Việt Nam trong cuộc
chiến bị lãng quên ở Campuchia
Tiến sĩ Ang Cheng Guan
Đại
học Công nghệ Nanyang, Singapore
Joaquin
Nguyễn Hòa,
dịch
29
tháng 6 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c78n7vw13vvo
Phần
lớn các công trình nghiên cứu về cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba được thực hiện
bởi các nhà báo và các nhà khoa học chính trị, đặc biệt là các chuyên gia về
quan hệ quốc tế quan tâm đến châu Á và/hoặc Đông Dương, trong thời gian cuộc
xung đột đang diễn ra. Cũng giống như những tường thuật đương thời, các nghiên
cứu ấy chủ yếu dựa trên các nguồn mở, báo chí, và rất hạn chế về nguồn tài liệu
lưu trữ, nếu không muốn nói là hầu như không có.
Sự
quan tâm và các bài viết về cuộc chiến giảm đi đáng kể từ những năm đầu thập
niên 1990. So với sự phong phú của các công trình nghiên cứu về cuộc chiến
tranh Đông Dương lần thứ hai (còn được biết đến với tên gọi Chiến tranh Việt
Nam) – vốn vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ – tài liệu về cuộc chiến Đông Dương
lần thứ ba rất ít, và mức độ gia tăng của chúng hầu như không tạo ra chuyển biến
đáng kể nào. Nhà sử học Edwin Martini ghi nhận rằng, không giống như hai cuộc
chiến Đông Dương kéo dài trước đó, giai đoạn "sau 1975" nói chung,
hay cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba nói riêng, thường bị xem nhẹ và gạt ra
ngoài lề như một ghi chú hoặc đoạn kết mà thôi. Mặc dù Martini đưa ra nhận xét
đó từ năm 2009, nhưng cho đến nay, tình trạng của lĩnh vực nghiên cứu này vẫn
không có gì thay đổi.
Tương
tự như cách cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946–1954) gắn liền với cuộc chiến lần thứ
hai (1954–1975), giữa cuộc chiến thứ hai và cuộc chiến lần thứ ba
cũng có một sự tiếp nối rõ rệt. Tia lửa châm ngòi cho "đám cháy" – tức
cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba – bắt đầu bằng cuộc tấn công của
Việt Nam vào Campuchia vào tháng 12 năm 1978, kéo theo cuộc chiến Việt-Trung
vào tháng 2 năm 1979, có thể được truy nguyên từ giai đoạn cuối của Chiến
tranh Việt Nam, với sự kiện Lon Nol lật đổ Sihanouk vào tháng 3 năm 1970. Tương
tự như quan hệ Việt Nam–Campuchia, không cần phải quay ngược về thời kỳ tiền hiện
đại để giải thích những khó khăn và thách thức trong quan hệ Việt Nam–Trung Quốc.
Từ thập niên 1970, đặc biệt sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard
Nixon vào tháng 2 năm 1972, mối quan hệ này đã trở nên kém mặn nồng. Đến cuối
cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai, quan hệ giữa Việt Nam với cả hai quốc gia –
Campuchia và Trung Quốc – đều đã trở nên mong manh, dễ đổ vỡ và bùng nổ.
No comments:
Post a Comment