Vụ Nga bắn tên lửa vào khu trung tâm mua sắm ở Kremenchuk
Đăng trong
Tháng Bảy 3, 2022 bởi Blog của 5xu
https://5xublog.wordpress.com/2022/07/03/vu-nga-ban-ten-lua-vao-khu-trung-tam-mua-sam-o-kremenchuk/
Vụ Nga bắn
tên lửa vào khu siêu thị (shopping mall) ở Kremenchuk giữa ban ngày có thể đem
ra soi chiếu từ nhiều góc.
Câu hỏi mở
đầu tiên, trong vụ này, hơn là trong cả chiến dịch, xoay quanh việc Nga dùng
tên lửa Kh-22 để bắn.
Đầu tiên cần
phải nhắc lại là rất nhiều vũ khí và thiết bị quân sự (cũng như dân sự) công
nghệ cao không có gì bí hiểm về nguyên lý hoạt động (cả khoa học lẫn công nghệ),
nhưng để sản xuất ra các thiết bị ấy thì cần rất nhiều kinh nghiệm và bí quyết
công nghệ. Ví dụ như Việt Nam đủ sức làm ra một cái drone trinh sát như con IAI
Searcher của Israel, nhưng chỉ làm được về mặt hình thức (nghiệp dư). Còn để
làm ra một con chuyên nghiệp, có tính năng như con của Israel thì cực kỳ khó.
(Con drone ấy có thể bay cao 6000 mét, bay nhanh hơn 100km/h, bay xa 300 km rồi
bay về, bay liên tục 20 tiếng, có các cảm biến và camera để do thám, có năng lực
phát hiện mục tiêu, đánh dấu mục tiêu bằng laser và gọi tên lửa bắn.)
Hỏa tiễn
Kh-22 của Nga ra đời từ những năm 1960, nó là tên lửa chống hạm, cụ thể là chống
tàu sân bay, nó được phóng từ máy bay chiến đấu (air-to-surface missile). Vì là
bắn mục tiêu khổng lồ (tàu sân bay) nên hỏa tiễn này rất to, đầu đạn có thể lên
tới cả tấn. Nó bay khá xa (600 km) và tốc độ ở pha cuối trước khi cắm vào mục
tiêu (terminal dive) là rất nhanh. Nếu nó phóng từ máy bay chiến đấu ở độ cao
27km, tốc độ pha cuối của nó lên tới Mach 4.6 (nếu qua Mach 5, sẽ là hypersonic).
Nếu phóng từ độ cao 12 km (cao hơn độ cao của máy bay phản lực dân sự một chút)
thì tốc độ pha cuối sẽ là Mach 3.5. Với tốc độ này, kể cả đầu đạn xịt, thì động
năng của nó cũng gây tàn phá kinh khủng.
Tuy nhiên,
hỏa tiễn Kh-22 ra đời từ 1962 nên nó chưa có dẫn đường vệ tinh GPS (của Nga là
GLONASS), chưa có hệ thống dẫn đường quán tính (inertial guidance system), và
chưa có radar homing.
Ở trên mặt
đất thì việc định hướng tương đối dễ, ta có thể dùng la bàn nam châm. Nhưng
ngay cả ở trên mặt đất, nếu di chuyển cực nhanh và chuyển hướng liên tục thì la
bàn cũng phải là loại tinh xảo mới liên tục định hướng chính xác. (Về mặt sản
xuất thiết bị, làm ra bất cứ thiết bị gì nhanh nhạy và chính xác đều rất khó,
dù chỉ là đồng hồ đeo tay.)
Ở những
nơi mà từ trường trái đất không còn tác dụng với la bàn như tàu không gian, vật
thể chuyển động nhanh và lắt léo trên cao (hỏa tiễn), hoặc ngầm dưới đại dương,
hoặc vẫn ở trên mặt đất mà bị bao bọc bởi vỏ bọc thép, người ta định hướng bằng
con quay hồi chuyển (còn gọi là la bàn con quay/Gyrocompass). Con quay hồi chuyển
là một con quay đồng xu, nhờ bảo toàn mô men động lượng (angular momentum), mà
trục quay luôn hướng về một hướng. Tên của nó, gyroscope, có gốc Hy Lạp
gyro-skopos, γῦρος gûros có nghĩa là vòng tròn –
σκοπέω skopéō nghĩa là nhìn (về một hướng).
