Sách
lược cân bằng nào của Việt Nam trong bối cảnh Ấn Độ-Thái Bình Dương?
Benoit de Tréglodé *
Người dịch Phan Tấn Khôi**
Tháng Sáu 24, 2025
Sau mười ba năm đứng đầu đảng cộng sản
việt-nam (ĐCV), tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ,mất vào tháng bẩy 2024 , đã
được tướng 4 sao Tô Lâm thay thế , cựu bộ trưởng bộ Cảnh sát quốc gia
(2016-2024) , đã được chỉ định vào chức vụ chủ tịch nước Cộng hòa từ
tháng năm đến tháng mười 2024 và kể từ đó chiếm địa vị chức vụ tổng bí thư của
ĐCV , Nguyễn Phú Trọng đã tổng quát hóa ra ngoại quốc chính sách “ngoại giao
cây tre” của ông ta, một chính sách ngoại giao dựa vào thế cân bằng giữa
các cường quốc.
Theo dòng lịch sử Việt Nam đã luôn luôn có ý chí bảo tồn những quyền lợi của
mình qua những đồng minh đa dạng và sự lưu loát trong các ý chí tư tưởng của
mình. Một trong những điểm ngoại giao của họ là phản ứng chút ít,
chờ để xem những nước khác phản ứng như thế nào rồi mới hành động sau đó. Sự áp
đặt của Trung-quốc trên chính trường quốc tế dẫn dắt một cách máy móc Hanoi xáp
gần lại Washington, để chống lại ảnh hưởng thường được cho là quá lấn áp
của người láng giềng to lớn, nhưng cũng trở lại với Bắc-kinh, để
tránh bị người Trung hoa trách cứ họ đã xáp quá gần với người Mỹ. Với
To Lam, chính sách ngoại giao việt nam theo đuổi cái mục tiêu sách lược tự
chủ và bảo vệ tình trạng bất biến (statu quo) an toàn tại vùng Đông
nam Á châu.
Việt Nam trong bóng dáng Trung quốc ?
Đối diện với một láng giềng như Trung-quốc mà Việt Nam đã có một mối quan hệ lịch
sử phức tạp và luôn dấy lên những thái độ đa dạng trong nước mình, dù sao
sách lược cân bằng của quốc gia này đã có những biến đổi trong những năm
gần đây . Trong chức vụ cũ bộ trưởng Cảnh sát an ninh xã hội, To
Lam đã không ngần ngại củng cố những mối liên hệ của nước mình với Bắc-kinh.
Từ ngày ký thỏa ước đối tác chiến lược toán diện năm 2008 với Trung-quốc,
Việt Nam có được một bản lề an ninh bao gồm sự phát triển hợp tác cảnh sát giữa
hai Quốc gia (1). Tại Việt Nam cũng như tại Trung-quốc, các nhà
lãnh đạo e ngại sư phát sinh những rối loạn xã hội kèm theo việc quốc gia
họ mở cửa ra thế giới. Năm 2023, Việt Nam đếm được 77,93 triệu
người sử dụng hệ thống thông tin toàn cầu (internet), khoảng 79,1 % dân số của
họ. Đối với ĐCV việc kiểm soát dân chúng là một thách thức chính trị
ưu tiên hàng đầu, một quan điểm được Đảng cộng sản Tầu (ĐCT) chia sẻ.
