi, những đêm nhợt nhạt mất ngủ. Tôi
nhìn thấy bầu trời sau vai người thầy bói, ngoài cửa sổ, tím lại. Mặt trời khuất
sau mây đục. Ngọn cỏ trên vách tường gạch nhà hàng xóm nhô ra, tuổi trẻ đi qua.
Ước
vọng lớn nhất của con người là tự do."
Nhưng
tự do là một con đường vô định:
"Tôi
mất ý thức về phương hướng. Không gian chỉ còn một chiều, phía trước, phía sau.
Phía sau là quê nhà, phía trước là sự chọn lựa."
Sự
chọn lựa ấy có quá nghiệt ngã không khi con người phải đánh đổi bằng sự nhục
nhã, nỗi thống khổ và cả mạng sống?
Rồi,
con người đã tìm thấy gì trong "Ý nghĩa của sự ra đi?
Mất
mát."
Cảm
thức về sự mất mát trải đều qua từng trang của cuốn tiểu thuyết này. Nó dìm người
đọc vào nỗi cảm hoài da diết. Như ngọn lửa của cây nến vừa ấm áp vừa mong manh.
Nó làm chúng ta sợ. Bóng tối của hung ác và sự mù lòa trong mỗi bước chân.
Nhà
văn Nguyễn Đức Tùng và Thuyền
Tôi
chưa từng lên thuyền ra biển, nhưng đau thương của những ra đi mịt mờ tăm tối ấy
cũng đã đến với tôi và có lẽ sẽ ở lại mãi mãi, như Nguyễn Đức Tùng, không chỉ
là ký ức, mà là một nỗi đau… Một lá thư từ Thái Lan của người tôi yêu gởi về lần
cuối, "em đã bị hiếp 21 lần và đang nằm nhà thương"… Tôi thấy mình bị
lăng nhục, nỗi ám ảnh lớn nhất trong văn chương tôi. Cũng vì thế, tôi tìm thấy
sự đồng cảm với văn chương của Nguyễn Đức Tùng.
Nguyễn
Đức Tùng vốn là một nhà thơ và phê bình. Tùy bút là một thế mạnh của anh, vì thế
chúng ta tìm thấy trong tiểu thuyết này những tùy bút rất hay, đôi khi có vẻ chẳng
liên quan gì đến câu chuyện. Điều ấy làm cho Thuyền mất tính hấp
dẫn, ly kỳ của những sự kiện khốc liệt, bi thảm. Bù lại, Thuyền lại
cho chúng ta những cảm xúc tinh tế, sâu lắng của những suy tưởng, những hồi hướng
về cuộc lữ bi tráng của con người trước bản thể và số phận.
"Có
một nơi trên trái đất ở đó người ta không chết, họ chỉ biến mất."
Văn
chương của Nguyễn Đức Tùng đẹp và dày. Đọc Nguyễn Đức Tùng là chúng ta đọc một
tâm hồn, một nỗi cô đơn và sự tráng lệ của chữ nghĩa.
"Không
có em, anh phải tới đám đông một mình."
Tôi
rất thích những câu văn ngắn như thế.
"Đôi
khi một cuộc tình lấy đi hết một cuộc đời. Không chừa lại gì cho người
khác."
Tình
yêu trong Thuyền như một niềm an ủi, một điểm tựa và một quê
hương. Tình yêu chính là cứu cánh để chúng ta tiếp tục cuộc sống này và tình
yêu cũng giải thoát chúng ta khỏi mọi oan khiên của cuộc đời. Tình yêu cũng là
chỗ chúng ta trở về. Có lẽ vì thế, Thuyền không có dấu ấn của
hận thù, mặc dù có những điều rất đáng để hận thù và không thể tha thứ.
Tôi
đã phải đọc Thuyền rất chậm. Bởi vì Thuyền lênh
đênh từng chữ. Sẽ phải tiếc nếu chúng ta chỉ đọc lướt qua. Khép lại trang cuối,
tôi quên hết mọi chi tiết, mọi con chữ, nhưng dường như sự lênh đênh vẫn như
con thuyền không bến. Nó đưa tôi vào những diệu vợi của ý nghĩa nhân sinh.
Đi
và về, ở giữa là khoảng trống của sự mất mát được gọi là quê hương.
------------------
·
Nhà văn Nguyễn Viện sinh năm 1949 tại Hải Dương, hiện sống
và viết tại Sài Gòn. Ông đã xuất bản khoảng 15 đầu sách, trong đó có một số tác
phẩm tiêu biểu: Rồng
và Rắn (Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2002), Nhảy múa để
chết (NXB Tiếng Quê Hương, Hoa Kỳ, 2013), Đĩ thúi & phần
còn lại ở cõi chết (NXB Chương Văn, Hoa Kỳ, 2015), Ngồi bên lề
rất trái (NXB Giấy Vụn, 2016), Ở phía đông âm phủ (Một phiên bản
khác) (NXB Tiếng Quê Hương, 2024 và NXB Nhân Ảnh Canada, 2025).
-------------------
Tin
liên quan
Nguyễn Viện, đã đến
phía đông âm phủ
29
tháng 9 năm 2024
No comments:
Post a Comment