Hình : https://5xublog.files.wordpress.com/2022/07/3d_gyroscope.png?w=408
Các hỏa tiễn
hiện đại đều sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (inertial guidance system/hoặc
inertial navigation system: INS). Về nguyên lý rất đơn giản. Nó có “hồi chuyển
kế/máy đo hồi chuyển (gyrometer). Máy đo này gồm có ba con quay hồi chuyển để
xác định ba trục tọa độ (trước-sau, trên-dưới, trái-phải) để liên tục theo dõi
hướng bay của hỏa tiễn (mọi thay đổi hướng bay đều được ghi lại). Nó có một gia
tốc kế (accelerometer) để liên tục theo dõi sự thay đổi của vận tốc (gia tốc,
nghĩa là thêm/bớt tốc độ, nó cũng là gia tốc mà ta quen thuộc với định luật
Newton) và một bộ vi xử lý để dựa vào các data thu nhận từ các con quay hồi
chuyển và gia tốc kế, dựa vào dữ liệu ban đầu (tọa độ gốc, tốc độ phóng ban đầu)
để tính toán và cập nhật đường bay, và chỉ dẫn hỏa tiễn bay tiếp. Ngoài ra nó
còn có khí áp kế đo cao độ (barometric altimeter), từ kế để đo từ trường
(magnetometer), và vận tốc kế đo vận tốc.
Ngày nay
các máy đo (có đuôi là chữ kế/meter) đều được thay thế bằng các sensor điện tử
hoặc quang điện/laser hết. Sensor tốc độ, sensor gia tốc, sensor hồi chuyển,
sensor từ trường. Tất cả lại được đóng gói thành các device khác nhau để lắp
vào các thiết bị khác nhau, từ máy bay đến smartphone, rồi con robot lau nhà.
Khi ta cầm điện thoại lên nghe/ hoặc quay ngang máy mà màn hình tắt đi hoặc
xoay theo, đó là nhờ sensor hồi chuyển và sensor gia tốc. Iphone có lẽ là tốt
nhất ở phần tinh xảo này.
Nga cũng
có hệ thống dẫn đường tuyến tính, chỉ khác Mỹ ở chỗ hệ thống này có độ chính
xác đến cỡ nào, nhanh và nhạy đến cỡ nào, nhỏ gọn đến cỡ nào, và tiêu hao năng
lượng ít cỡ nào. Tương tự vậy Nga cũng có GLONASS như GPS của Mỹ, chỉ khác nhau
ở độ nhạy và độ chính xác (nhất là với chuyển động tốc độ cao và lắt léo), cũng
như con chip gắn trên thiết bị nó xử lý tín hiệu GPS/GLONASS tốt đến đâu.
Hệ thống dẫn
đường quán tính INS hơn hệ dẫn đường vệ tinh GPS ở chỗ nó hoàn toàn độc lập, bắn
xong là quên nó đi, nó không cần kết nối với trạm gốc (base station), không cần
kết nối vệ tinh. Nó kém GPS ở tính theo dõi thời gian thực. Nhưng GPS lại phụ
thuộc vào việc hỏa tiễn phải liên tục kết nối với bốn vệ tinh cùng lúc. Do vậy
hỏa tiễn hiện đại dùng INS kết hợp với GPS. Riêng pha cuối, trước khi lao vào mục
tiêu, nó dùng thêm radar homing. Đây là radar chỉ bật lên ở phase cuối để tìm mục
tiêu và lái tên lửa đâm vào. Radar homing đầu tiên chính là hệ thống cảm biến từ
trường trái đất có bẩm sinh ở con bồ câu đưa thư. Người ta mang bồ câu đi xa
(ra mặt trận, đi buôn đường dài) rồi buộc thư vào chân và thả nó bay về. Nó có
thể bay về nhà cách xa cả ngàn km.