Năm 2019, Hanoi áp dụng theo mẫu mực Trung-quốc và với sự giúp đỡ của
các chuyên gia xứ này, một bộ luật về an ninh mạng lưới thông tin để kiểm
soát hữu hiệu hơn các mạng lưới này. Thời gian gần đây , chính quyền việt-nam
không còn cho thấy cảm giác e ngại của họ như là trong quá khứ những cơn giận dữ
của nhũng người yêu nước chống lại Trung-quốc . Vào tháng mười 2023 ,
Nguyen Phu Trong đã chính thức hóa một chương trình đào tạo các cán bộ giữa ĐCT
và ĐCV . Hàng năm, những cán bộ trong chính quyền việt-nam (ở mọi tầng lớp của
hệ thống hành chánh họ) phải sang Trung-quốc để theo học những khóa huấn luyện
chính trị ; có điều gì mới kể từ đó , chính là việc báo chí việt-nam nhái lại sự
việc đó mà không làm phát sinh ra những lời phê phán thù nghịch trên các hệ thống
mạng. Chỉ trích trên mạng lưới thông tin những khía cạnh đặc biệt của sự
xáp gần lại các lãnh vực kinh tế, chính trị hay an ninh giữa ViệtNam và
Trung-quốc những người phê bình phải đối mặt với việc xét xử ngay tức
thì. Việc chỉ trích chính quyền, cho tới giờ rất phổ biến trên các
hệ thống mạng xã hội và trong nhiều bài viết chính trị, kể từ nay hiếm thấy
trong công chúng. Rất nhiều người đối kháng chính trị (người đăng bài
trên mạng thông tin, người tác động môi trường, trí thức) đều
đã bị bắt trong nước và những người tranh đấu cho nhân quyền đều bị điều tra.
Việc Trung-quốc đạt được sự gấn gũi trong các lãnh vực chính trị và kinh tế tại
Việt Nam là một điều cấm kị do chính quyền bảo quản nghiêm ngặt.
Với Washington : một mối liên hệ mong manh
nhưng có tính cách chiến lược
Trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa các cường quốc,
ngoài ra Việt Nam còn rất chú ý để không làm mất lòng người Mỹ. Hoa-kỳ là
thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và là đối tác thương mại thứ nhì
(sau Trung-quốc). Nhưng cái ý niệm kinh tế thực dụng đó dù sao cũng mong
manh. Những cuộc trao đổi gia tăng không đủ nhanh để bắt kịp sự phát triển
nền kinh tế việt-nam , và trong vài lãnh vực còn giảm bớt nữa.
Trong mùa hè 2024, Hoa-kỳ đã loại bỏ sự đòi hỏi của việt-nam được xếp loại
vào những quốc gia có “ nền kinh tế thị trường” , một quyết định đã làm
các cấp chình quyền rất thất vọng (2). Trong bối cảnh đó, Việt Nam
cần đến nèn kinh tế Trung-quôc. Với một nền thương mại song phương khoảng
172 tỷ dollars, Trung quốc là thị trường xuất cảng thứ hai của Việt nam
và khynh hướng này còn được củng cố nhanh chóng. Trong khoảng bẩy tháng đầu
năm 2024, những cuộc đầu tư của Tầu đã được nhân lên gấp bẩy lấn tại
Việt Nam , một sự gia tăng 77,6 % đối với năm 2022. Nhưng xứ này có một
cánh cân thương mại bất bình đẳng với Bắc-kinh , một gia tăng mức thiếu hụt hơn
56 % trong sáu tháng đầu năm 2024 để đạt tới 32 tỷ dollards, vậy thì đối với
Hanoi không cón vấn đề quay lưng lại với một chính sách cân bằng giữa hai cường
quốc, Washington cung cấp một phương tiện hedging (sự bảo
hành, trả nợ) mấu chốt cho chính quyền việt-nam trong trường hợp căng thẳng với
Bắc-kinh.
Với Hoa-kỳ, sự lo ngại của cấp lãnh đạo việt-nam cũng là một chiến lược.
Xứ này muốn lợi dụng chính sách quyết đấu của Washington trong hồ sơ biển Đông
nam luôn luôn chống đối Trung-quốc. Trong bối cảnh Ấn độ-Thái Bình
dương, Việt nam đạt được điểm quan trọng địa-chiến lược đối với
Washington. Dù sao Hanoi cũng rất thận trọng để dìn giữ một chính sách
cân bằng về những vấn đề nhạy cảm này ; không có vấn đề phải làm cho người
Tầu có cảm giác là Việt Nam quay về phía Hoa-kỳ trong bối cảnh Ấn độ – Thái
bình dương ; mặc dù điều đó xảy ra nếu hiện nay người Mỹ gia tăng gấp đôi
những đề xuất để thử thuyết phục Việt Nam đừng có quá nghiêng về phía
Trung-quốc(3). Nhưng sách lược ấn độ – thái bình dương của Mỹ , và lôi
kéo theo họ cùng sách lược của các xứ tây-âu , tiếp tục được các cấp lãnh đạo
việt-nam chiếu cố một cách e dè. Một số cán bộ thận trọng hơn
để mặc đối tác họ làm việc (vừa thử lợi dụng tối đa tình trạng tài
chánh), biết rằng dân Tây-âu đều có lợi trong vấn đề này, một số
khác không ngừng chỉ trích họ có một <sự ly khai với các quốc gia Á-châu mà
họ không thấu triệt rõ> (4). Các nhà lãnh đạo việt-nam không còn lo sợ
nữa như là trong quá khứ các xứ tây-âu đòi hỏi họ phải thay đổi chính sách (về
vấn đề nhân quyền và nhất là sự tự do tín ngưỡng). Quyền lực của họ trên
chính trường vùng kể từ nay được củng cố hơn, và họ cũng biết là họ có thể
dựa vào Trung-quốc để bảo vệ vị trí của họ.
