The Economist
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên dịch
19/07/2022
https://nghiencuuquocte.org/2022/07/19/the-gioi-hom-nay-19-07-2022/
Anh đã ban hành cảnh báo “nhiệt độ cực
cao” lần đầu tiên trong lịch sử, với nhiệt độ dự kiến sẽ chạm mức cao kỷ lục
410C vào thứ Hai. Cuối tuần qua, các trận cháy rừng đã tàn phá miền
nam nước Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Bắc Phi, cũng như nhiều khu vực thuộc
Croatia, Hy Lạp, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiệt độ tăng vọt trên 450C ở một
số nơi, làm gia tăng lo ngại về biến đổi khí hậu. Hàng nghìn người đã phải sơ
tán khỏi nhà của mình ở vùng Gironde của Pháp, tỉnh Málaga của Tây Ban Nha, và
một số vùng của Morocco.
Ursula von
der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã gặp Tổng thống Azerbaijan, Ilham
Aliev, để ký một thỏa thuận mới về cung cấp năng lượng. Thỏa thuận cam kết
tăng gấp đôi lượng khí đốt từ Azerbaijan đến EU, trong lúc khối này tìm cách loại
bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hỗ
trợ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo của Azerbaijan và giúp nước này giảm phát
thải khí methane.
Goldman
Sachs báo cáo rằng
thu nhập ròng trong quý II đã giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 2,9
tỷ USD. Doanh thu ngân hàng đầu tư của họ giảm 41% trong bối cảnh giảm sút số vụ
IPO, dù biến động của thị trường chứng khoán đã giúp đẩy doanh thu giao dịch
tăng 32%. Goldman cho biết sẽ làm chậm quá trình tuyển dụng nhân viên mới và có
thể sẽ sa thải những nhân viên làm việc kém hiệu quả, vốn là điều mà họ đã
không làm trong đại dịch.
Ghana chính thức xác nhận nước này có hai
trường hợp nhiễm virus Marburg, một loại bệnh có tính lây lan cao như
Ebola. Đây mới là lần thứ hai bệnh được phát hiện ở Tây Phi. Thông báo
này diễn ra sau khi Tổ chức Y tế Thế giới kiểm tra các mẫu bệnh phẩm từ hai bệnh
nhân tử vong vào cuối tháng 6. Hơn 90 người mà họ đã tiếp xúc đang được theo
dõi bởi các cơ quan y tế.
Euromoney, một công ty tin tức tài chính của
Anh, đã chấp nhận đề xuất mua lại trị giá khoảng 2 tỷ đô la từ hai quỹ đầu tư
tư nhân Astorg và Epiris, một thương vụ tư nhân hiếm hoi trong bối cảnh kinh tế
còn bất định. Nếu được các cổ đông chấp nhận, thương vụ này sẽ chứng kiến cảnh
Euromoney được chia lại làm hai mảng, trong đó Astorg đảm nhận mảng báo cáo
giá, còn Epiris tiếp nhận mảng còn lại.
Cơ quan quản
lý ngân hàng của Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng cho vay cấp tín dụng
cho một số công ty bất động sản nhất định, để họ có thể hoàn thiện các
khu nhà ở chưa hoàn thành. Ngày càng có nhiều người mua nhà trên khắp Trung Quốc
ngừng thanh toán các khoản thế chấp đối với các dự án chưa hoàn thành và bị
đình trệ, có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng sa sút của lĩnh vực bất động
sản. Các ngân hàng cũng đã được yêu cầu hỗ trợ hoạt động mua bán và sáp nhập
các công ty bất động sản để giúp ổn định thị trường.
Có ít nhất
20 người chết và 30 người khác mất tích sau khi một chiếc thuyền bị lật
trên sông Indus ở Pakistan. Chiếc thuyền chở hơn 100 người này đang trên
đường đi dự đám cưới. Hành khách trên thuyền chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Theo
các quan chức, cho đến nay, thợ lặn đã giải cứu được hơn 90 hành khách.
TIÊU ĐIỂM
Cái nóng chết người ở Châu Âu
Vào thứ Ba
này, nhiệt độ ở một số vùng của Anh có thể đạt mức kỷ lục 400C. Tình
hình còn tồi tệ hơn ở nhiều khu vực khác của châu Âu, nơi một đợt nắng nóng gay
gắt đã gây ra những đám cháy rừng lớn ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Các
khu vực miền Trung và miền Nam của Mỹ cũng đang phải chịu đựng một mùa hè vô
cùng nóng nực. Tuần trước, các thành phố ở miền đông và miền nam Trung Quốc
cũng chứng kiến nhiệt độ tăng cao bất thường.