Hỏa tiễn
Kh-22 ra đời sớm (1962) nên hệ thống tự lái (autopilot) của nó dựa vào con quay
hồi chuyển và máy đo cao độ dùng sóng radio. Tức là độ chính xác của nó khá là
kém, nhất là khi nó phải bay một quãng đường rất xa (hàng trăm km.)
Đến năm
2016 Nga mới thử nghiệm thành công phiên bản mới hơn, là Kh-32. Tên lửa này có
thể phóng từ máy bay ném bom Tu-22M3 ở độ cao tới 40km, và có đầy đủ các hệ thống
dẫn đường quán tính (INS), radar homing. Nó có thể bay xa cả ngàn km với
vận tốc Mach 4.1.
Hình : https://5xublog.files.wordpress.com/2022/07/fww7lgnxwaigo9s.jpg?w=768
Quay lại với
hỏa tiễn Kh-22. Hỏa tiễn này có sức công phá lớn, nhưng độ chính xác lại thấp.
Độ chính xác của bắn pháo hoặc tên lửa được đo bằng vòng xác suất bắn trúng: Circular
Error Probable (CEP). Ví dụ CEP là 100 mét, có nghĩa là bắn vào mục tiêu
100 quả đạn, thì 50 quả rơi vào vòng tròn có tâm là mục tiêu, bán kính 100 mét.
CEP càng lớn thì có nghĩa là càng bắn không chính xác. CEP của hỏa tiễn Kh-22
là 200-300 mét. Tức là bắn hai quả tên lửa, chỉ có một quả trúng mục tiêu, một
quả rơi ra cách đó 200-300 mét.
Sự thực
đúng là như vậy. Một quả tên lửa đã trúng mục tiêu là Nhà máy Cơ khí Kremash;
quả còn lại trúng trung tâm mua sắm Amstor cách đó 300 mét.
Câu hỏi được
đưa ra tiếp ở đây, đó là sao Nga không bắn hỏa tiễn 3M-54 Kalibr (sản xuất lần
đầu năm 1994) có độ chính xác CEP 50. Câu trả lời có thể là hết mất Kalibr.
Câu hỏi tiếp theo, đó là biết Kh-22 bắn kém chính xác vậy, sao không bắn sớm
lên, trước giờ thường dân đi siêu thị?
Câu hỏi
sao không bắn sớm lên, có thể tham khảo câu chuyện về đạn pháo chống tên lửa tầm
gần Phalanx CIWS để bảo vệ chiến hạm. Hệ thống Phalanx CIWS là pháo nhiều nòng,
nòng rất ngắn (chỉ quãng 2 mét) nhưng bắn cực kỳ nhanh (vãi đạn), hàng ngàn
viên/phút (có 2 block để cover hai phía, một cái bắn 3000 viên/phút, một cái bắn
4500 viên/phút). Nó tạo ra một chùm chi chít đạn có bán kính hơn 1,5km để che
chắn tàu chiến, tên lửa nào lao vào sẽ bị phá hủy. Tất nhiên sẽ chỉ có vài viên
trúng tên lửa, còn thì trượt hết. Nhưng ở biển thì trượt không sao, bay một hồi
sẽ rơi xuống biển. Khi Phalanx CIWS được dùng để bảo vệ mục tiêu trên đất liền,
đạn pháo sẽ phải thay bằng đạn tự hủy, bắn trượt sẽ tự hủy để không rơi xuống
dân thường.
=====================================
XEM
THÊM
Tên
lửa Javelin, đạn đạo, siêu thanh, drone cảm tử, pháo, xe tăng, radar…
Đăng trong
Tháng Ba 21, 2022 bởi Blog của 5xu
Mục lục
Tên lửa Javelin và nguyên lý Tại sao không quân Nga không làm chủ được bầu trời
Ukraine Tên lửa vs Hỏa tiễn (Rocket vs Missile) Trinh sát đường không:
Aerorozvidka Tên lửa siêu bội âm (hypersonic) Kinzhal … Tiếp
tục đọc →
No comments:
Post a Comment