Sự củng cố an toàn việt-nam
Như là truyền thống dối với một vị lãnh đạo mới việt-nam, To Lam đã sang
thăm Trung-quốc cho chuyến du lịch đầu tiên ra ngoại quốc, hai tuần sau
khi được chỉ định vào vị trí tổng bí thư (5). Trong dịp một cuộc viếng
thăm tháng tám 2024, 14 thỏa thuận đã được hai Quốc gia ký nhận. To
Lam đã nhắc đi nhắc lại là những mối liên hệ với Trung-quốc đều là một “ưu tiên
tuyệt đối” đối với Việt Nam. Hanoi ủng hộ “đề xuất cho một nền văn minh
toàn cầu” của Xi Jinping, đã khẳng định là những chương trình này nhằm bảo
vệ những quyền lợi chung cho cả nhân loại, kích thích nền hòa bình và tạo
ra một thế giới tốt đẹp hơn (6). Những nhà lãnh đạo giỏi giang của họ hiểu rằng
một Việt Nam mạnh về kinh tế, chính là một ĐCV hùng mạnh, mà cũng do đó , một
niềm bảo đảm cho thể chế sống còn. Mặc dù những tranh chấp hàng hải với Bắc-kinh
tại biển Nam hải, Hanoi ước lượng là Trung-quốc sẽ giữ một vai trò lớn mạnh
và Hoa-kỳ không còn một hy vọng nào để cạnh tranh với họ trong
vùng. Nhân dịp hội nghị diễn đàn kinh tế thế giới do Trung-quốc tổ
chức tại Dalian tháng sáu 2024, Thủ tướng Pham Minh Chinh , một người được
nổi tiếng là thân cận với các nhà lãnh đạo Tầu, đã nhấn mạnh “vai trò
quan trọng của Trung-quốc trong việc phát triển thế giới” , ông ta quyết
tâm, nhân danh chính phủ ông, làm việc với Bắc-kinh để xây dựng một
“cộng đồng có cùng định mệnh”.
Trong bối cảnh của sự gia tăng mạnh mẽ mối cạnh
tranh Tầu-Mỹ tại Á-châu, và một năm 2025 đầy kỷ niệm yêu nước của Hanoi
(50 năm cưỡng chiếm Saigon ngày 30 tháng tư 1975, 80 năm đảo chính tháng
tám 1945 và ngày tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ngày 2 tháng chín 1945),
Việt Nam theo đuổi việc củng cố an ninh cho hệ thống Quốc gia
họ (7). Cùng song song, To Lam củng cố quyền lực của mình nhờ vào,
giống như người tiền nhiệm, chiến dịch to lớn chống tham
nhũng do Đảng tung ra dưới tên “Lò lửa nóng bỏng”.
Trong những năm gần đây, hàng trăm cán
bộ đang được huấn luyện và nhiều công chức cao cấp đã bị sa thải , và thường bị
bỏ tù, trong khung cảnh của chiến dịch này do Nguyen Phu Trong tung ra
trước đây. Tại Việt Nam, tham nhũng là chuyện thường và được tổng
quát hóa, do sư suy yếu của nền tư pháp từ hạ tầng cơ sở , do sự bất ổn định
tài chánh và do những quyết định hành chánh trái ngược nhau được phổ biến
rộng rãi.