Các đợt nắng
nóng đang trở nên thường xuyên hơn, và tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu. Chúng
cũng có nhiều khả năng xảy ra đồng thời ở nhiều quốc gia. Điều này có thể là do
mọi nơi đều đang nóng lên: mỗi mức tăng rất nhỏ của sự ấm lên toàn cầu đều khiến
tình trạng nhiệt độ tăng đột biến trở nên cực đoan hơn. Hoặc có thể là do biến
đổi khí hậu đang làm thay đổi dòng tia (jet steam) – cái tên được đặt cho các
luồng không khí xuyên qua tầng cao của bầu khí quyển – bất chấp mối liên hệ
chưa rõ ràng giữa chúng. Dù thế nào đi chăng nữa, ngày càng có nhiều người đang
phải vật lộn với nhiệt độ cao mà không được chuẩn bị trước. Hàng ngàn người sẽ
chết.
Putin và Erdogan gặp nhau ở Iran
Tổng thống
hai nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có mặt tại Iran vào thứ Ba để thảo luận về cuộc chiến
ở Syria. Cả ba quốc gia đều tham gia vào cuộc xung đột này và đều muốn nó kết
thúc. Vladimir Putin của Nga và Ebrahim Raisi của Iran, những người ủng hộ
chính phủ Syria, sẽ là chỗ dựa vững chắc cho nhau. Vai trò của Recep Tayyip
Erdogan, nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ, có phần phức tạp hơn: Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lực
lượng đối lập ở Syria, dù họ thường tìm kiếm sự đồng ý của Nga để tiến hành các
cuộc tấn công vũ trang chống lại lực lượng nổi dậy người Kurd ở miền bắc của đất
nước. Erdogan hiện đang lên kế hoạch cho một chiến dịch kiểu như vậy, nhưng lần
này Nga và Iran muốn ông dừng lại.
Các nhà
lãnh đạo cũng có thể thảo luận về Ukraine, nơi mối quan hệ của họ cũng rối ren
không kém. Thổ Nhĩ Kỳ đã bán máy bay không người lái cho Ukraine, trong khi
Iran được cho là có kế hoạch hỗ trợ vũ trang cho Nga. Erdogan hy vọng sẽ giúp
ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu bằng cách tạo ra một hành
lang hải quân an toàn cho việc xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, khi mà người Nga
đã phong tỏa các cảng của Ukraine. Tại Tehran, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ
thuyết phục được Putin đồng ý với một thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với bộ ba căng
thẳng này, điều đó sẽ không dễ dàng.
Các thách thức tại Diễn đàn An ninh Aspen
Giới tinh
hoa chính sách an ninh và đối ngoại của Mỹ sẽ tụ họp tại Colorado vào thứ Ba để
tham dự Diễn đàn An ninh Aspen, một cuộc thảo luận kéo dài bốn ngày về tình trạng
ảm đạm của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Danh sách những người tham dự
bao gồm Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Joe Biden, và William Burns,
người đứng đầu CIA. Nhiều điều đã thay đổi kể từ cuộc họp trực tuyến của họ vào
năm ngoái, khi Taliban chưa cai trị Afghanistan, Nga chưa xâm lược Ukraine, và
lạm phát chưa tăng vọt.
Những
thách thức mới này đặt ra nhiều câu hỏi, nhưng chẳng có câu trả lời rõ ràng. Mỹ
có thể giúp đẩy lui cuộc xâm lược của Nga hay không? Liệu nước này có thể chống
lại Trung Quốc ở châu Á? Liệu nền kinh tế Mỹ có thể phát triển trong bối cảnh
chiến tranh, covid, giá năng lượng tăng vọt? Liệu nước Mỹ có thể hồi sinh nền
dân chủ của chính mình khi trong nước còn phân cực? Đánh bại Nga có thể mang lại
sự tự tin mới. Nhưng một cuộc chiến kéo dài đang là viễn cảnh chực chờ ở
Ukraine, và sau cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11, Quốc hội Mỹ có thể sẽ chán việc
phải cung cấp vũ khí và viện trợ trị giá hàng chục tỷ đô la. Các chuyên gia
Aspen đang phải đương đầu với những thách thức cực kỳ khó khăn.
No comments:
Post a Comment