Nhưng một cách cụ thể hơn, phần lớn những
nhân vật bị bắt trong những chiến dịch rất phổ biến đó trước tiên là được coi
như là những thành phần chống lại vị tổng bí thư của ĐCV. Trong mùa thu
2023, To Lam, chắc chắn sẽ được kế vị Nguyen Phu Trong, cướp
lấy quyền hành xử các chiến dịch đó, ông ta dành lại được phương tiện
đang thiếu sót để bổ túc việc thăng tiến cuối cùng đến hàng đứng đầu thề chế.
Cùng lúc đó, Quốc hội bỏ phiếu chấp nhận một dự luật về những lực lượng bảo
vệ hành chánh và an ninh ở mức cơ sở địa phương đối lại việc dân Thượng miền
núi trên Cao nguyên tấn công hai đốn cảnh sát vào tháng sáu (chín cảnh
sát bị giết). Văn bản mới này hợp thức hóa việc gia tăng sĩ số nhân viên
An ninh công cộng trong mọi tỉnh thành : gần 300 000 nhân viên cảnh sát
thêm vào những chức vụ tại địa phương và một sự gia tăng ngân sách an
ninh gần tới mức 56 tỷ đồng [2.2 triệu euros] cho mỗi khu hành chánh.
Bộ Cảnh sát từ đây được giao cho cánh
tay mặt của To Lam, tướng cảnh sát Luong Tam Quang, xác nhận vai trò hành
chánh có tầm ảnh hưởng lớn nhất của guồng máy Quốc gia, với gần hai
triệu nhân viên rải rác trên toàn lãnh thổ. Trên chính trường quốc tế
cũng như tại nội địa, các sách lược cân bằng của Việt Nam tiếp tục được
xây dựng chung quanh quyền lực của Đảng cộng sản, một lực lượng cảnh sát kiểm
soát dân chúng gắt gao và với sự củng cố việc xáp lại gần Trung-quốc của
Xi Jinping.
*Benoit de Tréglodé , “ Quelle stratégie d’équilibre du Viet Nam dans
le contexte de l’Indo-Pacifique”, Lettre d’information géopolitique
d’Areion Group, vendredi 13 juin 2025. Giám-đốc nghiên cứu tại
Viện nghiên cứu chiến lược Trường quân sự (Institut de recherche stratégique de
l’École militaire)
Quảng cáo
**Phan Tấn Khôi, >>Tốt nghiệp Đại-học Sư-phạm Saigon, ban Pháp-văn,
niên khóa 1960 – 1963. >> Cao học Nghiên cứu giáo dục,
ĐHSP Saigon, niên khóa 1970 – 1972, Chuyên viên nghiên cứu tại
Nha Sưu tầm và nghiên cứu, Bộ giáo dục Saigon, 1973 – 1975
Ghi chú
·
Benoit de Tréglodé, “Việt Nam – Chine : an
ninh trên mạng lưới thông tin toàn cầu và việc kiểm soát xã hội”, RDN, số
852, hè 2022, 116-120
·
Phân biệt với 72 quốc-gia khác, trong số
đó có Anh-quốc, Canada, Mexique, Úc-đại lợi, Ấn-độ, Nam Hàn
và Tân-tây-lan đã công nhận vai trò kinh tế thị trường của Việt Nam
·
Nguyễn Hai Hong, “Tại sao Biden phải đón tiếp
To Lam của Vietnam tại Nhà Trắng”, The Diplomat, 11
tháng chín 2024
·
Mạn đàm với tác giả, Hanoi, tháng chạp
2023
·
Laura Zhou, “Liên hệ với Trung-quốc lả ưu
tiên hàng đầu, Chủ tịch việt-nam To Lam tuyên bố với phóng viên Bắc-kinh”
, South China Morning Post , 18 tháng chín 2024
·
Alexandre Antonio, “ Chương trình của Bắc-kinh
để kỹ nghệ hóa vũ khí toàn cầu”, Đại hội nghị, 6 tháng năm 2023
·
Benoit de Tréglodé , “Việt Nam, một bước ngoặc
an toàn cho giới lãnh đạo mới”, Viện Montaigne, 7 tháng tư 2021
No comments:
Post a Comment